Bệnh ở cá La Hán khiến chúng mất đi vẻ đẹp bạn đầu và ảnh hưởng tới sức khỏe trầm trọng. Như chúng ta đều biết, cá La Hán biểu tượng cho cái đẹp bởi màu sắc rực rỡ trên cơ thể. Từ trạng thái màu sắc của cá bạn có thể quan sát được sức khỏe tinh thần và thể chất của cá. Giống cá này được đa dạng bởi rất nhiều màu sắc khác nhau. Vậy làm cách nào có thể nắm bắt được thể trạng cá một cách tốt nhất. Bệnh ở cá La Hán biểu hiện thế nào? Cá La Hán chuyển màu đen nghĩa là sao? Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu nhé.
Bệnh ở cá la Hán bị bạc, xỉn màu
Do thiếu ánh sáng
Việc thiếu ánh sáng trong một thời gian dài sẽ khiến cá bị phai màu, cá La Hán chuyển màu đen. Do đó có thể nói sự ảnh hưởng của ánh sáng tới màu sắc của cá rất quan trọng.
Mỗi ngày chiếu sáng cho cá 8 tiếng liên tục có thể giúp cá lên màu tốt hơn. Trong trường hợp cá bị phai màu nặng. Trong quá trình nuôi dưỡng bình thường thì đảm bảo 4 – 6 giờ ánh sáng. Đáp ứng yêu cầu ánh sáng của cá La Hán.
Do thức ăn
Các sắc tố tự nhiên trong thức ăn của cá là không đủ. Điều này cũng sẽ là giảm màu của cơ thể cá. Cá La Hán chuyển màu đen. Chú ý đó là “sắc tố tự nhiên” chứ không phải là sắc tố tổng hợp. Việc thiếu Astaxanthin có thể làm cho màu sắc cơ thể của cá trở nên tồi tệ hơn.
Vào thời điểm này thức ăn chủ yếu là tôm hoặc thức ăn có hàm lượng Astaxanthin cao để xử lý được chất lượng màu. Việc hồi phục màu sẽ nhanh hơn.
Bác sĩ thú y cảnh báo với tất cả mọi người đừng nên mua thức ăn cho cá màu rẻ tiền có chứa sắc tố tổng hợp nhân tạo. Bạn sẽ thấy màu sắc nhanh, nhưng không có dinh dưỡng. Kéo theo đó là màu sắc cũng mất nhanh hơn. Cá La Hán chuyển màu đen hoặc phai màu dần. Bạn có tham khảo các loại thức ăn cho cá chất lượng tại vietpet.net.
Do bệnh ở cá La Hán
Cá bị bệnh cũng có thể bị phai màu. Trên thực tế bệnh sẽ dẫn tới tình trạng chung cơ thể cá La Hán chuyển màu đen, co lại, mỏng đi. Màu sắc cơ thể giảm, dễ nhiễm bệnh. Vì vậy bệnh phải được điều trị kịp thời.
Do thay dổi chất lượng nước
Việc thay đổi nước làm cho màu cá bị phai, cá La Hán chuyển màu đen. Điều này được gây ra bởi sự biến động của giá trị pH. Nó không chỉ bị phai màu mà hoạt động của cá cũng sẽ giảm. Cá La Hán chuyển màu đe. Do đó, độ pH phải được điều chỉnh sau khi thay nước.
Bệnh ở cá La Hán bị bạc màu là dấu hiệu sắp lên đầu
Màu cơ thể mờ dần cũng là dấu hiệu cá sắp lên châu, lên đầu. Tuy nhiên, trong thời kì cá lên châu cần chú ý đến việc quản lý chất lượng nước. Cân bằng dinh dưỡng và ăn nhiều tôm. Điều này sẽ giúp cá lên màu sắc đỏ, xanh… trở lại.
Cá La Hán chuyển màu đen
Do môi trường tác động
Lý do đầu tiên, con cá vừa mua về nhà có màu đen vì nó nhút nhát và không thích nghi với môi trường mới. Lúc này, cần phải có chất lượng nước tốt và môi trường yên tĩnh để khôi phục cho cá trở lại bình thường.
Thứ hai, cá La Hán rất sợ hãi bóng tối và nhạy cảm. Trong quá trình nuôi dưỡng, không nên đột ngột thay đổi môi trường sống của nó. Ví dụ như thay nước hoặc thay đổi bể cá mới, đột ngột tắt đèn… Các chi tiết nhỏ thường là nguồn gốc của vấn đề, vì vậy người chơi cá cần chú ý hơn.
Thứ ba, lý do có thể do cá bị bệnh. Sự nhiễm trùng bên trong và viêm ruột nghiêm trọng khiến cá sẽ có màu đen và tối. Thứ tư, trong giai đoạn sinh sản, màu sắc cơ thể của cá La Hán cũng có thể có màu đen.
Do gen bẩm sinh
Cá La Hán chuyển màu đen là do các gen bẩm sinh. Mọi người khi mua cá nhất định phải nhìn rõ và kiểm tra chất lượng cá. Tránh những cá con bị bệnh, tật lỗi.
Thứ hai, việc chăm sóc không tốt khiến cá La Hán chuyển màu đen, bị xỉn màu. Để thêm màu sắc cho cá phải tăng cường dinh dưỡng, ánh sáng phù hợp.
Ngoài ra. cần lựa chọn môi trường thích hợp có lợi cho màu cá. Nếu một con cá giống tốt, đầy đủ tiêu chuẩn nhưng không lên được màu, phải xem lại cách chăm sóc của mình, đừng đổ lỗi cho gen của cá không tốt
Cá la Hán bị trầy đầu
Hiện tượng cá La Hán va chạm vào bể nuôi do đang chơi đùa, cũng có khả năng là biểu hiện của việc kí sinh trùng bên ngoài cơ thể. Nếu như thỉnh thoảng mới va chạm vào bể thì có thể không quan tâm. Tuy nhiên việc va vấp nhiều lần liên tiếp thì cần xem xét đến khả năng có kí sinh trùng bên ngoài thân.
Nguyên nhân cá La Hán bị trầy đầu
Những người có kinh nghiệm nuôi cá cảnh đều khuyên các bạn nên dùng bể trống để nuôi cá. Nguyên nhân rất đơn giản. Việc này nhằm giảm bớt gánh nặng của chất lượng nước. Tránh cho việc cá La Hán bị trầy đầu.
Cá La Hán thích chơi trò tha ngậm sỏi. Thỉnh thoảng lúc đang chơi đùa cũng sẽ va đụng vào bể khiến cá La Hán bị trầy đầu. Nhất là lúc cá đang có tinh thần thoải mái.
Lực va chạm với bể không nhỏ. Có một số con cá La Hán trong lúc chơi đùa không cẩn thận khiến đầu bị thương vì va chạm vào bể. Nếu như lúc này chất lượng nước trong bể không tốt, thì có thể dẫn tới một số bệnh ở cá La Hán. Ví dụ như lủng đầu, bệnh nấm…
Do đó đừng để những hòn non bộ tạo cảnh quá lớn vào bên trong bể nuôi. Thậm chí cát sỏi cũng không nên rải quá nhiều ở dưới đáy. Tốt nhất không nên có những vật góc cạnh sắc nhọn. Máy sưởi cho cá nhất định cũng phải thêm vỏ nhựa. Tránh cho cá La Hán bị trầy đầu trong lúc chơi đùa.
Cách chữa trị cho cá La Hán bị trầy đầu
Nếu như trong lúc cá chơi đùa va phải bể khiến cá La Hán bị trầu đầu, có thể rắc một chút thuốc bột Furancillin màu vàng lên vết thương. Sau đó dùng Erythromycin dạng bôi làm kín vết thương.
Hơn nữa phải đảm bảo chất lượng nước tốt. Chủ nuôi cần chăm chỉ thay nước. Như vậy sẽ giúp cho vết thương của cá La Hán bị trầy đầu nhanh lành. Tránh việc nhiễm trùng ngoại thương.
Cá La Hán bị trầy đầu do mắc phải bệnh kí sinh trùng ngoài thân sẽ có biểu hiện liên tục va đụng vào bể. Điều này cần người nuôi phải quan sát tỉ mỉ kĩ lưỡng trong suốt quá trình nuôi.
Nếu như phát hiện cá La Hán bị trầu đầu vì lúc nào cũng va đụng vào bể, vậy thì có khả năng bị nhiễm kí sinh trùng ngoài thân. Chữa trị ngoại kí sinh cần phải kịp thời. Có thể dùng dung dịch sát trùng để tiến hành chữa trị. Mỗi ngày 30 phút cho đến khi bệnh tình có chuyển biến tốt.
Phòng ngừa tai nạn cá La Hán bị trầy đầu
Để tránh phát sinh bệnh kí sinh trùng, phải làm tốt công tác phòng bệnh hàng ngày. Thay nước đúng lượng theo định kỳ. Thức ăn cho cá cần phải xử lý tiệt trùng. Cũng có thể cho cá dùng thuốc sát trùng định kỳ.
Bạn cần phải phòng ngừa việc kí sinh trùng bùng phát trên quy mô lớn. Vì vậy trong quá trình nuôi cá cảnh La Hán, bắt buộc phải nâng cao khả năng miễn dịch cho cá. Ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Cá La Hán bị bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn
Nguyên nhân bệnh ở cá La Hán
Hầu hết các bệnh ở cá cá La Hán đều có nguồn gốc từ đường ruột. Lý do lớp niêm mạc ruột của cá nhạy cảm một cách đặc biệt với các yếu tố stress. Sự tích tụ mầm bệnh quá nhiều trong đường ruột sẽ gây hại đến niêm mạc ruột của cá.
Bệnh ở cá La Hán gây viêm đường ruột do nhiễm khuẩn là do 1 số loại vi khuẩn gây ra. Mà thực tế là có 1 số loại vẫn luôn tồn tại trong ruột và phân cá. Khi cá bị suy giảm hệ miễn dịch vì nhiều nguyên nhân thì chúng chuyển sang tấn công và làm cá bị bệnh. Hoặc cá có thể nhiễm khuẩn qua nguồn thức ăn hay môi trường bị ô nhiễm.
Triệu chứng của bệnh ở cá La Hán
Cá La Hán bỏ ăn, nhút nhát, xuống màu, sình bụng hay hậu môn, phân màu trắng như bông hay kéo dài thành sợi, trên người có nổi những mảng sậm màu hay ửng đỏ giống như bị nấm
Phòng và chữa trị bệnh ở cá La Hán
Dùng Metronidazole với tỷ lệ 500 mg/40 lít. Hòa thuốc vào nước ấm để thuốc tan hoàn toàn trước khi bỏ vào hồ. Cẩn thận không cho quá liều vì có thể làm cá chết. Việc tăng nhiệt độ thường không có tác dụng gì đối với bệnh ở cá La Hán trong trường hợp này.
Bạn cần thay nước thường xuyên và cách ly kịp thời cá có dấu hiệu bệnh ở cá La Há. Hạn chế cho cá ăn những thức ăn có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cá chép, ròng ròng và trùn chỉ.
Bệnh ở cá La Hán gây lồi mắt
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh ở cá La Hán là mắt cá lồi ra ngoài, nghiêm trọng hơn tình trạng cá La Hán bị trầy đầu và cá La Hán chuyển màu đen.
Lúc này mắt cá bị phủ một lớp màng mỏng khiến cho cá không thấy đường bơi hoặc tìm thức ăn, suy yếu dần rồi chết vì kiệt sức. Nguyên nhân do vi khuẩn trong nước bị ô nhiễm gây nên.
Cách chữa bệnh ở cá La Hán nhanh nhất là vớt cá ra ngoài, dùng kem Erythromycin Eye Ointment thoa lên vùng mắt bị lồi ngày 3 lần cho đến khi lành hẳn. Cho 2 ppm dung dịch thuốc tím vào hồ cá để sát khuẩn và điều trị bệnh ở cá La Hán.
4/5 – (4 bình chọn)