Đối với cá koi nằm dưới đáy do ăn quá nhiều hoặc bị táo bón.
Các biểu hiện thường thấy khi cá Koi nằm im dưới đáy
Cá Koi nằm im dưới đáy, uể oải, nghiêng mình, vây bị kẹp là một số triệu chứng thường thấy khi cá Koi bị stress, bị sốc hoặc là các triệu chứng bệnh lý. Cùng chúng tôi phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân và cách điều trị triệt để tình trang này ở trong bài viết dưới đây!
Cá Koi nằm im dưới đáy có nguy hiểm không?
Cá Koi nằm im dưới đáy là tình trạng phổ biến, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân với mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu cá Koi nằm im dưới đáy do bị ăn quá nhiều, bị thương do cọ xát, hoặc táo bón, người nuôi xử lý kịp thời và nhanh chóng trong vòng vài ngày.
Một số trường hợp cá Koi mắc bệnh lý như bệnh ngủ, stress, cá thường mệt mỏi, trông xỉn màu và ảnh hưởng đến mỹ quan của hồ cá. Nhiều trường hợp chuyển nặng không được phát hiện kịp thời, cá sẽ chết dần chết mòn. Tình trạng lây nhiễm chéo giữa là không hiếm gặp, cá chết theo đàn và gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá.
Nguyên nhân và biểu hiện khi cá koi nằm im dưới đáy
Cùng Wiki Thủy Sinh phân tích chi tiết những biểu hiện và nguyên nhân khiến cá Koi nằm im dưới đáy.
Các biểu hiện thường thấy khi cá Koi nằm im dưới đáy
Biểu hiện cá cá koi nằm im dưới đáy bao gồm:
-
Cá
uể oải, nằm nghiêng
hoặc ngửa với vây bị kẹp, thờ ơ.
-
Nhiều con bị nặng sẽ dần
chìm xuống đáy
hồ, cũng có thể phần đầu nặng và chìm xuống còn phần đuôi nổi lên trên.
- Mắt cá Koi trũng xuống
, sưng lên và sắc tố da thay đổi, xuất hiện lớp
nhầy màu trắng
xuất hiện trên mang cá và lan ra toàn cơ thể.
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này cá nằm im sát đáy
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Phổ biến nhất, chúng tôi có thể liệt kê một số lý do sau:
- Cá ăn quá nhiều:
Cá Koi ăn quá nhiều khiến
nặng bụng
, lười bơi hoặc cá bị táo bón, ăn không tiêu và nằm im dưới đáy bể.
- Cá bị sốc nước hoặc do sốc bởi chấn động mạnh:
Những tác động mạnh từ bên ngoài như sự xuất hiện của các
động vật nguy hiểm
như chó, mèo hay sự t
hay đổi môi trường
nước cũng khiến cá Koi sốc, lờ đờ và nằm im ở góc, đáy.
- Cá koi mắc bệnh ngủ:
Tác nhân gây bệnh ngủ ở cá Koi là vi khuẩn
Flavobacterium
và virus CEV, một loại vi khuẩn dạng sợi ký sinh. Chúng thường gây tổn thương ở vùng mang. Khi mắc bệnh, ngoài nằm im dưới đáy, cá còn có những biểu hiện như mắt trũng xuống, sưng sắc tố da thay đổi. Trường hợp trở nặng, cá xuất hiện thêm lớp nhầy màu trắng trên mang và lan ra toàn cơ thể.
- Cá Koi bị Stress:
Nằm im dưới đáy có thể là do Stress, một căn bệnh khá phổ biến trên cá Koi. Nguyên nhân gây bệnh thường đến từ sự thay đổi môi trường sống đột ngột, chất lượng nước không đảm bảo. Stress cũng có thể đến từ việc người nuôi bắt cá bằng vợt khiến cá hoảng loạn.
Cách khắc phục tình trạng cá koi nằm im dưới đáy hiệu quả.
Với những nguyên nhân khác nhau, cách điều trị sẽ khác nhau. Bạn nên theo dõi và phân tích các triệu chứng, tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo những cách điều trị hiệu quả trong từng trường hợp dưới đây:
Cách chữa cá Koi nằm im dưới đáy do bị sốc nước.
Cá nằm im do sốc nước có thể trạng yếu, không thể tự mở miệng ra để hô hấp được. Bạn tiến hành hô hấp nhân tạo cho cá bằng cách ặt cá trên sủi oxy, một tay cố định cá, dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ vào 2 bên bụng cá phía sau vây bơi đồng thời dùng ngón cái và ngón trỏ để bóp nhẹ để miệng cá mở ra.
Sau 10 lần liên tiếp thì nghỉ 2s, duy trì đến khi cá giữ được thăng bằng và hô hấp khỏe lại. Quá trình để cá coi có thể hồi phục lại từ 30 – 60 phút nên người nuôi phải thực sự kiên nhẫn hô hấp nhân tạo cho cá đến khi cá có dấu hiệu cải thiện.
Đối với cá koi nằm dưới đáy do ăn quá nhiều hoặc bị táo bón.
Đối với cá koi nằm im dưới đáy do ăn quá nhiều hoặc bị táo bón, bạn tạm thời ngừng cho cá ăn, mát xa bụng cá bằng cách xoa nhẹ phần bụng cá. Đồng thời, nên sục mạnh khí oxy để cho cá có thể tự tiêu hóa, thải phân và khỏe mạnh trở lại. Bạn cũng có thể cho cá ăn kèm thuốc tiêu hóa để hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Lưu ý, người nuôi không nên lạm dụng biện pháp mát xa cho cá, sẽ không tốt cho sức khỏe và khiến cá trở nên yếu ớt. Xét về lâu về dài thì việc cho ăn đúng cách với đúng liều lượng sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng tránh việc cá ăn quá no, tăng cường miễn dịch để cá phát triển khỏe .
Đối với cá koi nằm im dưới đáy hồ do mắc bệnh ngủ.
Bệnh ngủ ở Cá Koi là căn bệnh khá nguy hiểm, không chỉ gây nên hiện tượng mệt mỏi nằm đáy, cá Koi còn bị cản trở việc trao đổi Oxy. Nếu không trao đổi kịp thời, tỷ lệ tử vong ở cá có thể lên tới 80%.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong bể:
Virus gây bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ
15-23oC
. Vì vậy điều chỉnh nhiệt độ ở hồ cá sẽ làm ức chế hoạt động các virus này. Tuy nhiên, Nếu thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, cá sẽ bị sốc nhiệt. Đặc biệt, cá Koi dễ bị chết nếu như nhiệt độ giảm xuống quá lạnh.
- Đảm bảo máy lọc nước hồ cá koi hoạt động tốt:
Để làm sạch nước trong hồ hiệu quả. Lưu ý chọn thiết bị có công suất phù hợp với thể tích hồ/ bể cá cho hiệu quả làm sạch tốt nhất.
- Sử dụng thuốc kháng sinh cho Koi:
Virus xâm nhập nhanh chóng nếu như thân cá có các vết thương, vết loét. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh
KanaPlex
trộn vào thức ăn và cho cá ăn 1 lần/ngày.
- Tắm muối:
Nồng độ muối thích hợp để tắm cá là
0.5 – 2.9%
. Người nuôi duy trì tắm cá trong vòng 4 ngày liên tiếp để tăng cường sức đề kháng và hạn chế mặc rủi ro bệnh ngủ ở cá.
Xử lý cá nằm đáy do bị stress.
Sau khi phát hiện cá Koi nằm đáy do bị stress, bạn cần chữa trị cho cá bằng cách sau:
-
Thay nước từng phần từ
20 – 30%
mới cho bể/ao nuôi và bổ sung thêm lượng muối từ 1-3% cho đến khi nước trong hồ sạch.
- Sục mạnh khí Oxy
để cung cấp Oxy cho hồ, đồng thời khởi động và duy trì lọc nước hàng ngày.
- Ngừng cho cá ăn
để giảm thiểu sự ô nhiễm nước do thức ăn .
- Hạn chế ánh nắng trực tiếp
chiếu xuống hồ, đặc biệt vào mùa hè, khi ánh sáng mạnh và gay gắt. Vào mùa đông, người nuôi cần chú ý tăng nhiệt độ từ
2-3 độ
để cá được giữ ấm kể cả trong thời tiết lạnh.
-
Trường hợp cá bệnh nặng, người nuôi
cần tách cá ra bể riêng
, tránh lây nhiễm và ảnh hưởng tới các cá thể khác trong bàn
.
Cách phòng tránh bệnh cá Koi khép vây, nằm đáy.
Hầu như các mắc bệnh nằm im dưới đáy đến từ môi trường sống không được đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm, cách chăm sóc không hợp lý hoặc cá Koi có nhiễm mầm bệnh ngay từ trước. Để chủ động phòng ngừa bệnh lý này, người chơi phải thực hiện những điều sau:
- Đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá, bao gồm:
-
- Độ pH: 7-7.5
- Ngưỡng pH: 4-9
-
Nhiệt độ
20-27 độ C
-
Hàm lượng Oxy tối thiểu:
2,5mg/L
. Chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển gây thiếu hụt lượng Oxy để cá hô hấp. Bạn hãy bổ sung cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxy cho cá.
-
Lượng muối từ
0,5-1%
-
Tiến hành thay nước trong hồ từng phần
20-30% t
hường xuyên, vệ sinh hồ cá sạch sẽ.
- Đảm bảo mật độ cá phù hợp:
Cá koi trong hồ có mặt độ quá dày dẫn tới tình trạng thiếu hụt Oxy cho cá. Cá Koi size 15cm có thể nuôi được 20 con với hồ 10m2 bạn, với cá mini size 10cm có thể nuôi 30 – 35 con. Trong khi đó, size 40 – 45cm, với thể tích hồ koi 10m3, bạn chỉ nên nuôi với mật độ 6 – 7 con mà thôi.
- Cách ly cá Koi giống trước khi thả vào bể:
Cách ly và khử khuẩn cá giống mới trong ít nhất
14 ngày
để đảm bảo cá khoẻ mạnh, không có mầm mống bệnh trước khi thả vào hồ. Nếu muốn thả ngay, người nuôi phải sát khuẩn cá Koi với nước muối, thuốc tím để khử sạch vi khuẩn, virus có hại.
- Cho cá ăn vừa đủ:
Không bị ăn quá no, quá
3 lần/ngày.
Cho quá nhiều thức ăn còn ảnh hưởng xấu đến sự ô nhiễm nước.
- Không bắt cá bằng vợt:
Đừng bao giờ bắt cá bằng vợt mà nhẹ nhàng dồn vào góc bể và đưa nhẹ nhàng lên trên bề mặt. Bạn cũng có thể dùng lưới đánh cá nếu hồ quá rộng để dễ dàng dồn cá về một góc.
- Ngăn chặn nguy hiểm từ môi trường bên ngoài:
Người nuôi sử dụng
hàng rào
hoặc phủ lưới lên bề mặt để tránh chó mèo, chim đến gần và làm hại cá.
Những lưu ý quan trọng khi xử lý cá koi nằm im dưới đáy.
Khi điều trị cá Koi nằm im dưới đáy, người chơi cần để ý những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Điều trị cá Koi nằm im dưới đáy cần sự kiên trì:
Các phương pháp điều trị các cần thời gian để cá có thể hồi phục. Do đó, đừng quá nóng lòng nếu như tình trạng cá chưa cải thiện sau 1 -2 ngày. Cá cần thời gian để tự phục hồi, do đó, bạn cũng cần kiên nhẫn để chờ đợi kết quả.
- Các triệu chứng ban đầu của cá Koi khó phân biệt:
Điều này đòi hỏi người chơi
quan sát kỹ lưỡng
và theo dõi tình hình sức khỏe cá hàng ngày. Bạn cũng nên nhớ trang bị cho mình những kiến thức nhất định về các dấu hiệu bệnh lý để nhanh chóng phát hiện và xử lý từ khi có những dấu hiệu nhỏ nhất.
- Xác định rõ nguyên nhân trước khi điều trị bệnh cho cá:
Cá nhiễm bệnh có thể do bệnh lý hoặc các tác nhân vật lý khác. Cách điều trị của từng loại tác nhân gây bệnh đã được chúng tôi trình bày kỹ lưỡng ở trên. Chữa đúng bệnh sẽ giúp người chơi tiết kiệm được thời gian, công sức và giúp cá khỏe mạnh nhanh hơn.
>> Xem thêm: Cách điều trị cá Koi bị đỏ mình triệt để nhất
Trên đây là tổng hợp cách điều trị bệnh cá koi nằm im dưới đáy chi tiết và hiệu quả nhất. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn chăm sóc tốt đàn cá cảnh Koi của mình. Theo dõi chúng tôi để có những nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng cá cảnh sinh trưởng và phát triển tốt bạn nhé.