Ngành Thiết kế Thời trang –

Mã ngành: 7210404

Thời gian đào tạo: 4 năm

Văn bằng: Cử nhân Thiết kế Thời trang

Tổ hợp môn: Môn Vẽ năng khiếu nhân đôi

  • H03: Toán – Khoa học Tự nhiên – Vẽ
  • H04: Toán – Tiếng Anh – Vẽ
  • H05: Văn – Khoa học Xã hội – Vẽ
  • H06: Văn – Anh – Vẽ

Bạn có bao giờ hâm mộ một ngôi sao nổi tiếng nào đó chỉ vì phong cách thời trang của họ, hay mãi ngắm nhìn một ai đó trên phố chỉ vì bộ quần áo họ đang mặc vô cùng đẹp mắt và thời trang. Bạn có năng khiếu vẽ và yêu thích màu sắc, bạn muốn Mix & Match những thứ tưởng chừng không liên quan với nhau lại thành một và khoác vào mình. Nếu vậy, ngành Thiết kế Thời trang chính là sự lựa chọn hàng đầu cho công việc sau này của bạn.

Ngành Thiết kế Thời trang có gì thú vị?

Những năm gần đây, ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Các nhà thiết kế trong nước bắt đầu hành trình tiến ra thế giới và ngày càng được đón nhận, các nhà thiết kế nước ngoài cũng đã tìm đến Việt Nam để giới thiệu những sản phẩm của họ. Sự kiện Vietnam International Fashion Week được xem là sàn diễn thời trang đẳng cấp quốc tế diễn ra 2 lần trong năm thu hút rất đông giới mộ điệu trong và ngoài nước. Cuộc thi Nhà Thiết kế Thời trang Việt Nam – Project Runway Vietnam là nơi phát hiện nhiều tài năng thiết kế của Việt Nam.

 

Thời trang là ngành không bao giờ lỗi thời, nhưng đôi khi chính người thiết kế sẽ bị lỗi thời nếu không biết cập nhật xu hướng và sở thích của người mặc. Vì thế, tìm tòi và đi đầu xu hướng là việc cần làm của một nhà thiết kế thời trang.

Tố chất phù hợp với ngành Thiết kế Thời trang

Nếu bạn có những tố chất sau đây thì bạn có thể trở thành một nhà thiết kế thời trang trong tương lai:

  • Đam mê nghiêm túc: Sáng tạo không hề dễ dàng, chỉ có lòng đam mê thực sự với thời trang, bạn mới vượt qua những thách thức khắc nghiệt của ngành nghề đầy tính cạnh tranh này.
  • Sáng tạo và tính thẩm mỹ: Đây cũng là yếu tố tiên quyết để bạn có được những sản phẩm “riêng và duy nhất” của mình.
  • Kỹ năng nghiên cứu tìm tòi: Học hỏi, tìm tòi những “vẻ đẹp mới” là cách để bạn theo đuổi nghề “dài hơi”, nâng cao khả năng, uy tín của bản thân trong nghề nghiệp.
  • Giao tiếp tốt: Đây là yếu tố phụ nhưng đóng góp khá quan trọng cho thành công của một người sống trong ngành ngành thời trang; nếu bạn năng động, giao tiếp tốt bạn sẽ làm việc dễ dàng hơn với người mẫu và các bộ phận khác nhau trong một “quy trình làm việc” của ngành thời trang, vốn liên đới rất nhiều khâu: thiết kế, xưởng may, người mẫu, quản lý mẫu, stylist, make-up…

Học ngành Thiết kế Thời trang ở đâu?

Tại khu vực phía Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ngành Thiết kế Thời trang bậc đại học hệ chính quy hiện được đào tạo tại một số trường: Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM, Trường Đại học Mỹ thuật Tp. HCM, Trường Đại học Văn Lang, …

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN THIẾT KẾ THỜI TRANG VĂN LANG

Tại Văn Lang, những nhà thiết kế thời trang tương lai sẽ là người tạo ra được những thiết kế đẹp mắt và mang tính ứng dụng cao. Không chỉ đơn thuần là những bản vẽ trên giấy, sinh viên còn phải thực hiện được một thiết kế từ khâu ý tưởng cho đến khi thành hình và mặc trên người.

Điểm nổi bật của ngành Thiết kế Thời trang tại Trường Đại học Văn Lang

  • Định hướng thực hành: Sinh viên chuyển đổi thiết kế từ ý tưởng thành sản phẩm hoàn thiện trong xưởng thực hành có máy may chuyên dụng, hệ thống ủi hấp, mannequin 2D, 3D, máy khắc laser…
  • Chương trình đặc trưng của Văn Lang là Fashion Show 11 A.M (tổ chức 1 lần/ 1 học kỳ), nơi sinh viên tự nghiên cứu, thể hiện kỹ thuật tạo rập và tổ chức trình diễn, giới thiệu sản phẩm trên sàn catwalk chuyên nghiệp.
  • Rèn luyện kỹ năng chụp ảnh, trang điểm…

Chương trình học ngành Thiết kế Thời trang đào tạo những gì?

  • Kiến thức cơ bản: Kiến thức về thẩm mỹ, nghệ thuật, Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và thế giới, lịch sử thời trang, Nhân trắc học, Kỹ thuật cắt may, Trang trí cơ sở, Cơ sở tạo hình mỹ thuật…
  • Kiến thức cơ sở ngành: (1) Kiến thức cơ bản về các phương tiện tạo hình, màu sắc, các nguyên lý trong tạo hình (2) kiến thức về các yếu tố, quy trình liên quan đến lĩnh vực dệt may và thiết kế thời trang; (3) kiến thức của các lĩnh vực liên quan đến Thời trang.
  • Kiến thức chuyên ngành: (1) Kỹ thuật thiết kế rập, kỹ thuật may, vải và nguyên phụ liệu trong thiết kế thời trang, lĩnh vực trang điểm, nhiếp ảnh, phụ trang (2) kiến thức về các chủng loại trang phục, các phong cách thời trang, xu hướng thời trang, thời trang ứng dụng và thời trang trình diễn (3) các kiến thức về quản lý và kinh doanh sản phẩm thời trang, quy trình sản xuất sản phẩm thời trang, hệ thống sản xuất công nghiệp.

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây

Hoạt động phong trào của sinh viên ngành Thiết kế Thời trang tại Văn Lang

“Đặc sản” của sinh viên thời trang chưa bao giờ gây thất vọng, đó chính là những buổi Fashion Show 11 A.M (tổ chức 1 lần/ 1 học kỳ), nơi sinh viên tự nghiên cứu, thể hiện kỹ thuật tạo rập và tổ chức trình diễn, giới thiệu sản phẩm trên sàn catwalk chuyên nghiệp.

Học kỳ 1 mỗi năm, Khoa sẽ tổ chức chương trình truyền thống với tên gọi “ Hoà Sắc”. Đây là một trong những chương trình lớn và đầu tư bậc nhất ở Văn Lang, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ bạn bè các Khoa khác.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Thiết kế Thời trang?

Là ngành hẹp nhưng Thời trang là tổng hòa của rất nhiều vị trí nghề nghiệp đa dạng. Bạn có thể trở thành:

  • Nhà Thiết kế thời trang
  • Nhân viên thiết kế/ trợ lý thiết kế/ nhân viên tư vấn thiết kế thời trang
  • Tư vấn phong cách thời trang (stylist) cho cá nhân, tổ chức
  • Nhiếp ảnh gia/ phóng viên thời trang
  • Tự khởi nghiệp: sản xuất, kinh doanh thời trang
  • Giảng dạy thời trang

Đỉnh cao nghề nghiệp là xây dựng được thương hiệu thời trang và nhà thiết kế thời trang nổi tiếng trên các sàn diễn lớn.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm hiện tại với Cử nhân Thiết kế Thời trang

Kết quả khảo sát cựu sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế Thời trang Văn Lang sau 1 năm tốt nghiệp (khóa 21, tốt nghiệp 2019):

  • 95.00 % sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
  • Số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm có mức thu nhập trên 10 triệu chiếm 45.00 %
  • Số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm có mức thu nhập 8-10 triệu/tháng chiếm 35.00 %;
  • Số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm có mức thu nhập từ 6-8 triệu chiếm 10.00 %.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Thiết kế Thời trang tại Văn Lang?

Điểm Vẽ cao là một lợi thế khi xét tuyển vào ngành Thiết kế Thời trang (điểm thi Vẽ nhân đôi). Các bạn muốn xét tuyển vào ngành Thiết kế Đồ họa có thể tham khảo điểm trúng tuyển năm 2019, 2020 tại đây:

    • Xét theo điểm thi THPT quốc gia (thang điểm 30): 19 điểm (2019), 16 điểm (2020).
    • Xét điểm học bạ THPT (thang điểm 40): 24 điểm (2019), 24 điểm (2020), 24 điểm (đợt 2/2021).

KHOA MỸ THUẬT VÀ THIẾT KẾ

  • Trưởng Khoa: ThS. Phan Quân Dũng
  • Phó Khoa: TS. Nguyễn Đắc Thái
  • Văn phòng Khoa: Lầu 3 – Tòa nhà A, Cơ sở 3 (69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM)
  • Điện thoại: (028) 7109.9248 – ext: 4080
  • Email: k.mtcn@vanlanguni.edu.vn

Rate this post

Viết một bình luận