18/07/2021 10:30
Kinh tế xây dựng là một trong những chuyên ngành hot nhất tại các trường kỹ thuật đào tạo về xây dựng, công trình, thi công. Với tấm bằng chuyên ngành kinh tế xây dựng, bạn có thể có nhiều lựa chọn nghề nghiệp và mức lương cạnh tranh.
Với nhiều người, nghe đến chuyên ngành kinh tế xây dựng có thể thấy hơi…kỳ lạ. Xây dựng là khối ngành kỹ thuật, trong khi kinh tế thì liên quan tới tính toán, kinh doanh, chi phí. Vậy tại sao vẫn có ngành này? Phần “kinh tế” sẽ được chú trọng hơn hay phần “xây dựng” chiếm ưu thế trong chương trình học?
Với nhiều người, nghe đến chuyên ngành kinh tế xây dựng có thể thấy hơi…kỳ lạ. Xây dựng là khối ngành kỹ thuật, trong khi kinh tế thì liên quan tới tính toán, kinh doanh, chi phí. Vậy tại sao vẫn có ngành này? Phần “kinh tế” sẽ được chú trọng hơn hay phần “xây dựng” chiếm ưu thế trong chương trình học?
Học kinh tế xây dựng ra làm công việc gì?
I. Ngành kinh tế xây dựng đào tạo những gì?
Kinh tế xây dựng được hiểu đơn giản là ngành kết hợp giữa kinh tế kỹ thuật và quản lý xây dựng. Tất cả những công việc được cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê, giám sát, thẩm định các dự án đầu tư, công trình xây dựng… Sinh viên khi học ngành này sẽ được nhận bằng Kỹ sư.
Khi theo học ngành kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên môn về cả kinh tế và xây dựng. Học kỹ năng tư vấn những dự án đầu tư xây dựng, cách lập kế hoạch cho dự án xây dựng, quản trị dự án, kiểm toán xây dựng, quản lý ngân sách, đấu thầu, triển khai dự án xây dựng, công trình thi công…
Ngoài những kiến thức chuyên môn sinh viên còn được tham gia thực hành thiết kế, xây dựng kế hoạch, thực tập tại các công ty xây dựng, khảo sát thực địa ở công trường… Kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm cũng sẽ được hướng dẫn, rèn luyện ngay trong trường đại học.
II. Học Kinh tế xây dựng ra làm gì?
Sau khi hoàn thành khóa học kinh tế xây dựng bạn sẽ có bằng cử nhân và có thể làm những công việc sau:
- Giữ công việc quản lý xây dựng tại các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp lớn nhỏ. Hầu hết cơ quan nào tại các bộ ban ngành đều cần đến những kỹ sư kinh tế xây dựng giỏi như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Ngân hàng, Sở Xây dựng…
- Làm nghiên cứu tại các viện nghiên cứu về vấn đề kinh tế và quản lý xây dựng.
- Giữ chức quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý những công trường, doanh nghiệp xây dựng hay các công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản.
- Tư vấn và phân tích những dự án đầu tư lớn nhỏ tại các công trường xây dựng của doanh nghiệp.
- Làm thẩm định tại các công ty bảo hiểm, ngân hàng nhà nước hay tư nhân.
- Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và chủ đầu tư công trình xây dựng.
- Giữ công tác giảng dạy tại những cơ sở đào tạo về lĩnh vực kinh tế xây dựng,…
Ngành kinh tế xây dựng với nhiều công việc khác nhau
Với những công việc như vậy, ngành Kinh tế xây dựng còn có những vị trí chức danh cụ thể thường xuyên được tuyển dụng các bạn có thể tham khảo như:
- Kỹ sư kinh tế xây dựng.
- Thư ký xây dựng.
- Phó phòng xây dựng.
- Kỹ sư xây dựng.
- Kế toán xây dựng.
- Kỹ thuật xây dựng.
- Quản lý xây dựng.
- Chuyên viên kinh tế.
- Kỹ sư dự toán xây dựng.
- Chủ trì Dự toán.
- Chuyên viên thẩm định giá xây dựng.
- Thanh tra xây dựng.
- Thư ký dự án…
III. Một số trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng tốt nhất hiện nay
Những trường đào tạo chuyên ngành kinh tế xây dựng được đánh giá là có chương trình đào tạo tốt, sinh viên sau khi ra trường cũng dễ xin việc là:
Miền Bắc:
- Đại học Xây dựng.
- Đại học Giao thông Vận tải.
- Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
Đại học Kiến trúc Hà Nội Miền Trung:
- Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
- Trường Đại học Vinh.
- Trường Phân hiệu Đại học Huế.
Miền Nam:
- Trường Đại học công nghệ TP.HCM.
- Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
IV. Học kinh tế xây dựng dễ xin việc không, mức lương bao nhiêu?
Không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà cả tương lai, xây dựng vẫn sẽ là một ngành hấp dẫn, gần như không bao giờ không có nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt là với những vai trò cần trình độ, bằng cấp như kỹ sư kinh tế xây dựng. Có thể nói, nếu bạn có kết quả học tập khả quan, có năng lực thực tế, biết về thiết kế, thi công và yêu thích ngành này, xin việc sẽ không khó. Tuy nhiên, thực tế thì ứng tuyển kỹ sư kinh tế xây dựng hay các vai trò liên quan trong lĩnh vực, bạn sẽ thường phải trải qua cả phỏng vấn và thử thách qua các bài test. Đổi lại, mức lương của bạn sẽ khá cao, với kỹ sư kinh tế xây dựng, trung bình là 12 triệu/tháng, cao nhất có thể lên tới 27 triệu/tháng.
V. Tố chất cần có để học tốt ngành kinh tế xây dựng
Để có thể biết mình có phù hợp với ngành kinh tế xây dựng hay không các bạn có thể thấy những tố chất như:
- Có đam mê và giỏi các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Anh.
- Có sự yêu thích với ngành xây dựng.
- Có đam mê học hỏi và tìm tòi không ngừng.
- Có kỹ năng làm việc nhóm.
- Khả năng vượt qua được áp lực công việc.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo, logic, khả năng phân tích và xử lý vấn đề.
- Kỹ năng quản lý…
Nếu bạn có đầy đủ những yếu tố và kỹ năng trên thì chắc chắn bạn nên lựa chọn cho mình ngành học kinh tế xây dựng để phát huy hết khả năng của bản thân. Với ngành học này có rất nhiều những vị trí làm việc cũng như yêu cầu đòi hỏi ở mỗi người là khác nhau, chính vì thế nếu đã lựa chọn chúng ta nên cố gắng tìm hiểu và dung hòa để có một vị trí làm việc hiệu quả nhất.
Ngành xây dựng được dự đoán tăng mạnh nhu cầu nhân lực
Với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã phần nào hiểu được học kinh tế xây dựng ra làm gì? Hy vọng những gì chúng tôi cung cấp thật sự hữu ích đối với các bạn. Còn rất nhiều thông tin về triển vọng nghề nghiệp ngành xây dựng, các bạn có thể tìm hiểu trong bài viết sau để lựa chọn cho mình con đường sự nghiệp đúng đắn.
Ngành xây dựng được dự đoán tăng mạnh nhu cầu nhân lực trong tương lai