F10
Chỉ Định
– Các trường hợp thiếu máu do thiếu
sắt (do cung cấp không đầy đủ hoặc mất chất sắt).
– Bổ sung chất sắt và Acid folic
trong các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu như: Suy dinh dưỡng, giai đoạn hồi
phục sau bệnh nặng, sau khi phẫu thuật. Phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh
(cho con bú hoặc không cho con bú). Mất máu do chấn thương, tai nạn,…
– Các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt (do cung cấp không đầy đủ hoặc mất chất sắt).– Bổ sung chất sắt và Acid folic trong các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu như: Suy dinh dưỡng, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng, sau khi phẫu thuật. Phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh (cho con bú hoặc không cho con bú). Mất máu do chấn thương, tai nạn,…
Đóng gói
Hộp 4 vỉ x 25 Viên bao phim
Thành phần
– Ferrous fumarate………………………………………………………….. 200 mg
(tương đương sắt nguyên tố…………………………………………… 65 mg)
– Acid folic…………………………………………………………………………… 1 mg
– Tá dược………………………………………………………………. vừa đủ 1 viên
(Tinh bột bắp, Povidone, Sodium starch glycolate, Magnesium stearate, Hydroxypropyl methylcellulose, Titanium dioxide, Polyethylen glycol 6000, Talc, màu nâu Brown HT, màu Oxid sắt đen, Ethanol 96%)
Dược lực học
– Ferrous
fumarate là hợp chất sắt hữu cơ có hàm lượng sắt nguyên tố cao. Sắt là một
thành phần thiết yếu của cơ thể – cần thiết cho sự tạo thành hemoglobin và quá
trình oxy hóa của các mô sống.
– Acid folic là yếu tố không thể
thiếu cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường.
Phối hợp sắt với Acid folic có tác dụng
tốt đối với thiếu máu khi mang thai hơn khi dùng một chất đơn độc.
Dược động học
– Bình thường sắt được hấp thu tại tá tràng và phần
đầu của hỗng tràng khoảng 5– 10% lượng uống vào bằng cơ chế vận chuyển tích cực.
Tỷ lệ này có thể tăng đến 20– 30% nếu dự trữ sắt bị thiếu hụt hoặc khi có tình
trạng gia tăng sản xuất hồng cầu. Sắt được vận chuyển trong huyết tương dưới
dạng transferrine đến dịch gian bào, các mô nhất là gan và trữ ở dạng
ferritine. Sắt được thải trừ chủ yếu qua đường tiêu hóa.
– Acid folic hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non, phân
bố đến các mô trong cơ thể, tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung tích cực
trong dịch não tủy. Acid folic được đào thải qua nước tiểu.
Chống chỉ định
– Mẫn cảm với Ferrous fumarate.
– Nhiễm sắc tố sắt.
– Bệnh gan nhiễm sắt.
– Thiếu máu tán huyết.
– Thiếu máu ác tính.
Tác dụng phụ
– Đôi khi có rối loạn tiêu hóa
(buồn nôn, đau bụng trên, táo bón, tiêu chảy).
– Phân có thể có màu đen do thuốc.
Có thể làm giảm thiểu tác dụng phụ bằng
cách uống trong bữa ăn và tăng dần từ liều nhỏ.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không
mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thận trọng
– Người có lượng sắt trong máu bình
thường tránh dùng thuốc kéo dài.
– Ngưng dùng thuốc nếu không dung
nạp.
Tương tác
– Antacid, trà, cà phê, trứng, sữa
làm giảm hấp thu sắt nếu dùng cùng lúc.
– Mekoferrat– B9làm giảm hấp thu penicillamine, tetracycline.
– Mekoferrat– B9 làm
giảm nồng độ các Quinolon trong huyết thanh và nước tiểu.
– Các thuốc tránh thai uống làm
giảm chuyển hóa của folat.
QUÁ LIỀU:
– Triệu chứng quá liều của muối sắt
bao gồm: dấu hiệu kích thích và hoại tử dạ dày – ruột, buồn nôn, nôn, xanh xao,
tiêu chảy, mất nước và tình trạng sốc.
– Chữa trị càng sớm càng tốt bằng
cách tẩy rửa dạ dày bằng dung dịch Natri bicarbonate 1% hoặc sử dụng chất
chelat hóa, đặc hiệu nhất là deferoxamine. Đối với tình trạng sốc, mất nước và
những bất thường kiềm toan được chữa trị theo cách thông thường.
Hạn dùng
2 năm kể từ ngày sản xuất
Bảo quản
Nơi
khô (độ ẩm ≤70%),
nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng
Hướng dẫn sử dụng
Điều
trị thiếu máu do thiếu sắt:
– Người lớn: uống 2 – 3 viên/ngày.
– Trẻ em: uống 1 – 2 viên/ngày.
Bổ
sung chất sắt và Acid folic: uống 1 viên/ngày.
Tiêu chuẩn
TCCS
Gửi email
Email người gửi
Họ tên người nhận
Email người nhận
Thông điệp