Tại sao cá mè lại tanh

Cá mè, các cụ ngày xưa vào mùa hạ thường làm món gỏi ăn… cho mát vì cá mè tính hơi hàn. Cá mè sạch vì chúng chỉ ăn phù du, không ăn tạp như các loại cá khác. Đấy là chuyện xưa, khi ao hồ còn chưa ô nhiễm. Ngày nay, chất thải sinh hoạt, công nghiệp… tống hết cả xuống hồ thì chớ dại xơi món này, nhiễm sán, nhiễm kim loại nặng, nghẻo có ngày. Cá mè thường nấu canh chua (nấu riêu) và luộc là ngon. Khi làm cá, đánh vẩy chặt vây, bỏ ruột, mang, và màng đen, mỡ trong bụng, rửa nước lạnh có pha chút giấm (loại dấm đóng trong chai lavie, 1/4 chai pha với một gáo nước), cắt miếng vừa ăn, để vào rổ cho ráo nước. Cách này vừa hết nhớt, vừa hết tanh. Nấu riêu thì rán vàng, nấu canh chua có thể rán hoặc không. Nếu không rán thì đun nước thật sôi rồi thả cá vào như kiểu thuyền chài thì rất thơm ngon và không tanh. Luộc cũng vậy, cho vào khi nước sôi, đập thêm củ gừng, cá chín thả thì là (ngò rí) để nguyên cây và hành củ cũng để nguyên cây và củ rồi vớt ra đĩa. Món này chú phải tập uống rượu mới hợp khẩu. Chúc bác có bữa cá mè câu được thật ngon.

Nội dung chính

  • 1. Làm bớt tanh bằng ngâm, rửa:
  • 2. Làm bớt tanh bằng bốc hơi và nhiệt độ:
  • 3. Làm bớt tanh bằng gia vị:
  • 4. Làm bớt tanh bằng chất chát (tanin):
  • 5. Làm bớt tanh bằng chất chua (acid):
  • 6. Làm bớt tanh bằng rượu (Rượu Etylic):
  • Cách làm hết mùi tanh của cá mè bằng nước vo gạo
  • Cách khử mùi tanh của cá mè bằng muối và rượu
  • Cách khử mùi tanh ở cá mè dễ dàng với chanh và giấm
  • Mẹo giảm mùi tanh của cá mè với gừng
  • Bí quyết kho cá mè ngon không tanh
  • Bí quyết nấu canh với cá mè ngon không tanh
  • Video liên quan

Cá có mùi tanh là do trong cá có chứa một chất có gốc amin (NH) có mùi vị tanh, điển hình là trimelylamin NH(CH3) là chất có mùi tanh nổi trội nhất. Người ta cũng đã định lượng được trong 100g cá nước ngọt có từ 66-116 mg trimetylamin, còn trong 100g cá biển có từ 250-470mg chất đó (có lẽ vì thế nên chúng ta thường cảm thấy cá biển tanh hơn cá nước ngọt).

Trong một con cá cũng có những bộ phận tanh nhiều, tanh ít khác nhau. Chẳng hạn, chất nhớt ở bề mặt, mỡ, ruột, lớp màng đen ở bụng con cá mè và hoa khế trong đầu con cá trê… là những bộ phận tanh nhiều hơn so với phần thịt cá.

Mặt khác, khi cá đã chết hoặc bị ươn, càng để lâu cá càng tanh hơn vì một số vi khuẩn có khả năng biến các bazơ bay hơi trong cá thành trimetylamin. Mặc dù chưa biết công thức hóa học của chất tanh đó là gì nhưng trong dân gian từ xưa tới nay đã có nhiều cách để khử mùi tanh của cá bằng những cách như sau:

1. Làm bớt tanh bằng ngâm, rửa:

Cá trước khi đem chế biến cần rửa kỹ 2- 3 lần, mổ bỏ ruột cá, đánh vây, bóc màng đen, hoa khế, cắt bỏ vây… Nếu loại cá tanh nhiều có thể ngâm vào nước vo gạo khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại, hoặc rửa bằng nước muối, để ráo nước trước khi đun nấu.

2. Làm bớt tanh bằng bốc hơi và nhiệt độ:

Khi nấu, luộc, rán cá… nước sẽ bốc hơi làm cho các amin tanh cũng bốc hơi theo. Mặt khác, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ (nhất là khi rán cá), một phần các amin tanh bị phân hủy, vì thế khi nấu cá không nên đậy vung để cho mùi tanh bốc hơi được dễ dàng.

3. Làm bớt tanh bằng gia vị:

Mỗi gia vị có những mùi thơm đặc trưng khác nhau như hành, rau răm, thì là, ớt, gừng, riềng, nghệ, ngổ… là những gia vị hay được dùng khi chế biến các món ăn từ cá. Chúng có tác dụng át mùi tanh của cá mà khi chúng ta mổ cá, rửa cá hay rán cá mà vẫn chưa khử hết.

4. Làm bớt tanh bằng chất chát (tanin):

Các thứ lá như lá chè, lá ổi, lá cúc tần, lá găng, nước chè đặc hay chuối xanh thái lát là những thứ thường được dùng để tẩm ướp với các loại cá khi chế biến, tùy theo từng vùng, từng địa phương. Tanin trong các nguyên liệu trên sẽ phản ứng với trimetylamin trong cá làm cho cá bớt tanh.

5. Làm bớt tanh bằng chất chua (acid):

Các amin tanh trong cá là nhóm những chất có chứa bazơ, khi kết hợp với acid hữu cơ có trong các chất chua (giấm, mẻ, khế, dọc, tai chua, sấu…) sẽ tạo thành các muối tương ứng và nước, do vậy cá sẽ bớt tanh hoặc hết mùi tanh.

6. Làm bớt tanh bằng rượu (Rượu Etylic):

Rượu có khả năng hòa tan được các chất amin gây mùi tanh, sau đó dưới tác dụng của nhiệt độ khi đun nấu, rượu sẽ bay hơi làm các chất tanh cũng bay theo. Mặt khác, rượu còn phản ứng với các acid tự do có trong cá tạo thành những este có mùi thơm ngon. Do vậy, nếu tẩm ướp cá với dấm và rượu trước khi đem rán thì càng tốt.

Hoahocngaynay.com

Vì sao cá có mùi tanh? Cùng hoahocthcs tìm hiểu vì sao cá lại có mùi tanh nhé.!

Các bài viết trước:

Vì sao gạo nếp lại dẻo hơn gạo tẻ

Lời chúc Tết tân sửu 2021 – Cả năm con đi làm xa quê, con chẳng có gì ngoài lời chúc.!

Khi chúng ta đi ra chợ mà bắt gặp cửa hàng bán cá thì mùi đầu tiên chúng ta gửi được đó chính là mùi tanh của cá, chưa nói đến việc chúng ta sờ hay chế biến cá, các bộ phận của cá đều có mùi tanh, nhưng sẽ có một số bộ phận sẽ có độ tanh hơn cả, chính vì thế khi bạn chế biến cá, bắt buộc bạn phải bỏ nó ra ngoài, như: Mỡ, ruột, lớp màng đen bên trong, khế, vảy, hay phần chất nhầy,….

Cá có mùi tanh là do trong cá có một hợp chất hóa học với gốc Amin (NH), mà ở đây chính là hợp chất trimetylamin. Cá nước ngọt sẽ ít lượng trimetylamin hơn so với cá nước biển, chính vì thế mà chúng ta gửi thấy cá nước biển sẽ tanh hơn.

Để làm bớt vị tanh của cá khi nấu người ta sẽ ướp hoặc ngâm với gia vị như: tương, ớt, mắc khén, hạt dổi, gừng, xả hoặc là người ta dùng để nấu cho bớt vị tạnh, một số thứ có thể làm cho cá bớt tanh như: ngâm muối, nấu với một số loại quả chua (khế, sấu, dọc, tai chua, cà chua…), mẻ, rượu, bia,….

Nói đên nấu ăn, thì món cá yêu thích của Ad chính là cá sốt cà chua và món cá nướng hạt dổi – mắc khén, còn các bạn có thì sao? có thích ăn cá không ạ? món yêu thích về cá của bạn là món nào? comment bên dưới cho mình và mọi người cùng biết nhé.!

Nguồn: hoahocthcs.com.

Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh? Vì sao cá có mùi tanh?

Các bài viết bạn có thể tham khảo thêm:

Bột nở là gì? Công thức của bột nở và ứng dụng

Tại sao Hàn the là một chất gây hại cho sức khỏe nhưng lại được sử dụng trong thực phẩm?

Bột màu trắng mà các vận động viên hay xoa lên tay trước khi thi đấu?

Lý do tại sao cá lại có mùi tanh đặc trưng như vậy?

add_commenttrả lời share chia sẻ

Các món ăn được chế biến từ cá mè có hương vị ngon và  rất tốt  cho sức khỏe con người như bổ não, nhuận phế và ích tỳ vị. Nhưng nếu bạn chế biến cá mè không đúng cách thì món ăn dễ bị tanh hôi và giảm đi hương vị tuyệt hảo. Hãy cùng chúng tôi học ngay các cách khử mùi tanh của cá mè cực dễ trong bài viết này nhé! 

Cách làm hết mùi tanh của cá mè bằng nước vo gạo

Khi vo gạo nấu cơm bạn khoan bỏ đi phần nước vo gạo vì chúng có rất nhiều công dụng, trong đó phải kể đến đó là khử mùi tanh của cá mè rất hiệu quả. Cá mè sau khi làm sạch, bạn hãy cắt ra từng khúc vừa ăn rồi cho chúng vào ngâm trong nước vo gạo khoảng 10-15 phút. Sau đó, vớt cá ra rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước là được. Cách này không chỉ giúp khử mùi tanh của cá mè mà còn làm tăng hương vị của món ăn và độ mềm ngọt của thịt cá.

Cách khử mùi tanh của cá mè bằng muối và rượu

Sau khi cắt cá mè thành từng khúc, bạn hãy rắc muối lên rồi dùng tay trộn đều sao cho muối phủ đều toàn bộ bề mặt cá. Sau khi chà muối xong, bạn hãy bóc hết màng đen bên trong bụng cá mè nếu không loại bỏ hết thì cá sẽ không hết mùi tanh. Máu của cá mè cũng có mùi tanh rất nồng, vì thể bạn cũng cần phải loại bỏ hết phần tiết còn đọng lại rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tiếp đến, bạn đổ rượu lên trên bề mặt cá và ngâm khoảng 3-4 phút, sau đó rửa sạch lại với nước là hoàn thành bước sơ chế cá mè. Rượu là một nguyên liệu giúp khử mùi tanh của cá rất hiệu quả, vì thế bạn có thể áp dụng cho các loại cá khác để khử mùi tanh nồng khó chịu. 

Cách khử mùi tanh ở cá mè dễ dàng với chanh và giấm

Vị chua của chanh và giấm không chỉ giúp khử mùi tanh của cá mè mà còn làm tăng thêm hương vị cho thịt cá. Bạn chỉ cần dùng dao cắt đôi quả chanh ra rồi vắt nước cốt trực tiếp lên trên thịt cá. Trong thời gian để cá ngấm nước cốt chanh, bạn hãy pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau khoảng 2-3 phút, bạn hãy dùng dung dịch giấm pha loãng thoa đều xung quanh cá. Cách khử mùi tanh của cá mè này không chỉ giúp loại bỏ mùi tanh mà còn cả chất nhầy phía bên ngoài da cá một cách hiệu quả.  

Mẹo giảm mùi tanh của cá mè với gừng

Gừng sau khi mua về, bạn hãy đập dập chúng ra rồi cho vào một thau nước. Sau đó, cho từng khúc cá mè vào ngâm trong nước gừng khoảng 5 phút. Gừng không chỉ khử mùi tanh của cá mè một cách hiệu quả mà còn làm tăng hương vị cho thịt cá khi chế biến. 

Bí quyết kho cá mè ngon không tanh

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cá mè sau khi mua về, bạn hãy sơ chế theo các cách hướng dẫn bên trên rồi ướp cá với hành băm, muối, đường và tiêu xay trong 30 phút.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch rồi để ráo và cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Củ gừng và riềng đem cạo sạch vỏ, cắt lát mỏng.
  • Ớt dùng dao cắt đôi và bỏ hạt.
  • Nấm hương rửa sạch rồi ngâm nước và cắt đôi.
  • Hành lá rửa sạch cắt khúc.

Kho cá mè với riềng

  • Chiên cá mè. Để chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào, khi thấy dầu sôi thì cho cá vào chiên sơ qua. Sau đó, để lại một ít dầu ăn trong chảo cho hành băm vào phi thơm rồi cho tiếp thịt ba chỉ và nấm hương vào xào săn lại, nêm nếm cùng ít bọt ngọt, muối, đường.
  • Bạn xếp riềng vào dưới đáy nồi rồi cho cá mè, thịt ba chỉ, nấm hương lên trên. Sau đó, cho nước ướp cá vào và nêm thêm 2 muỗng nước mắm và 1 muỗng đường.
  • Tiếp đến, bắt nồi cá lên bếp và kho với lửa nhỏ. Sau khoảng 15 phút, bạn nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa ăn rồi thêm nước màu, ớt và nước cho ngập cá. Kho đến khi nước gần cạn thì bạn hãy tắt bếp và cho hành lá, tiêu xay vào là được.

Bí quyết nấu canh với cá mè ngon không tanh

Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch cá như các cách hướng dẫn bên trên, sau đó cho cá vào tô ướp với ½ muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cafe tiêu xay, ½ muỗng cafe bột ngọt rồi trộn đều và để khoảng 15 phút cho cá thấm gia vị.
  • Pha loãng 1 muỗng cafe muối vào nồi nước rồi cho măng chua vào luộc chín với lửa lớn khoảng 5 phút. Sau đó, vớt măng ra rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
  • Cà chua rửa sạch và cắt khoanh mỏng.
  • Hành lá, ngò gai, thìa là, rau ngổ rửa sạch thái nhỏ.
  • 2 củ hành tím và 2 quả ớt băm nhỏ.

Nấu canh chua cá mè

  • Chiên cá mè. Để chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, sau khi thấy dầu sôi cho cá mè vào chiên sơ qua với lửa lớn, lật đều mặt cá trong 5 phút rồi vớt ra.
  • Để nồi lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi rồi cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm, sau đó là măng chua, cà chua  và 1 muỗng cafe bột canh vào trộn đều.
  • Tiếp đến, cho 700ml nước vào nồi cùng với cá mè đã chiên sơ qua và 1 muỗng cafe bột canh, 1 muỗng cafe bột ngọt rồi đậy nắp nồi lại nấu với lửa vừa khoảng 10 phút.
  • Sau khi cá chín, bạn cho thêm ớt, hành lá, ngò tàu, ngò gai, rau ngổ thái nhỏ vào rồi tắt bếp.

Canh chua cá mè là món ăn cực kỳ hấp dẫn vào những ngày hè nóng nực, oi bức và là món ăn mang lại hương vị thơm ngon, chua cay đậm đà.  

Trên đây là các cách khử mùi tanh của cá mè đơn giản, hiệu quả mà bạn nên áp dụng ngay để chế biến ra những món ăn luôn có hương vị thơm ngon và đậm đà. Và bạn đừng quên chế biến thử những công thức Mẹo nhà sạch chia sẻ bên trên. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm:

Rate this post

Viết một bình luận