Bất ngờ khi nhận ra cá mập không phải là lý do đứt cáp quang biển | Hoàng Hà Mobile

Trong vài năm trở lại đây, vấn đề đứt cáp quang biển AAG xảy ra liên tục, mạng Internet tại Việt Nam cũng theo đó mà không ổn định.

cáp3

Vậy cá mập có thích cắn đứt cáp quang không?

Tìm hiểu một số nguyên nhân rằng vì sao lại đứt cáp quang biển thì nhiều người cho rằng do cá mập dưới đại dương đã cắn đứt chúng. Vậy thực hư chuyện này ra sao?

Cá mập có thích cắn đứt cáp quang biển?

Bắt đầu từ năm 2014 đến nay, cáp quang biển AAG – hệ thống cáp quang đường biển dài 20.000 km, dung lượng đạt 2 Terabit/giây kéo dài từ Mỹ đến các khu vực Đông Nam Á liên tục đứt và khiến cho mạng Internet tại Việt Nam chập chờn. Mỗi lần có thông tin cáp quang mạng bị đứt người ta lại chuyền tay nhau là “cá mập cắn cáp”. Nhưng liệu đây có phải sự thật?

cáp2

Nhiều người cho rằng cá mập là nguyên nhân duy nhất gây ra đứt cáp vì bản tính hiếu kỳ của chúng

Theo các chuyên gia, việc cá mập cắn đứt cáp quang biển là có xảy ra nhưng thật sự rất hiếm. Lí do là cá mập có thể đánh hơi được các bức xạ điện từ phát ra từ cáp quang, và vì tính hiếu kì nên chúng sẽ cắn đến hư hỏng cáp. Những đường dây cáp quang biển được đặt sâu dưới đáy biển theo sự tính toán hợp lý để đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu nhất từ các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao. Tại Đại Tây Dương dây cáp nằm dưới độ sâu 5.000 mét. Vì thế ngoài cá mập, thì cá voi và các loài khác không thể lặn xuống để phá hoại đường cáp được.

Nhưng nguyên nhân chủ yếu là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho cáp quang bị đứt như điều kiện tự nhiên, tàu đánh cá, con người và trong số đó còn có nguyên nhân do cá mập cắn. Guillaume Le Saux là thuyền trưởng tàu lắp đặt và sửa chữa hệ thống cáp biển mang tên Pierre de Fermat của nhà mạng Orange, Pháp. Với 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này, Tờ Quartz đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với ông.

cáp1

Vấn đề hư hỏng của cáp quang 80% nguyên nhân là do con người

Ông chia sẻ rằng 80% dư hại của đường cáp quang là do tác động của con người qua thời gian. Trong đó có thể kế đến như việc thả lưới đánh cá của các tàu bè. Sức kéo từ việc thả lưới này ngang bằng với sức của hai chiếc xe buýt ở London dưới đáy đại dương, nên điều năng gây ảnh hướng rất cao đến hệ thống cáp. Trường hợp khác làm hư hại cáp là do các tàu thả neo nhầm khu vực có hệ thống cáp quang đi qua bên dưới. Đối với ở Việt Nam, vì chưa có những quy định chế tài nghiêm khắc cho việc thả neo ở khu vực cấm nên việc đứt cáp quang rất dễ xảy ra.

Rate this post

Viết một bình luận