Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa và nên uống sữa gì? Sữa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều thành phần thiết yếu cho cơ thể trẻ nhỏ như: đạm, đường, chất béo, calci, vitamin,… Bài viết dưới đây hướng dẫn mẹ cách chọn sữa phù hợp với tình trạng rối loạn tiêu hóa của bé.
I. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Theo thống kê, có khoảng 59% trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1-2 tháng tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hoá. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ:
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu .
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Nhiễm khuẩn tiêu hóa: nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
- Ngộ độc thực phẩm
- Bệnh lí khác: Celiac, Crohn, hội chứng ruột kích thích IBS, …
Tất cả các tác nhân trên, sẽ làm tổn thương hệ đường ruột của trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hoá có nên uống sữa không? dưới đây sẽ có câu trả lời cho bạn.
II. Có nên cho trẻ uống sữa khi bị rối loạn tiêu hoá không?
Trẻ bị tiêu hóa có nên uống sữa hay không? Sữa là chất lỏng màu trắng đục được tiết ra từ tuyến vú của con người và động vật. Sữa là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dạng lỏng dễ hấp thu với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Trong vòng 2 năm đầu đời, sữa được coi là thực phẩm chính của trẻ.
Sữa chứa lượng lớn và đa dạng loại đạm, đường, chất béo, calci, vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng, …
Tuy nhiên, trong một số trường hợp rối loạn tiêu hoá mẹ nên đổi sữa và hạn chế sữa cho con, cụ thể:
1. Trường hợp trẻ nên đổi sữa
Sữa là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: đường lactose, protein,..cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhưng chính các thành phần này là nguyên nhân khiến trẻ rối loạn tiêu hoá khi trẻ uống sữa. Do đó, mẹ nên đổi sữa cho con trong những trường hợp cụ thể:
1.1. Bất dung nạp lactose
Triệu chứng:
Trẻ uống sữa sau khoảng 30 phút đến 2 giờ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau bụng, bụng căng tức, ợ hơi và bắt đầu đi phân lỏng. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện này thì nhiều khả năng trẻ đã mắc hội chứng không dung nạp lactose.
Nguyên nhân:
Trẻ không có khả năng tiêu hoá và hấp thu đường lactose có trong sữa do trẻ không có đủ enzym lactase. Do đó, lượng đường lactose không được phân giải sẽ đi xuống tá tràng và bị các vi sinh vật ở đây lên men, đây chính là nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy, chướng bụng, đi phân chua,…
Lựa chọn sữa:
Chính vì vậy, với trường hợp trẻ bất dung nạp lactose mẹ không nên chọn cho con các loại sữa thường chứa đường lactose (như sữa đặc, sữa tươi, váng sữa,…) mà mẹ nên đổi sang sữa không chứa đường lactose hay sữa có bổ sung men lactase cho con như: sữa đậu nành, sữa free lactose,…
➤Xem thêm: 4 nguyên tắc vàng khi chăm sóc trẻ bị bất dung nạp Lactose
1.2. Dị ứng đạm bò
Cơ chế:
Khi hệ thống miễn dịch của trẻ cho rằng các thành phần đạm trong sữa bò là có hại cho cơ thể. Từ đó cơ thể của trẻ nhỏ sẽ sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE (chất gây dị ứng) có tác dụng trung hoà chất đạm này.
Triệu chứng:
Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ở trẻ như: chảy nước mũi, ngứa mắt, nổi mề đay, tiêu chảy, khó thở, sốc phản vệ,…
Lời khuyên: Vì vậy khi trẻ dị ứng đạm bò mẹ cần phải kiêng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò cho trẻ. Nên cho trẻ uống sữa có công thức đạm thuỷ phân toàn phần để hạn chế tối đa khả năg gây dị ứng cho trẻ.
2. Trường hợp trẻ giãn thời gian uống sữa
Sữa là thực phẩm cần thiết cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng trong một số trường hợp mẹ nên giãn cách thời gian uống sữa của trẻ và dùng với lượng nhỏ, cụ thể:
Dùng thuốc kháng sinh
- Trong sữa chứa nhiều khoáng chất như: calci, sắt,…Những khoáng chất này có khả năng làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu qủa của thuốc.
- Nên trong khoảng thời gian dùng thuốc cho trẻ thì nên cho trẻ uống thuốc trước và sau ăn ít nhất 2 giờ hoặc mẹ nên giảm lượng sữa và đường lactose cho con mỗi ngày, để thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất
Khi ăn trứng và hải sản
- Sữa là sản phẩm nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong trứng cũng chứa nhiều đạm khi mẹ khi mẹ kết hợp hai sản phẩm này với nhau cơ thể của trẻ sẽ không thể tiêu hoá hết, gây ra rối loạn tiêu hoá như: khó tiêu và đầy hơi.
- Hải sản rất giàu dinh dưỡng, giàu calci, chất đạm cao,…hơn nữa chúng rất tanh khi cho trẻ uống sữa luôn sẽ làm cho trẻ mất cảm giác ngon miệng, trẻ sẽ sợ uống sữa. Khi mẹ dùng chung với sữa sẽ khiến trẻ rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy.
- Nên sau khi ăn các thực phẩm này mẹ cần phải hạn chế cho con uống sữa, hay cách 1-2 giờ đồng hồ cho trẻ uống sữa lại bình thường.
III. Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Cách chọn sữa cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá mẹ lựa chọn được sữa phù hợp cho con rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số sữa cho trẻ uống khi bị rối loạn tiêu hoá:
1. Sữa mẹ
Đây là một nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời. Giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn nhất là bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Sữa mẹ dễ tiêu hoá và trẻ hấp thu tốt do phù hợp với dạ dày còn non nớt của trẻ. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là não bộ của trẻ.
2. Sữa công thức
Tuyến sữa ở mỗi người mẹ là khác nhau, lượng sữa mẹ ở những tháng đầu đời không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Do đó, mẹ nên bổ sung sữa công thức để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời.
Mẹ nên chọn các sữa công thức chứa đầy đủ các thành phần như: chất đạm, chất béo, DHA, ARA (DHA và ARA là thành phần dinh dưỡng cao, góp phần phát triển trí não và thị lực của trẻ), vitamin,..để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, phát triển trí não và củng cố hệ miễn dịch non nớt của trẻ.
Sản phẩm sữa công thức được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn quốc tế sẽ có tin cậy cao hơn về chất lượng sản phẩm, một số hãng mẹ có thể tham khảo: Abbott, Friesland Campina Viet Nam, Mead Johnson,…
Mẹ nên lựa chọn acho trẻ một công thức sữa tốt để cho dùng trẻ quen, không nên đổi sữa thường xuyên sẽ khiến hệ tiêu hoá của trẻ khó thích nghi, ảnh hưởng tới sự phát triển.
3. Sữa Free lactose
Khi trẻ có biểu hiện bất dung nạp lactose, trong hệ tiêu hoá của trẻ thiếu hụt men lactase tiêu hoá đường lactose. Do đó, mẹ nên chọn các sản phẩm sữa Free lactose (sữa có thêm men lactase hoặc giảm lượng đường lactose) để thay thế các loại sữa thông thường cho trẻ.
Sữa Free lactose đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như các sản phẩm sữa thông thường như:
- Chất đạm
- Chất béo
- Calci, phốt pho và vitamin B12.
- Vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng khác
- …
Một số sản phẩm sữa mẹ nên tham khảo cho con:
- NAN AL 110
- Enfamil A+ lactose care
- Aptamil Free lactose
- Frisolac Gold Lactose free
- Dumex Lactose free
- …
>>> Tham khảo ngay: Top 5 loại sữa free lactose tốt nhất hiện nay [2021]
4. Sữa đạm thuỷ phân
Đối tượng áp dụng:
Dùng cho những trẻ bị dị ứng sữa bò do hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng bất thường với sữa bò và các sản phẩm chứa sữa khiến trẻ xuất hiện các biểu hiện: mề đay, khò khè, nôn mửa và các vấn đề tiêu hoá.
Đặc điểm sữa đạm thủy phân:
Sữa đạm thuỷ phân có thành phần đạm từ sữa bò đã được chia nhỏ để hệ tiêu hoá của trẻ dễ hấp thu hơn, không gây phản ứng dị ứng cho hầu hết trẻ nên rất thích hợp sử dụng cho trẻ khi bị dị ứng sữa bò.
Sản phẩm sữa đạm thuỷ phân trên thị trường như:
- Pregestimil lipid
- Similac alimentum
- Nan supreme,…
>>> Tham khảo ngay: Mách mẹ 5 nguyên tắc chọn sữa cho trẻ dị ứng đạm bò [2021]
Trên đây, là một số sữa dùng cho trẻ để giải đáp băn khoăn của mẹ trẻ bị rối loạn tiêu hoá có nên uống sữa. Vậy để giải quyết tốt tình trạng được rối loạn tiêu hoá cho trẻ, mẹ cần làm gì? Dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
IV. Các giải pháp khác hỗ trợ trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của trẻ nhỏ khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Do đó, cần phải có giải pháp hỗ trợ trẻ giúp trẻ tăng sản xuất enzym tiêu hoá. Các giải pháp đó là:
1. Dùng men vi sinh chứa lợi khuẩn
Bổ sung men vi sinh có vai trò rất quan trọng trong hệ đường ruột của trẻ, đặc biệt với trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Chúng có các vai trò như sau:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột đảm bảo tỉ lệ 85% lợi khuẩn- 15% hại khuẩn
- Ức chế vi khuẩn có hại
- Bảo vệ hệ thống niêm mạc tiêu hóa
- Nâng cao đề kháng
- Hấp thụ tối đa dưỡng chất.
- Điều hoà nhu động ruột: giúp phân mềm xốp và tống đẩy phân ra ngoài.
Lợi khuẩn Bifidobacterium, đặc biệt là Bifidobacterium BB12 chiếm 90% tổng số lợi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ, chứa đầy đủ các vai trờ trên. Giúp trẻ cải thiện được tình trạng rối loạn tiêu hoá, tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu ở trẻ.
TPBVSK Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn được bảo vệ khỏi các yếu tố khắc nghiệt của môi trường để tới cơ quan đích phát huy công dụng.
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Tham khảo lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ
Chế độ ăn của trẻ phải bổ sung các chất xơ và vitamin. Chúng rất cần thiết cho cơ thể của trẻ, hỗ trợ qúa trình rối loạn tiêu hoá và giảm táo bón ở trẻ:
- Rau quả
- Ngũ cốc
- Trái cây
- …
Mẹ cho trẻ ăn quá no sẽ hoặc quá nhiều dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hoá với triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…. Chính vì vậy, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ để hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất.
➤Mẹ tham khảo :
1. 5 Món cháo cho bé rối loạn tiêu hóa nhanh hồi phục
2. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
V. Kết luận
Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?
Trong mọi trường hợp, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cần thiết bổ sung cho trẻ rối loạn tiêu hóa.
- Với trẻ đang sử dụng kháng sinh hoặc có những tổn thương đường ruột, cần bổ sung sữa sau ăn và chia thành từng bữa nhỏ. Bổ sung sữa nên cách thời gian dùng kháng sinh từ 1-2 giờ
- Với trẻ không dung nạp lacotse: Cần đổi sữa free lactose cho trẻ
- Với trẻ dị ứng đạm bò: Sữa thủy phân một phần hoặc toàn phần là lựa chọn tốt cho trẻ
- Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất cho trẻ, cần tăng tần suất bổ sung sữa mẹ với trẻ sơ sinh .
- Cần chọn loại sữa từ nhà sản xuất uy tín, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có thành phần dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của trẻ
Để được tư vấn thêm về tình trạng của bé, bạn có thể liên hệ với chuyên gia qua
Hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 484.