1. Phong tục tập quán là gì?
Trước khi đi sâu vào vai trò, điều luật liên quan đến phong tục tập quán, bạn học cần nắm rõ khái niệm cơ bản thuộc chủ điểm kiến thức này.
1.1. Khái niệm phong tục
Dựa trên cách giải nghĩa của từ điển tiếng Việt, phong tục đề cập đến những thói quen đã bám sâu vào đời sống thường ngày, nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng và dần trở thành chuẩn mực chung.
Phân tích dưới góc độ thực tiễn, phong tục liên hệ đến những hành vi của con người, nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển của xã hội sau đó dần ổn định thành thói quen, lối sống.
Những thành viên trong cộng đồng đều công nhận sự tồn tại của những yếu tố này và chủ động lưu truyền phong tục từ đời này sang đời khác.
Phong tục được coi là một thành tố quan trọng của văn hóa. Nó đóng vai trò nền tảng trong quá trình xây dựng truyền thống địa phương, tập thể làng xã, dân tộc và định hình nhiều hành vi ứng xử, tư tưởng cá nhân thuộc cộng đồng.
Phong tục không mang tính bắt buộc như quy tắc, điều luật Nhà nước. Người dân có thể vận dụng phong tục linh hoạt dựa trên điều kiện kinh tế – chính trị và bối cảnh văn hóa – xã hội cụ thể.
Tuy nhiên, phong tục không được tùy tiện biến đổi hoặc cải biên khác biệt như phương thức sinh hoạt thường ngày vì đây đều là những giá trị truyền thống được tích lũy qua nhiều thế hệ, thành quả mà cha ông ta đúc kết lại.
Theo các chuyên gia, phong tục có thể phân thành một số loại hình cụ thể như sau:
– Tập hợp phong tục gắn với giai đoạn trưởng thành của con người gồm sinh đẻ, đám cưới, lễ mừng thọ, ma chay, …
– Tập hợp phong tục gắn với quá trình lao động của cư dân gồm: gieo giống, cấy lúa, thu hoạch, bắt cá.
– Tập hợp phong tục gắn với chu kỳ thời tiết trong năm gồm: hạ chí, lập thu, lập đông.
1.2. Khái niệm tập quán
Dựa trên giải nghĩa của từ điển tiếng Việt, tập quán đề cập đến những hành vi đã trở thành nề nếp, thói quan trong đời sống sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cư.
Đặt dưới góc nhìn văn hóa – xã hội, tập quán là thuật ngữ chỉ cách thức cư xử, tương tác giữa cộng đồng dân cư. Những thái độ, hành vi dần in dấu trong lối sống của cá nhân và tác động đến mối quan hệ giữa các cá nhân thuộc cộng đồng dân cư.
Trong Khoản 1 Điều 5 trích từ Bộ luật dân sự 2015 đã định nghĩa tập quán là hệ thống quy tắc ứng xử có tiêu chuẩn rõ ràng nhằm xác định quyền lợi và trách nhiệm của từng cá nhân khi xem xét mối quan hệ dân sự.
Những quy tắc này sản sinh trong lịch sử phát triển và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, phổ biến và được công nhận rộng rãi trong khu vực địa lý, cộng đồng văn hóa hoặc lĩnh vực dân sự cụ thể.
Về bản chất, tập quán có thể được xem xét như một loại quy phạm xã hội song song với các loại quy phạm khác như đạo đức, tín điều tôn giáo, pháp luật. Những quy phạm xã hội này giúp điều chỉnh các mối quan hệ dân sự nói riêng và xã hội nói chung.
Dù chỉ được thực thi chủ yếu do thói quen, tập quán có thể được ứng dụng ở một số trường hợp cụ thể được Nhà nước niêm yết rõ trong các điều khoản pháp luật.
Khi đó, tập quán mang tính nguyên tắc bắt buộc và từng cá nhân đều cần tôn trọng, chấp hành nghiêm theo quy định Nhà nước.
1.3. Khái niệm phong tục tập quán
Theo nhận định của giáo sư Nguyễn Phạm Hùng, phong tục tập quán chỉ những lề thói văn hóa đặc trưng bởi tính dân tộc và tính lịch sử.
Những thói quen này đều bắt nguồn từ đời sống con người, trải qua thời gian dài hình thành và phát triển thì nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng xung quanh như khung chuẩn mực văn hóa.
Dù là quy phạm xã hội mang tính bắt buộc hay quy ước ứng xử mang tính tự nguyện, phong tục tập quán cũng đóng vai trò thiết yếu cho sự tồn tại của bản sắc văn hóa dân tộc và tạo nên nét đặc sắc riêng cho bức tranh văn hóa nước nhà.
2. Đặc điểm cơ bản của phong tục tập quán
Suy luận từ những định nghĩa cơ bản thuộc phần một, Kinhcan.vn đã tổng kết những đặc tính cơ bản của phong tục tập quán như sau:
– Luôn mang bốn đặc tính cơ bản gắn liền với nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của đời sống văn hóa – xã hội gồm tính lịch sử, tính giai cấp, tính vùng miền và tính dân tộc.
– Được lưu giữ qua nhiều thế hệ thông qua phương thức sao chép hành vi trong quá trình tương tác giữa những cá nhân của cộng đồng.
– Phong tục tập quán mang tính bền vững, ổn định không chịu nhiều biến đổi hoặc tác động từ môi trường bên ngoài. Những yếu tố này cấu thành bởi nội hàm bên trong và tác động mạnh mẽ đến hành vi, phong cách sống của cư dân thuộc cộng đồng văn hóa.
3. Một số phong tục tập quán tại Việt Nam
Nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về khái niệm phong tục tập quán, Kinhcan.vn sẽ phân tích một số phong tục tập quán cụ thể của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ 1: Tục ăn trầu là phong tục tập quán lâu đời thuộc làng xã Việt Nam, thường được lưu truyền qua truyền thuyết dân gian Chuyện trầu cau. Nét văn hóa này mang đậm bản sắc văn hóa Việt, gắn liền với nề nếp sinh hoạt của dân ta.
Miếng trầu thường được cấu thành bởi bốn nguyên liệu chính, đại diện cho bốn hương vị đặc trưng gồm: vị ngọt dịu từ cau, vị cay từ lá trầu không, vị đắng từ rễ cây, vị nồng đượm của vôi.
Những hương vị này hòa quyện vào nhau, tựa như những màu sắc thăng trầm trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nét văn hóa này đang ngày càng bị mai một do thiếu sự truyền nối đến thế hệ sau.
Ví dụ 2: Không chỉ mang chức năng gắn kết đôi lứa, hôn nhân còn là phương thức thỏa mãn lợi ích và quyền lực cho gia đình, dòng tộc, làng xã.
Bởi vậy, trước khi chính thức tiến hành lễ cưới, người Việt thường tiến hành rất nhiều thủ tục gồm xem ngày lành tháng tốt, lễ giạm ngõ, lễ ăn hỏi, nghi thức đón dâu, lễ lại mặt hay quy tắc nộp cheo để trở thành một cư dân thuộc cộng đồng.
Hiện nay, lễ cưới đã được lược bớt một số nghi thức rườm rà, chỉ giữ những hoạt động chính nhất để phù hợp với bối cảnh xã hội hiện thời.
4. Quy định Pháp luật liên quan đến phong tục tập quán
Bên cạnh Điều 5 Luật Dân sự, phong tục tập quán còn được ghi nhận trong nhiều điều khoản khác thuộc bộ luận chung của Việt Nam. Kinhcan.vn đã nghiên cứu và tổng hợp một số điều luật cụ thể trong phần dưới đây.
Phong tục tập quán cần được áp dụng căn cứ trên một số nguyên tắc cơ bản về
– Điều chỉnh quan hệ thân nhân, bảo vệ quyền xác định tên tuổi tại Khoản 2, Điều 26 và Khoản 1, Điều 28 thuộc Luật Dân sự.
– Quyền sở hữu, quản lý và đưa ra quyết định về tài sản cộng đồng tại Điều 208, Điều 211 thuộc Luật Dân sự.
– Giao dịch dân sự ở một số hình thức cụ thể như thuê tài sản tại Khoản 1 Điều 121, Khoản 1 Điều 471, Khoản 1 Điều 481 BLDS, Khoản 3 Điều 404, khoản 1 Điều 477.
– Xác định trách nhiệm nghĩa vụ quân sự Khoản 1 Điều 175, Khoản 4 Điều 603, Điều 658 BLDS.
– Vấn đề tập quán quốc tế tại Điều 666 thuộc thuộc Luật Dân sự.
Chúng ta có thể quan sát rõ phạm vi áp dụng phong tục tập quán để điều chỉnh những tương tác thuộc đời sống xã hội ở Việt Nam được biểu khá đa dạng, phong phú.
5. Vai trò của phong tục tập quán
Phong tục tập quán là nhân tố thiết yếu trong bản sắc văn hóa dân tộc. Những thói quen hoặc quy tắc ứng xử thuộc phong tục tập quán định hình lối tư duy, hành vi tương tác cụ thể của những cá nhân trong cùng nhóm văn hóa.
Phong tục tập quán đại diện cho những giá trị lâu đời mà ông cha ta để lại. Từ đó, chúng định hướng lối sống, phong cách sinh hoạt của thế hệ hiện nay.
Những chuẩn mực văn hóa này còn được coi như thước đo đánh giá đạo đức, năng lực hành vi của từng cá nhân, tập thể hoặc cộng đồng văn hóa.
Việc thừa nhận và thực hành chung hệ thống phong tục tập quán còn gắn kết các cá nhân đơn lẻ với nhau và tạo nên sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy sự tồn vinh của dân tộc.
LỜI KẾT
Trong bài viết trên đây, đội ngũ Kinhcan.vn đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức chi tiết nhất về chủ điểm phong tục tập quán, nhấn mạnh vai trò quan trọng của thành tố văn hóa này và chỉ rõ những quy định pháp luật liên quan.
Hi vọng rằng đây là bài viết hữu ích cho quá trình học tập và làm việc của bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến chuyên đề kiến thức này, bạn có thể liên hệ trực tiếp thông qua chức năng nhắn tin trên web hoặc bình luận ngay dưới bài viết sau.