Bạn dự định gì cho dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này ?
Bạn đã quá nhàm chán với những khu nghỉ mát và vui chơi giải trí ? Bạn đang muốn tận hưởng một chuyến đi thú vị hơn cho kỳ nghỉ lễ của mình? Hãy thử một lần đến với không gian yên bình, thanh tịnh của những địa điểm du lịch tâm linh, để tâm hồn trở nên khoáng đạt và thư giãn. Du lịch tâm linh đang là một điểm đến vô cùng mới mẻ, hứa hẹn không chỉ góp phần giúp du khách thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thiên nhiên; mà còn giúp con người ta sống “chậm” hơn sau những tháng ngày làm việc mệt mỏi của cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, Đồ Đồng Quang Hà xin gợi ý tới gia chủ những địa điểm du lịch tâm linh “đáng” đi nhất trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này !
Du lịch tâm linh là gì?
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch mới nhưng có xu hướng phát triển mạnh những năm gần đây. Vậy du lịch tâm linh là gì?
Phó Tổng Thư Ký Tổ chức Du lịch thế giới Zoltan Somogyi cho rằng: du lịch tâm linh là sự trao đổi văn hóa giữa các vùng miền, các dân tộc, các quốc gia.
Tep Vong, Đức Tăng thống Phật giáo Campuchia lại lý giải: du lịch tâm linh giúp chúng ta tháo gỡ được cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết.
Du lịch tâm linh tại Tràng An
Tựu chung lại, du lịch tâm linh là du lịch văn hóa tâm linh, lấy yếu tố tâm linh để đáp ứng nhu cầu của con người thông qua các giá trị văn hóa phi vật thể về tín ngưỡng, tôn giáo, yếu tố tâm linh phong thủy.
Khác với các loại du lịch khác, du lịch tâm linh mang đến cho con người những cảm xúc thiêng liêng và giá trị tinh thần: sự an nhiên, lạc quan, vui vẻ.
Hiểu được du lịch tâm linh là gì, gia chủ sẽ dễ thấy vì sao những vùng đất linh thiêng, khu thờ tự lâu đời, các địa danh lịch sử như: chùa chiền, đình miếu, đền thờ, lăng tẩm,… lại thu hút du khách đến vậy.
Những không gian thờ cúng đó không chỉ thu hút du khách tham quan mà còn nhiều Phật tử đến dâng hương, cúng tiến các phụ kiện đồ thờ cúng, đèn nến, chuông đồng,…
Ý nghĩa của du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh mang nhiều giá trị sâu sắc
Mặc dù là loại hình du lịch mới nhưng ý nghĩa của du lịch tâm linh mang lại nhiều giá trị sâu sắc cho con người
Thứ nhất, trong cuộc sống và công việc, ai cũng mong muốn được vui vẻ, sung túc, bình an, thuận lợi nhưng không phải ai cũng đạt được. Vì vậy, con người thường tìm đến tâm linh với hy vọng buông bỏ được những muộn phiền, lo lắng hàng ngày.
Ý nghĩa của du lịch tâm linh còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, để đất nước, cuộc sống của con người được như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải hy sinh xương máu rất nhiều. Thông qua việc thờ cúng, nén nhang, du lịch tâm linh hướng con cháu nhớ về nguồn cội, tổ tiên của mình.
Một số địa danh còn thờ các anh hùng liệt sĩ, những bậc thánh nhân có công lao to lớn với đất nước. Chính vì vậy, du lịch tâm linh là hình thức đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ, biết ơn tới những người có công với đất nước rất nhiều.
Không những vậy, ý nghĩa của du lịch tâm linh còn giúp giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc và góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam tới cộng đồng, quốc tế.
Du lịch tâm linh giúp quảng bá văn hóa tâm linh của Việt Nam với quốc tế
Ở một khía cạnh nào đó, du lịch tâm linh còn mang lại nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế nước nhà. Có thể nói đây là ngành công nghiệp không khói mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, tăng doanh thu ngành du lịch nói chung và góp phần phát triển đời sống – xã hội cho con người.
Top 5 địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ lỡ
Nói đến du lịch tâm linh, không thể bỏ qua những địa điểm dưới đây:
1. Chùa Hương (Hà Nội)
Cứ mỗi độ xuân về, từ ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, hàng triệu Phật tử cùng du khách bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương – nơi trác tích của Phật Bà Quan Âm tu hành với lòng thành kính dâng lên Người một nén nhang tâm linh.
Lễ hội chua Hương
>> Xem thêm các mẫu tượng Phật Quan Âm được đúc thủ công từ đồng nguyên chất cực tinh xảo.
Lễ hội chùa Hương kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch với một không gian đẹp không chỉ ở cảnh sắc mà còn ở nét văn hóa tín ngưỡng đạo Phật, thờ tượng Phật Bà Quan Âm và các vị Phật khác của người dân Việt Nam. Quy tụ nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, chùa Hương trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho du khách tâm linh những cảm xúc không nơi nào có được.
2. Chùa Đồng, Yên Tử (Quảng Ninh)
Chùa Đồng, Yên Tử được xây dựng từ thời Hậu Lê do bà phi của chúa Trịnh phát tâm công đức. Mặc dù bị tàn phá nhiều năm, ngôi chùa được tu bổ lại như ngày nay. Ngôi chùa có kiến trúc rất đặc sắc: được dựng như một đóa sen khổng lồ, mỗi phiến đá là một cánh hoa sen đang nở rộ, trong đó, các họa tiết hoa văn trang trí mang dấu ấn thời Trần.
Chùa Đồng và Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
>> Xem chi tiết mẫu tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng mạ vàng 24k để trưng bày, thờ tự tại gia rất phù hợp.
Kiến trúc của chùa bao gồm chùa, tượng Phật, chuông đồng đều được đúc bằng đồng nguyên chất. Các bức tượng Phật trong chùa bao gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca, 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm là 3 người sáng lập ra Thiền Viện Trúc Lâm. Trong đó, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông với tư thế ngồi kiết già được chế tác rất đặc sắc, chân thức.
Lễ hội chùa Đồng diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng ( Âm lịch) và 3 ngày đầu năm.
3. Chùa Bái Đính (Ninh Bình)
Tọa lạc trên dải đất thiêng liêng “núi gối đầu sông, mây vờn non đỉnh” của Ninh Bình, chùa Bái Đính là khu du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút hàng triệu du khách tham quan mỗi năm.
Chùa Bái Đính và điện Tam Thế
>> Xem ngay các mẫu tượng Phật A di đà bằng đồng cực đẹp để lựa chọn được mẫu tượng hợp lý nhất.
Ngôi chùa mang lối kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống, với những mẫu tượng Phật tam thế, tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á. Đến đây, du khách vừa được hòa mình vào thiên nhiên rộng mở, trong lành vừa được thư thái tâm hồn khi dâng lên Đức Phật nén nhang bày tỏ lòng thành kính.
4. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế)
Nằm ở tả ngạn sông Hương thơ mộng, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về hướng Tây, chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê giữa một không gian non nước hữu tình.
Chùa Thiên Mụ
>> Mời gia chủ xem qua mẫu tháp Vân Xương bằng đồng mang giá trị phong thủy tốt cho gia đình.
Nhắc đến chùa Thiên Mụ, không thể không nhắc tới tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng và thờ tượng Phật bên trong mỗi tầng tháp. Bên cạnh đó, còn có những công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng cổ và các cổ vật quý giá về mặt lịch sử và nghệ thuật: tượng Phật Di Lặc, hoành phi câu đối, bộ đỉnh đồng,…
Với cảnh sắc núi non thơ mộng, du khách tới chùa Thiên Mụ sẽ được thư giãn đầu óc và tận hưởng những nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế.
5. Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
Ngũ Hành Sơn là thắng cảnh nổi tiếng của xứ Quảng cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km vể phí Đông Nam gồm 5 ngọn núi khác nhau: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng biệt về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, hệ thống hang động, chùa chiền bên trong.
Ngũ Hành Sơn
Đến đây, du khách có thể leo núi, khám phá phong cảnh nước non hùng vĩ hoặc trải mình trong làn nước xanh mát của bãi biển cách đó vài trăm mét.
Có thể nói, du lịch tâm linh đang thu hút rất nhiều du khách và những địa điểm tâm linh sẽ là điểm đến tuyệt vời cho du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 này.
=>> Mời quý khách chiêm ngưỡng những mẫu tượng đồng được thờ trong các chùa chiền, đền miếu rất nhiều.
Tags: