2 nguyên nhân khiến cá nổi đầu thường gặp – Chephamthongminh – Men Vi Sinh Trồng Trọt

Tin tức

Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp và vô cùng phổ biến hiện nay. Khi mắc phải tình trạng này, thông qua mắt thường ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy những sự thay đổi ngay cả trong cách di chuyển của cá, cá thường không linh hoạt, thiếu sức sống,…đặc biệt trong thời tiết giao mùa hiện tượng này càng xảy ra phổ biến hơn.

Và hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cá nổi đầu. Nếu không được tiến hành xử lý kịp thời sẽ khiến cho cá gặp nhiều nguy hiểm, thậm chí dễ bị chết.

Hãy cùng Chephamthongminh tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho cá nổi đầu cũng như biện pháp phòng trừ hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân cá nổi đầu do thiếu oxy

Nguyên nhân của hiện tượng cá nổi đầu là do các vi sinh vật có hại hiếu khi đang hoạt động mạnh, khiến cho lượng không khí trong môi trường giảm mạnh.

– Ngoài ra, còn có thể do mật độ tảo quá dày nên khiến cho ban đêm tảo hô hấp dẫn đến hiện tượng thiếu oxy cho cá. Đặc biệt là trong thời điểm nửa đêm về gần sáng, cá thường thiếu oxy nghiêm trọng.

– Có thể thấy, cá nổi đầu là do thiếu oxy trong nước. Oxy được tạo ra nhờ quá trình quang hợp của tảo, ngoài ra còn được hình thành từ thiết bị sục khí, máy quạt nước….

 

– Oxy trong nước bị mất đi chủ yếu là do quá trình hô hấp của cá, tảo, vi khuẩn và nhiều sinh vật khác bị lắng tụ dưới đáy ao.

– Oxy đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các loài sinh vật thủy sinh để có thể phát triển. 

Thiếu oxy hòa tan nhẹ cá sẽ nổi đầu vào mờ sáng, và chỉ nổi tại vị trí giữa ao. Khi có sự xuất hiện, tác động của con người, cá thường quẫy rồi chìm. Đặc biệt ki mặt trời lên, cá thường nổi hết đầu.

– Cá phân tán tại mọi nơi trên ao và trong trạng thái há miệng đớp không khí trực tiếp trên mặt nước.

– Thiếu oxy hòa tan nặng: cá nổi đầu vào ngay giữa đêm ở tại vị trí ven bờ ao, là không chìm khi có sự tác động của con người.

>>> Xem thêm: Địa chỉ mua thuốc cá thủy sản

Giải pháp khắc phục hiện tượng cá nổi đầu do thiếu oxy 

– Để khắc phục tình trạng cá nổi đầu do thiếu oxy cần kiểm soát lượng oxy hòa tan trong ao nuôi hiệu quả đặc biệt vào lúc về đêm và sáng.

– Bố trí các máy sục nhằm tạo oxy, quạt nước,… hay có thể bơm thêm nước vào trong ai để cung cấp thêm oxy cho cá.

– Phụ thuộc vào tình hình cá nổi đầu nặng hay nhẹ, bạn có thể tiến hành cho cá dừng ăn trong 1 – 2 ngày. 

– Khi gặp hiện tượng cá nổi đầu do thiếu oxy không nên tiến hành bón phân hữu cơ hay các loại phân chuồng vào trong môi trường ao nuôi.

– Trong khoảng thời gian này, lượng hữu cơ tồn đọng trong đáy ao nuôi thường rất nhiều. Cùng với đó sẽ có rất nhiều vi sinh vật khác khó kiểm soát được trong ao, nên cần tiến hành sử dụng vi sinh xử lý đáy ao cứ 15 – 20 ngày.

 

Biểu hiện cá nổi đầu do bị trúng độc 

– Khi cá nổi đầu do trúng độc thường có các biểu hiện như: Bơi lội không định hướng, thường chao đảo. Nếu bị nặng, toàn thân cá có thể chuyển sang màu thâm đen và nhiều nhớt hơn bình thường.

– Cá bị trúng độc bị chế hàng loạt, thậm chí có thể chết cả ao nuôi nếu không có những biện pháp tiến hành chữa trị kịp thời. 

– Trong quá trình nuôi cá trong ao nuôi hay trong các lồng bè, cá có thể chết do chất thải từ chất thải nhà máy với các độc tố kim loại mạnh thường khiến cá gặp nguy hiểm và chết một cách nhanh chóng.

– Với trường hợp cá bị nhiễm độc từ khí độc từ ao nuôi so đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, do đó, quá trình hô hấp của cá trở nên yếu ớt, thiếu khí và dần tạo ra khí độc gây hại cho cá.

>>> Xem thêm: Các sản phẩm men vi sinh thủy sản

Giải pháp cho cá nổi đầu do bị trúng độc 

– Trong trường hợp cá chết do nguồn nước thải, mức độ nhẹ có thể sử dụng chế phẩm để giải độc nước đem lại hiệu quả vượt trội giúp hấp thụ các khí độc trong nước, cung cấp thêm oxy.

– Cùng với đó nên bố trí trang bị thêm các máy cung cấp oxy đặt tại các vị trí quanh ao. Thay nước mới cho ao.

– Trong trường hợp cá bị nhiễm khí độc từ đáy ao nuôi cần hạn chế sử dụng các loại phân cho ao nuôi, cùng với đó tiến hành sục khí đáy ao bằng máy sục khí và ngăn chặn việc hô hấp yếm khi.

– Sử dụng các chế phẩm sinh học cũng như men xử lý đáy để phân hủy hiệu quả nguồn hữu cơ, hấp thụ hiệu quả các độc tố.

>>> Xem thêm: Chế phẩm EM gốc

Sử dụng chế phẩm sinh học tăng cường sức đề kháng cho cá

– Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá nên sử dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học để vừa có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng cho cá lại hạn chế được sự phát triển mầm bệnh, ô nhiễm trong môi trường ao nuôi.

– Khi sử dụng chế phẩm sinh học để dọn dẹp môi trường ao nuôi giúp phân hủy các chất hữu cơ và giảm được lượng bùn nhớt bám dưới đáy ao, hạn chế mùi hôi khó chịu trong quá trình nuôi, đem đến chất lượng nước ao nuôi đảm bảo nhất.

– So với các loại kháng sinh hiện nay thì chế phẩm sinh học cho cá được đánh giá là an toàn và hiệu quả hơn hẳn, giảm được lượng vi khuẩn gây bệnh bằng cách tiêu diệt hoàn toàn thức ăn của chúng.

 

– Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng chế phẩm sinh học, để đem lại hiệu quả tuyệt đối cần đảm bảo các yếu tố như: tình trạng chất lượng nước ao nuôi, thời điểm sử dụng, liều lượng sử dụng.

– Ngoài ra, khi sử dụng chế phẩm sinh học ngăn ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả. Giúp cho các vi khuẩn có hại bị tiêu diệt, đồng thời vi khuẩn có lợi sẽ lấn án và kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong môi trường nước.

– Quá trình xử lý sinh học sẽ đem đến các vi sinh vật có ích, giúp phân hủy các chất hữu cơ, vô hại trong nước ao, đem đến chất lượng nước tốt nhất, giảm nguy cơ mắc bệnh cho thủy sản được nuôi trồng. 

>>> Xem thêm: Giới thiệu về Chế phẩm thông minh

Chế phẩm thông minh là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm chế phẩm sinh học chính hãng hiện nay, là địa điểm được nhiều nhà nông chọn lựa đồng hành trong thời gian dài.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các chế phẩm sinh học dành cho nuôi trồng thủy sản, giúp bạn có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh cho môi trường nuôi trồng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, nhiệt tình nhất ngay nhé.

tổng đài: 0987.159.123

Rate this post

Viết một bình luận