Nhức đầu, đau đầu nên và không nên ăn như thế nào?
Đau đầu, nhức đầu là một bệnh mà không loại
trừ bất kỳ ai, từ già, tới trẻ, từ nam giới
cho tới phụ nữ, ai cũng có thể bị những cơn
đau nhức đầu hành hạ. Chế độ ăn uống là một
trong những hướng điều trị quan trọng đối
với chứng bệnh đau đầu, nhức đầu. Dưới đây
là một số thực phẩm có lợi cho chứng đau đầu
nhức đầu:
Khoai
tây nướng tốt cho bệnh đau nhức đầu
Món ăn ngon
miệng này sẽ giúp làm dịu bớt cơn đau, đặc
biệt là những cơn đau đầu có liên quan đến
chất cồn trong bia rượu. Cồn là chất gây lợi
tiểu. Do đó, chúng không chỉ khử nước mà còn
làm cơ thể mất đi những chất điện phân như
kali. Ăn những thực phẩm giàu kali chính là
biện pháp làm nhẹ bớt những “tàn tích” của
chất cồn còn tồn tại trong cơ thể có liên
quan đến việc đau đầu. Thật đáng ngạc nhiên
là lượng kali trong một củ khoai tây nướng (còn
cả vỏ) lên tới 721 mg. Trong khi đó, một
khẩu phần chuối tương đương chỉ chứa 467 mg
Thức ăn
giàu carbonhydrate có tác dụng làm dịu thần
kinh
Những người
thường ăn thiếu tinh bột lưu ý: quá ít
carbonhydrate trong khẩu phần có thể là
nguyên nhân gây ra chứng đau đầu mà bạn đang
gặp phải. Nếu chế độ ăn có quá ít
carbonhydrate, mức dự trữ glycogen sẽ suy
giảm – đây lại là nguồn năng lượng chính
cung cấp cho não. Điều này còn đẩy nhanh khả
năng mất nước trong cơ thể, gây ra sự thiếu
nước. Bằng cách hạn chế nguồn năng lượng của
não và gây ra sự mất nước, chế độ ăn có quá
ít carbonhydrate chính là nguồn gốc gây ra
những cơn đau đầu. Do đó, cần xây dựng một
chế độ ăn giàu carbonhydrate bằng việc tập
trung vào những loại thực phẩm như bánh mì
làm từ bột mì thô, bột yến mạch, trái cây
hoặc sữa chua. Một chế độ ăn giàu
carbonhydrate còn giúp cải thiện tinh thần
vì chúng kích thích cơ thể giải phóng ra
nhiều serotonin, một hóc-môn có tác dụng làm
dịu thần kinh.
Nước giảm cơn đâu nửa
đầu
Theo chuyên gia dinh dưỡng Stella Metsova
ở bang California (Mỹ), sự mất nước là nguyên nhân hàng đầu của những
chứng nhức đầu. Nếu thời tiết nóng nực và bạn cảm thấy choáng váng,
nhiều khả năng cơ thể của bạn đang trong tình trạng mất nước.
Vì vậy mỗi ngày,
chúng ta nên bổ sung đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương với 8
ly) để cân bằng cơ thể. Thêm một lát chanh nhỏ vào ly nước cũng có tác
dụng giải khát và giảm chứng đau đầu. Với những người thường xuyên tập
luyện thể thao thì việc uống nhiều nước là vô cũng quan trọng đặc biệt
là khi cảm thấy đuối sức và mệt mỏi trong và sau khi tập luyện.
Hơn nữa, nước sẽ làm
dễ dàng cho việc bài tiết các độc tố có thể là nguyên nhân của cơn đau
đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước lọc, nước hoa quả, chớ uống các
loại nước có ga, có chứa chất cafein vì nó sẽ làm tăng cơn đau đầu của
bạn.
Các loại trái cây tốt cho chứng đau đầu, nhức đầu
Dưa hấu
Chúng ta đã biết mất
nước là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu. Dưa hấu là một
trong các thực phẩm chứa nhiều nước.
Món sinh tố dưa hấu
gồm 2 chén dưa đã tách hạt, 1/2 hũ sữa chua, chút xíu mật ong và 1/2
thìa gừng thái nhỏ sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất giúp cung cấp nước cho
cơ thể.
Một số thực phẩm có
nhiều nước khác là trái cây, cam, dâu, bưởi, dưa chuột, súp, bột yến
mạch, cà chua và rau diếp, rau cải, rau chân vịt…
Ngoài lượng nước tự nhiên dồi dào,
rau xanh và trái cây còn chứa nhiều
vitamin C và khoáng chất thiết yếu như ma-giê giúp giảm nhanh quá trình
đau đầu hữu ích cho bạn hàng ngày.
Chanh
Một ly nước chanh chứa nhiều muối có thể giúp xóa một cơn đau đầu gần
như tức thời. Việc hấp thu muối nói chung không được khuyến khích, nhưng
trong trường hợp đau đầu, nó lại có tác dụng diệu kỳ.
Táo
Dùng táo trong mỗi bữa sáng sẽ giúp chữa trị cơn đau đầu do stress gây
ra. Táo chứa các flavonoid thực vật giúp giảm huyết áp và vì thế giảm
nguy cơ đau đầu.
Dâu
tây Chứa nhiều vitamin C, một chất chống ô xy hóa có đặc tính giảm đau tốt.
Một số cuộc nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giúp mọi người cảm thấy
đau ít hơn sau khi bị gãy xương hoặc trải qua cuộc phẫu thuật chỉnh hình.
Chuối
Khi bị nhức đầu, bạn thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chán chường,
không muốn làm việc gì…
Alkaloid trong chuối có thể giúp bạn
giảm căng thẳng, hưng
phấn tinh thần, tăng cường sự tự tin.
Bên cạnh đó, vitamin B6 và tryptophan trong chuối còn giúp sản sinh
lượng serotonin cao, giảm lo lắng, giận dữ, giúp giảm đau đầu rất tốt.
Bổ sung glycogen
Glucose là nguồn năng lượng chính cung cấp cho não, giúp kích thích các
sợi thần kinh của não. Vì thế khi nguồn cung giảm sút, tình trạng đau
đầu sẽ xuất hiện.
Để phòng và hỗ trợ chữa bệnh, chế độ ăn của bạn cần những thực phẩm giàu
glycogen như bí ngô giàu vitamin B6 và sắt, giúp tăng cường quá trình
chuyển hóa glycogen thành glucose.
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc không chỉ là
nguồn chất xơ dồi dào mà còn rất giàu magie – một khoáng chất có tác
dụng làm dịu những cơn đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt của chị em phụ
nữ.
Những thực phẩm giàu magie khác như hải
sản, các loại hạt, bơ, nho khô và rau lá xanh cũng nên được bổ sung hàng
ngày.
Cá hồi
Cá hồi rất giàu a xít béo omega 3 và vitamin D, chất giảm đau tốt.
Omega 3- axit béo có
chứa trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, các loại hạt (Hạt lanh và dầu
hạt lanh), rau xanh là chất béo lành mạnh có tính chất kháng viêm, hạn
chế các bệnh liên quan đến viêm não.
Chế độ ăn uống chứa
lượng omega-3 hợp lí là cách tuyệt vời để giảm bớt những cơn đau đầu khó
chịu của bạn.
Dầu oliu
Dầu oliu được biết
đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin E – giúp cải
thiện, lưu thông, giảm viêm và cân bằng hàm lượng hooc môn trong cơ thể,
làm dịu bớt cơn đau đầu.
Dầu ô liu là một thực phẩm tốt thay thế bơ, vốn giàu chất béo bão hòa có
thể làm yếu xương và gây đau nhức. Nhưng nhớ dùng dầu ô liu cẩn thận vì
mỗi muỗng canh dầu này cung cấp tới 120 calo.
Những nguồn thực phẩm khác giàu vitamin
E bao gồm dầu thực vật, các loại hạt, bơ…
Sữa chua
Khi bạn bị đau đầu, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn
đang bị thiếu calcium. Theo chuyên gia Palinski, đó là vì bộ não phụ
thuộc vào calcium để hoạt động hiệu quả.
Chính vì vậy, cần chú ý tăng cường những
thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn như sữa chua không béo. Đây là
một nguồn cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể, không chứa đường mà lại có
nhiều probiotic, những vi khuẩn rất có lợi cho ruột.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B trong sữa chua lên men có một số lợi
ích cho các chức năng của cơ thể như là tăng trưởng và phân chia. Các
vitamin được biết như là riboflavin có thể góp phần tích lũy năng lượng
và giảm đau đầu.
Phô mai có thể giúp giảm đau. Chúng chứa hai dưỡng chất củng cố xương là
can xi và vitamin D. Vitamin D có thể làm giảm cơn đau mãn tính, theo
kết quả nhiều cuộc nghiên cứu.
Hạt vừng
Hạt vừng giàu vitamin
E, góp phần giữ cho mức estrogen luôn ổn định và ngăn ngừa chứng đau nửa
đầu. Chúng có khả năng cải thiện sự tuần hoàn, lại giàu ma-giê nên có
thể ngăn ngừa chứng đau đầu rất tốt.
Các loại rau tốt cho bệnh đau đầu, nhức đầu
Rau bina,
rau chân vịt hay cải bó xôi
Các loại rau tốt cho bệnh đau đầu, nhức đầu
Rau bina đã được
chứng minh là có tác dụng làm giảm huyết áp, ngăn ngừa nôn mửavà dịu bớt
các cơn đau.
Riboflavin- một loại
vitamin B được tìm thấy trong rau chân vịt và một số loại rau xanh khác
cũng giúp ích cho việc ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu.
Rau bó xôi. Việc
thiếu hụt magnesium thường là thủ phạm gây ra chứng đau nửa đầu, như
thường xảy ra trước một kỳ kinh nguyệt. Việc ăn rau bó xôi, loại thực
phẩm chứa nhiều magnesium và các loại khoáng chất khác, đủ để vượt qua
chứng bệnh này. Ngoài ra chuối, bơ, hạnh nhân và gạo lức cũng chứa nhiều
magnesium.
Rau xanh, như cải bó xôi, rau dền không chỉ có hàm lượng sắt cao mà còn
chứa nhiều vitamin K giúp duy trì xương và các khớp xương vững chắc. Một
nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi nếu có nồng độ cao vitamin K trong
máu thì ít có khả năng bị viêm khớp hơn so với những ai có nồng độ
vitamin K thấp. Tuy nhiên, vitamin K có tác dụng đông máu, do đó, nếu
bạn đang dùng chất làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng
lượng hấp thụ vitamin K.
Bông cải xanh
Khi nồng độ magie giảm, cơ thể sẽ trải qua tình trạng căng cơ và đau nửa
đầu. Ăn những thực phẩm chứa nhiều riboflavin như bông cải xanh có thể
giúp cân bằng nồng độ magie trong cơ thể nhờ đó mà giúp giảm đau nửa đầu.
Trứng
Hàm lượng protein trong trứng giúp kiểm soát nồng độ đường huyết trong
máu và tạo năng lượng cho cơ thể để vận hành các hoạt động suốt cả ngày
mà không đau đầu. Các chuyên gia khuyên
bạn đưa trứng vào thực đơn mỗi buổi sáng
Sữa ít béo
Loại đồ uống giàu calci này giúp chúng ta vượt qua sức ép của mạch máu,
yếu tố ảnh hưởngtới việc truyền xung lực của thần kinh.
Như chúng ta đã biết, sự gián đoạn hoạt
động này có thể gây ra những cơn đau đầu khốc liệt và làm cho tim đập
nhanh.
Cà phê
Điều này nghe có vẻ thật khó tin, vì cà phê cũng là một trong những chất
kích thích. Nhưng thực tế thì lại khác.
Những người bị đau đầu do uống rượu nên chú ý: Rượu làm mở rộng các mạch
máu, kích thích đau đầu. Trong khi đó,
Hàm lượng acetaminophen và aspirin trong caffein có trong cà phê
có tác dụng làm co mạch, giảm nhẹ triệu chứng đau đầu. Do đó, một tách
cà phê là một lựa chọn lý tưởng giúp giảm nhẹ triệu chứng đau đầu liên
quan đến tiêu thụ chất cồn.
Các chuyên gia khuyên nên uống một tách
cà phê khi bất chợt bị cơn đau nửa đầu “tấn công”.
Tuy nhiên, cà phê cũng là một chất lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước, do
đó uống quá nhiều cà phê cũng không tốt.
Resveratrol
Resveratrol trong rượu vang, nho và nước nho ép thường có tác dụng giảm
đau tương tự như aspirin, theo một số nghiên cứu. Bạn có thể bổ sung
resveratrol cho cơ thể bằng cách dùng một ít rượu vang, ăn nho đỏ hoặc
nhấm nháp nước nho ép.
Thực phẩm cay
Thực phẩm cay như nước xốt ớt nóng có thể giúp bạn “hồi phục” trở lại
sau cơn đau đầu.
Nếu nguyên nhân đau đầu là do tắc nghẽn xoang, những món ăn cay có thể
giúp mở đường hô hấp, giảm áp lực và đau đầu kèm theo.
Gừng
Gừng là một trong những “thuốc” giảm đau
tốt nhất. Gừng chứa các chất gingerol, paradol, shogaol và zingerone,
vốn là những thành phần giảm đau tốt. Uống trà gừng vào mùa đông để giảm
các cơn đau, nhức mỏi cơ thể định kỳ.
Các nghiên cứu cho
thấy gừng được làm nóng chứa nhiều hợp chất có tác dụng như thuốc kháng
viêm. Gừng có thể ngăn chặn những chất gây viêm gọi là prostaglandin.
Các nhà nghiên cứu
chưa tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn, nhưng gừng có thể làm giảm
cảm giác buồn nôn vốn thường đi kèm chứng đau nửa đầu.
Uống một ly trà gừng
hoặc nhâm nhi chiếc kẹo gừng sẽ làm bạn giảm bớt những cơn đau đầu.
Bạn cũng có thể dùng
gừng bột. Khi bị đau nửa đầu, hãy hòa một muỗng gừng bột trong một ly
sữa ấm, vài giờ uống một lần để giảm cơn đau. Nếu hay bị đau, bạn có thể
trữ ít kẹo gừng trong túi Nghệ cũng là loại gia vị giảm đau hiệu
quả. Đó là nhờ hợp chất curcumin có trongnghệ làm giảm các cơn đau
buốt.
Món ăn chữa đau đầu
Đau đầu có thể do ngoại cảm, hoặc do nội thương của tạp bệnh gây ra. Vì
vậy, người bệnh cần tới thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân để dùng
thuốc cũng như các món ăn hỗ trợ. Để nấu các món ăn có tác dụng trị
chứng đau đầu, chúng ta cần phân biệt ba thể sau đây:
1. Thể phong hàn ngoại nhập:
Dấu
hiệu là bệnh nhân đau đầu kèm đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau tăng khi
ra gió, thường thích che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, tắc mũi, chất
lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Khi có các triệu chứng này, bạn có
thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc, cụ thể:
Bài 1:
Nguyên liệu gồm một đầu cá mè hoa, xuyên khung 3-9 g, bạch chỉ 6-9 g.
Cho xuyên khung và bạch chỉ vào túi vải rồi đem nấu với đầu cá thành
canh, khi chín nhừ, nêm thêm gia vị và ăn nóng.
Bài 2: Hành
củ 10 g, đạm đậu xị 10 g, gạo tẻ 100 g. Gạo vo sạch đem nấu thành cháo.
Khi nhừ thì cho đạm đậu xị và hành vào, đun thêm một lát là được. Món
này chia ăn vài lần trong ngày. Cũng có thể cho thêm lá tía tô tươi 10
g, gừng tươi 3 lát để làm tăng khả năng giải cảm, trừ hàn.
Bài 3: Ngũ
vị tử 20 g, thịt heo thăn 200 g, trứng gà 2 quả, bột mì 25 g, mỡ heo 50
g, nước luộc gà 100 ml, gia vị vừa đủ. Thịt heo thái miếng, ướp gia vị,
cho vào một chút rượu vang, đập trứng vào bát hòa với bột mì. Cho mỡ vào
chảo đun nóng già rồi chiên thịt heo sau khi đã nhúng vào dịch trứng
bột. Tiếp đó, lấy thịt chiên rim với nước luộc gà cho mềm, nêm thêm gia
vị, ăn ngày 2 lần.
2. Thể đàm trọc ứ trở:
Dấu
hiệu là đau đầu, tinh thần nặng nề, ngực bụng đầy trướng, hay có cảm
giác buồn nôn, chán ăn, chậm tiêu, lưỡi bè có vết hằn răng, rêu lưỡi dày
nhờn. Khi có các triệu chứng này, bạn có thể sử dụng 3 món ăn bài thuốc,
cụ thể:
Bài 1: Bạch
cương hàm lượng tùy ý, hành củ 6 g, lá trà 3 g. Ba thứ xắt vụn, hãm hoặc
sắc uống thay trà hằng ngày.
Bài 2: Hoài
sơn 30 g, bán hạ chế 30 g. Hoài sơn xắt vụn, sắc bán hạ lấy nước rồi nấu
với hoài sơn thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong ngày.
Bài 3:Thiên ma 10 g, trần bì 10 g, óc heo một bộ. Thiên ma và
trần bì rửa sạch, xắt vụn, cho vào chén cùng với óc heo, hấp cách thủy,
nêm thêm gia vị, ăn nóng.
3. Thể huyết ứ:
Dấu
hiệu là đau đầu liên miên không dứt, có điểm đau cố định không di
chuyển, có lúc đau như dùi đâm kim chích, chất lưỡi có những điểm ứ
huyết màu tím, tĩnh mạch dưới lưỡi dãn rộng. Khi có các triệu chứng này,
bạn có thể sử dụng 2 món ăn bài thuốc, cụ thể:
Bài 1:Xuyên
khung 3-6 g, hồng hoa 3 g, trà diệp 3-6 g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước
uống thay trà.
Bài 2: Cua đực 500 g, hành củ khô
150 g, gừng tươi thái chỉ 25 g, mỡ lợn 75 g, gia vị vừa đủ. Rửa sạch
cua, thái miếng, cho mỡ lợn, củ hành vào chảo nóng, đảo vài
lần, lấy củ hành ra, để lại chút mỡ trong chảo, dùng lửa to
xào gừng tươi thái chỉ, tỏi băm và củ hành phi mỡ, rồi cho
thịt cua vào cùng xào, sau đó lần lượt cho thêm các gia vị như
rượu, nước cốt, muối, đường kính, mì chính, đậy nắp hầm trong
chốc lát, đợi đến khi sắp cạn nước lại cho thêm 10 gam mỡ lợn,
dầu vừng và hạt tiêu vừa phải, dùng bột đao đảo đều là có
thể dùng.
4. Một số món ăn khác
Óc lợn, thiên ma:
Lấy óc lợn 1 bộ, thiên ma 10 – 30g (thái lát) hầm nhỏ lửa thành dạng
canh rồi bỏ bã, uống vài lần trong ngày. Cũng có thể lấy óc dê 1 bộ, rửa
sạch huyết rồi hầm trong 30 phút, thêm gia vị ăn trong ngày.
Óc lợn hầm:
– Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong
30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày.
– Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi
20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch, loại bỏ gân máu, hành thái nhỏ,
gừng và tỏi giã nát. Đặt óc lợn lên một cái đĩa cùng gừng và hành, vay
rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thuỷ chừng 30 phút, sau đó chế thêm
dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều, ăn trong ngày.
Tác dụng: Chữa phong huyễn não minh (Tây y gọi là thiểu năng tuần hoàn
não, rối loạn tiền đình). Triệu trứng: Hoa mắt, chóng mặt, kèm theo có
những âm thanh bất thường trong đầu như tiếng ve kêu, tiếng xay lúa.
–
Một bộ óc heo, 10g vị thuốc thiên ma, 3
lát gừng tươi, 50ml rượu trắng. Đem đun cách thủy trong khoảng 30 phút,
ăn cả cái và nước. Mỗi đợt dùng từ 5 – 7 cái, mỗi ngày 1 cái.
Óc lợn, trứng gà:
– Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 – 2 quả, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân
máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày.
– Óc lợn 1 bộ, nhục thung dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử
15g, các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín,
chế thêm gia vị, ăn trong ngày. Tác dụng: Chữa hội chứng suy nhược thần
kinh, đau đầu.
Óc lợn, thiên ma, kỷ tử:
Óc lợn 1 bộ, thiên ma 9g (thái lát) kỷ tử 15g. Óc lợn rửa sạch huyết,
loại bỏ gân máu, hấp cách thuỷ cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị
ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và
thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị,
chia ăn vài lần trong ngày.
Tác dụng: Chữa di chứng chấn thương sọ não, đau đầu.
Óc lợn, mộc nhĩ đen:
Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu.
Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30
phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm một thìa rượu vang, muối, gia vị
vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm một bát
nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt
tiêu và các gia vị khác.
Tác dụng: Chữa rối loạn thần kinh chức năng gây đau đầu.
Óc lợn, đông trùng hạ thảo:
– Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu; đông trùng hạ thảo 10g
rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang,
2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thuỷ, ăn trong ngày.
– Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát
nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước.
Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa
đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 – 60 phút là được. Chia
ăn 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Chữa rối loạn tiền đình do tổn thương tai trong.
Óc dê, kỷ tử:
– Óc dê 1 bộ, kỷ tử 50g, óc dê rửa sạch, hấp cách thuỷ cùng kỷ tử rồi
chế thêm gia vị ăn trong ngày.
– Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15g, kỷ tử 15g.
Tất cả đem hấp cách thuỷ rồi chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
Tác dụng: Chữa chứng chậm phát triển trí tuệ của trẻ em, làm tăng trí
nhớ và khả năng hoạt động của não bộ.
Nấm tai mèo
chưng với đường phèn
Đây là món ăn cũng có công dụng chữa trị chứng đau đầu nói trên theo
kinh nghiệm dân gian.
+ Thành phần: Cho một lần dùng gồm 20g – 30g nấm tai mèo (lấy loại còn
lớp phấn trắng mỏng bên ngoài), 10g đường phèn.
+ Cách chế biến: Nấm tai mèo cắt bỏ cuống, thái nhỏ. Cho đường phèn và
nấm tai mèo vào chung thố, đem chưng cách thủy trong vòng 15 phút. Sau
đó, mở nắp thố đem phơi sương qua một đêm, sáng dậy lấy vào ăn hết nấm,
uống cả nước lúc bụng đang còn đói. Dùng mỗi đợt khoảng 7 ngày.
Cháo Măng:
Nguyên liệu: Măng chín 100 gam, thịt lợn băm 50 gam, gạo lốc 100
gam, dầu vừng 25 gam.
Phối chế: Trước tiên thái măng thành dạng sợi, nóng dầu vừng,
xào thịt lợn băm chốc lát, cùng lúc cho măng sợi, hành và
gừng thái vụn, muối tinh, mì chính vào chảo xào chốc lát,
đựng lên đĩa. Gạo lốc nấu cháo với lượng nước vừa phải bằng
lửa nhỏ, đợi cháo chín nhừ thì đổ nguyên liệu chuẩn bị sẵn
trong bát vào, nấu thêm chốc lát là được.
Công hiệu: Tiêu đờm trừ thấp.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày hai lần, lần lượt dùng
trong bữa sáng và bữa tối.
Bánh Quất hồng (vỏ quýt):
Nguyên liệu: Quất hồng (vỏ quýt)10 gam, bột gạo 500 gam, đường
kính 200 gam.
Phối chế: Nghiền Quất hồng (vỏ quýt) thành dạng bột, trộn
đều với đường kính làm nhân; dùng ít nước làm ướt bột gạo,
làm bánh nhân Quất hồng(vỏ quýt) , cho lên khay hấp cách thủy
đến chín, đợi bánh nguội thì ép bánh thành dạng chắc, thái
bánh có nhân thành dạng sợi.
Công hiệu: Thấm thấp tiêu đờm, hành khí kiện tỳ.
Cách dùng và liều lượng: Có thể dùng làm điểm tâm.
Thực phẩm nên
tránh khi bị đau đầu
Một số loại thực phẩm
nếu ăn lúc đang đau đầu sẽ làm tăng mức độ và làm bạn cảm thấy khó chịu
hơn. Vì vậy, khi đau đầu bạn nên tránh những loại thực phẩm sau:
Các thực
phẩm thay thế đường
Đường hóa học sẽ kích thích quá mức hoặc gây cản trở cho các
dây thần kinh, căng cơ tăng, dẫn tới chứng đau nửa đầu.
Đường hóa học thường có trong một số thực phẩm như nước ngọt,
kem, kẹo cao su… và những loại thuốc có chứa đường aspartam.
Những người dị ứng với các chất làm ngọt, chỉ cần uống một
chút nước giải khát có thể dẫn tới đau đầu.
Thực
phẩm chứa cồn
Rượu bia, đặc biệt là
rượu vang đỏ là thức uống phổ biến gây đau đầu cho bạn do chúng chứa
chất cồn. Mặc dù nó làm tăng sức đề kháng và miễn dịch cần thiết khi
uống với số lượng nhất định, nhưng nó thực sự có thể trở thành một lý do
gây nhức đầu khi bạn lạm dụng quá mức.
Trong rượu cồn có
chứa sulfite khiến bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc đau đầu. Ngoài ra, rượu
cũng làm tăng lưu lượng máu lên não gây mất nước.
Tất cả những đồ uống có cồn đều gây ra đau đầu, đặc biệt là
rượu vang đỏ chứa rất nhiều chất hóa học gây đau đầu. Nếu bạn
thực sự muốn uống 2 ly/ ngày, tốt nhất nên chọn rượu vodka loại
rượu trắng không màu.
Thực
phẩm chứa nitrit
Xúc xích, thịt nguội,
lạp xưởng, thịt hun khói, món ăn nhanh và nhiều món ăn hấp dẫn khác
thường được sản xuất với chất nitrit. Đây là chất cần thiết để tăng sự
bảo quản tiệt trùng trong băng kín.
Nitrat, nitrit và bột
ngọt làm co
thắt các mạch máu và dẫn đến chứng đau đầu ở một số người
Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày bạn nên hạn chế ăn.
Thực
phẩm chứa tyramin
Chất tyramine có
trong một số loại thực phẩm như hạt phỉ, cà chua, thịt lợn, một số loại
pho mát, sô cô la, sữa có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu của
bạn
Các loại phô mai càng
lâu năm càng chứa nhiều chất tyramine.
Giống như bơ, chuối
và quả hạch cũng chứa khá nhiều tyramine. Lớp vỏ bên của chuối chứa
nhiều hơn trong ruột chính vì vậy mà khi bóc vỏ ta nên chú ý bóc sạch
các mảnh sợi của vỏ bị dính vào phần thịt chuối.
Thực phẩm chứa cafein
1 cốc cà phê không
chỉ là một thức uống tuyệt vời mỗi sáng thức dậy, chúng còn khiến đầu óc
minh mẫn và công việc trở nên có hiệu suất hơn.
Một lượng nhỏ cafein có thể làm giảm bớt
đau đầu. Trong dược phẩm, người ta vẫn dùng một chút cafein làm tăng khả
năng hấp thụ của thuốc.
Tuy nhiên, Cà phê kích thích hệ
thần kinh và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Uống nhiều có thể gây nghiện.
Khi nghiện cà phê sẽ gây ra chứng đau nửa đầu. Cho nên lượng cà phê
hấp thụ trong một ngày tốt nhất thấp hơn 100 mg (khoảng 1 cốc
cà phê đặc)
Thực phẩm được nấu với nhiều gia vị
Nếu bạn là fan các
món ăn được nấu chín với nhiều loại gia vị cũng nên cẩn thận nhé vì
những món ăn này thường chứa một enzym quan trọng liên quan đến việc khử
amin của các amino acid trong phụ gia thực phẩm.
Khoảng 10-20% số
người bị nhức đầu bởi những chất này. Hiện tượng này thường xuất hiện
khoảng 15 phút sau bữa ăn với cảm giác đau ở vùng trán.
Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là giải pháp đem lại hiệu quả tức thời làm
giảm cơn đau. Nhưng nếu dùng thuốc này quá lượng chẳng những
không giải quyết được việc đau đầu mà nó còn phản tác dụng.
Nếu bạn bị đau đầu mãn tính không nên uống thuốc giảm đau quá
2 – 3 lần/ tuần và tốt nhất hãy đến bác sĩ để điều trị.