Ngành kinh doanh thương mại chính là nhân tố tham gia trực tiếp các công việc kinh doanh trong tổ chức. Công việc trong ngành kinh doanh thương mại thiên về kỹ năng thực tế nhiều hơn.
Trước bối cảnh hoạt động thương mại ngày càng mở rộng và mang đến nhiều cơ hội phát triển đất nước thì việc chọn học chuyên ngành Kinh doanh thương mại là một xu thế tất yếu.
Ngành kinh doanh thương mại là gì?
Ngành kinh doanh thương mại chính là nhân tố tham gia trực tiếp các công việc kinh doanh trong tổ chức. Công việc trong ngành kinh doanh thương mại thiên về kỹ năng thực tế nhiều hơn.
Xem thêm: Ngành nào sẽ HOT trong 5-10 năm tới?
Sơ lược về tính chất công việc chuyên môn của ngành kinh doanh thương mại là gì?
Các công việc chuyên môn của ngành kinh doanh thương mại đi sâu vào hoạt động thường nhật của tổ chức doanh nghiệp. Từ khâu khảo sát mua hàng, nhập kho và quản lý kho. Để đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn để đáp ứng ngay cho khách hàng, hàng trong kho quá ít sẽ thiếu khi khách hàng cần, và nếu nhập quá nhiều hàng vào kho sẽ làm hạn chế khả năng xoay vòng vốn. Khả năng quản lý kho trong ngành kinh doanh thương mại đảm bảo cân đối kho hàng để đạt hiệu quả cao.
Một công việc rất quan trọng khác là bán hàng. Ngành kinh doanh thương mại đào tạo nhiều kỹ năng liên quan đến bán hàng như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, các phương pháp bán hàng hiệu quả. Với các đơn vị mở rộng hàng loạt trung tâm bán hàng ở rất nhiều địa điểm không thể bỏ qua khối chuyên môn quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi bán lẻ trong ngành này.
Các việc làm của ngành kinh doanh thương mại rất thực tế trong mọi tổ chức kinh doanh. Trong nhà máy sản xuất có công nhân và kỹ sư, thì trong hoạt động kinh doanh có kinh doanh thương mại.
Cơ hội việc làm ngành kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại là ngành cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực hành cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như: marketing, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính… để đạt được lợi ích tối đa cho khách hàng và doanh nghiệp.
Sinh viên (SV) tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại sẽ có kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, khả năng thảo luận và làm việc theo nhóm, tổ chức seminar, có thể làm việc trên mạng, lấy các thông tin cần thiết viết báo cáo; kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại… Do đó có thể làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, khu chế xuất, công ty liên doanh, tổ chức hợp tác quốc tế về thương mại hoặc làm công tác tư vấn, quản lý và kinh doanh trong các loại hình kinh tế sản xuất.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, SV có thể tiếp tục học thạc sĩ chuyên ngành Marketing, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh hoặc một số ngành kinh tế khác có liên quan; tham dự các khóa học ngắn hạn trong nước hoặc quốc tế ở các lĩnh vực về kinh tế thương mại, marketing, khai báo hải quan, giao vận, bảo hiểm, tín dụng hay quản trị hậu cần…