Góc chia sẻ: Ý nghĩa của tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi một câu nói lại mang đến những bài học ý nghĩa sâu sắc riêng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu ca dao tục ngữ được cha ông ta dùng để răn dạy, khuyên nhủ con cháu. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mang ý nghĩa gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống từ xưa tới nay. Câu nói này sở hữu cho mình rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp về đạo đức, sự văn minh trong lối sống. Đó chính là lòng biết ơn những công lao, giá trị mà người khác mang đến cho mình. Khi tiếp nhận những “quả ngọt” thì luôn phải nhớ ơn người đã mang chúng đến.

Nghĩa đen của câu tục ngữ

Mỗi một câu ca dao, tục ngữ đều ẩn chứa cho mình 2 loại nghĩa gồm: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen tức là ý nghĩa câu nói hiện lên trên mặt chữ. Khi đọc câu tục ngữ lên mọi người có thể hoàn toàn hiểu được ý nghĩa mà câu nói muốn thể hiện.

Xét về nghĩa đen của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây mọi người có thể hiểu quả là một bộ phận của cây. Trong quả chứa hạt và thịt quả có thể ăn được. Để có thể kết quả, cây phải trải qua quá trình phát triển, ra hoa. Đồng thời mất một khoảng thời gian nhất định, quả mới chín và có thể thưởng thức.

“Người trồng cây” chính là người đã gieo hạt, vun xới và chăm sóc cho cây trong suốt quá trình dài. Nhờ vào “người trồng cây”, trái ngọt mới được hình thành. “Ăn” được biết đến là hành động nhai nghiền thức ăn. Trong trường hợp này, ăn ở đây chính là thưởng thức quả ngon mà người trồng cây mang lại.

Như vậy, việc ăn trái cây của chúng ta mỗi ngày chính là đang hưởng thụ công sức gieo trồng, chăm sóc của người khác. Chúng ta cần biết ơn người đã trồng cây, cho chúng ta trái ngọt.

 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây theo nghĩa đen

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây theo nghĩa đen

Nghĩa bóng của câu tục ngữ

Song hành cùng nghĩa đen chính là nghĩa bóng của câu tục ngữ. Nghĩa bóng tức là ý nghĩa ẩn đằng sau câu nói đó. Xét theo nghĩa bóng câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây là lời khuyên đến tất cả mọi người luôn phải sống có đạo đức, nhớ đến công lao của người khác. 

Khi được đón nhận và hưởng thụ bất cứ thành quả nào do người khác tạo ra cũng cần phải nhớ đến người đã và đang tạo nên thành quả tốt đẹp đó. Không phải ngẫu nhiên mà các loại “quả ngọt” lại có thể tự xuất hiện và đến với chúng ta. Những “quả ngọt” đó chính là kết quả phấn đấu, nỗ lực của “người trồng cây” mới đạt được. 

Kết quả lao động của người khác đã đem đến cho chúng ta ấm no, hạnh phúc thì chúng ta phải luôn biết ơn và ghi nhớ những người đó. Đây chính là truyền thống tốt đẹp, lối sống có đạo đức mà cha ông ta đã luôn răn dạy trong suốt bao đời qua.

 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây câu tục ngữ mang đến bài học ý nghĩa

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây câu tục ngữ mang đến bài học ý nghĩa

Tục ngữ này đã được áp dụng từ ngày xưa đến nay

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây chỉ là một câu tục ngữ với 6 chữ đơn giản, ngắn ngủi nhưng lại là một bài học vô cùng ý nghĩa. Thông qua 6 chữ ngắn gọn này, cha ông ta đã mang đến cho thế hệ con cháu bài học luôn phải nhớ ơn, trân trọng và sử dụng tiết kiệm thành quả mà người khác đã tạo ra trong cuộc sống.

Biết ơn những sự hy sinh thầm lặng từ ngày xưa

Từ xa xưa, cha ông ta đã thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những thành quả của người đi trước tạo nên như thờ cúng tổ tiên hằng năm. Mỗi một vụ mùa lại làm lễ để cảm tạ trời đất, thần linh,…

Hay là những miếu, đền thờ, nghĩa trang được lập nên để thờ cúng những vị thần linh, anh hùng dân tộc đã hy sinh thân mình để giành lại hòa bình, tự do cho đất nước. Âm thầm chịu đựng bao nhiêu vất vả, gian lao thậm chí là đánh đổi cả tính mạng để đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Cha ông ta vẫn luôn ghi nhớ công lao của những người anh hùng, người lao động đi trước đã mang đến thành quả lao động to lớn để chúng ta được hưởng thụ trong thời đại ngày nay. Cũng nhằm tri ân những người có công với xã hội nên các ngày lễ vì thế đã được ra đời.

Hằng năm, nhân dân trong cả nước lại hướng về những ngày lễ lớn để tri ân những người đã có đóng góp to lớn cho xã hội như: ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Ngày quốc tế phụ nữ mùng 8-3 hay ngày thương binh, liệt sĩ 27-7,…

 Luôn nhớ ơn người có công với cách mạng

Luôn nhớ ơn người có công với cách mạng

Trân trọng những hy sinh của mọi người trong cuộc sống hiện đại

Không chỉ trong cuộc sống ngày xưa mà hiện nay, câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây vẫn là bài học ý nghĩa cho mọi người học tập, ghi nhớ. Lòng biết ơn, tôn trọng “người trồng cây” không chỉ nằm ở những điều to lớn, xa xôi mà chúng vô cùng gần gũi như hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Tùy vào khả năng “người nhỏ là việc nhỏ” chúng ta có thể chia sẻ với ông bà, bố mẹ những việc nhẹ nhàng đơn giản. Đồng thời, luôn vâng lời làm theo những lời dạy bảo của người lớn.

Bên cạnh đó chính là tôn trọng thầy cô giáo của chúng ta. Những người mang đến cho ta kiến thức, lời hay ý đẹp. Người dìu dắt ta trên con đường học tập và tương lai mở rộng sau này. Những điều đơn giản, nhỏ bé này chính là cách để chúng ta “nhớ kẻ trồng cây”.

 Ghi nhớ công lao của những người tuyến đầu chống dịch covid

Ghi nhớ công lao của những người tuyến đầu chống dịch covid

Hay khi đại dịch Covid đang bùng phát mạnh mẽ và vô cùng phức tạp, chúng ta hãy tuân thủ nguyên tắc 5K, hạn chế ra đường khi không cần thiết chính là đang thể hiện lòng biết ơn đối với đội ngũ y bác sĩ, chiến sĩ công an,… những người tuyến đầu chống dịch.

Như vậy “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tùy chỉ là một câu tục ngữ với 6 chữ ngắn gọn nhưng lại là bài học vô cùng quý giá, ý nghĩa đối với mỗi chúng ta. Ghi nhớ công ơn của người khác chính là đang góp phần nhỏ để mang đến một cuộc sống và xã hội tốt đẹp hơn mỗi ngày.

Xem thêm:

Rate this post

Viết một bình luận