Chứa nhiều những dưỡng chất có lợi, mặt nạ dưỡng da đã trở thành item không thể thiếu trong quy trình chăm sóc hằng ngày của phụ nữ ngày nay.
1. Các loại mặt nạ dưỡng da tại nhà phổ biến hiện nay
Mặt nạ dưỡng da là các sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên hoặc nguyên liệu nhân tạo nhằm dưỡng ẩm và cung cấp dưỡng chất cho da mặt, giúp hỗ trợ cải thiện làn da. Đây được coi như một giải pháp hỗ trợ giúp da căng bóng và mịn màng hơn. Dưới đây là 7 loại mặt nạ dưỡng da tại nhà phổ biến hiện nay:
1.1. Mặt nạ giấy
Mặt nạ giấy là loại mặt nạ được làm bằng giấy, sợi bông hoặc vải không dệt được ngâm trong dung dịch hoặc chất lỏng trắng chứa nhiều dưỡng chất chăm sóc da. Đây là dòng mặt nạ dưỡng da phổ biến hiện nay nhờ giá thành thấp, dễ sử dụng và có thể mang theo mọi lúc mọi nơi.
Mặt nạ giấy được thiết kế khá tiện lợi, có thể mang theo khi đi du lịch hoặc công tác xa
1.2. Mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét là loại mặt nạ làm từ đất sét bentonite, cao lanh, đất sét xanh hoặc đất sét trắng có các khoáng chất như kẽm, canxi, magie,… cùng khả năng chống oxy hóa cao giúp mang lại làn da căng mịn, thường được sản xuất dưới dạng bột, khi sử dụng phải hòa tan với nước. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại mặt nạ dạng sệt như kem hoặc bùn có thể đắp trực tiếp lên da.
Cơ chế hoạt động của mặt nạ đất sét là hỗ trợ làm sạch sâu, loại bỏ những bụi bẩn và dầu thừa tích tụ sâu trong lỗ chân lông, từ đó tạo cảm giác da sạch khỏe và thông thoáng hơn. Đất sét dùng làm mặt nạ cũng có nhiều loại và nhiều công dụng khác nhau như:
- Đất sét Bentonite (màu xám/kem xám): Loại đất sét này có nguồn gốc từ tro núi lửa và chứa nhiều magie, giúp chữa lành da, tẩy tế bào chết, hút độc và thải độc ra khỏi cơ thể.
- Đất sét hồng: Đây là sự kết hợp của đất sét trắng và đất sét đỏ, có công dụng làm sạch và làm dịu da, cực kỳ phù hợp với làn da nhạy cảm.
- Đất sét đỏ: Loại đất sét đỏ này có chứa nhiều sắt, giúp bổ sung khoáng chất, tái tạo và làm hồng da, phù hợp với da thường.
- Đất sét vàng: Đất sét chứa nhiều sắt tốt cho da giúp tẩy da chết hiệu quả, phù hợp với da nhạy cảm và da khô.
- Đất sét xanh: Đất sét này chứa nhiều dưỡng chất như chất khoáng, magie, photpho,.. là loại đất sét phổ biến và dễ mua, hơn nữa còn có tính kiềm dầu nên phù hợp với da dầu nhờn.
- Đất sét trắng (kaolin): Đất sét chứa nhiều canxi, magie, kẽm,… có tính khử trùng, thấm hút tự nhiên và tái tạo da, phù hợp với da dầu mụn.
- Đất sét Fuller’s Earth: Là loại đất sét tự nhiên, có tác dụng mạnh nhất hiện nay, giúp làm sạch bã nhờn, bụi bẩn bên trong lỗ chân lông và tẩy trắng da.
1.3. Mặt nạ gel
Mặt nạ gel chứa nhiều dưỡng chất cô đặc, được chiết xuất từ thành phần thạch tự nhiên như trong các loại thực vật biển hay nha đam, nổi tiếng với công dụng dưỡng ẩm tự nhiên cho da, hỗ trợ làm dịu da ngay lập tức. Loại mặt nạ này thường được sử dụng trong mùa hè, đặc biệt là sau khi đi nắng để cấp nước và hạ nhiệt cho da hay trước khi trang điểm để giúp lớp nền bám lâu và ít tiết dầu. Mặt nạ gel phù hợp với làn da nhạy cảm, da dầu.
1.4. Mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ được sử dụng vào ban đêm sau khi bạn đã hoàn thành chu trình dưỡng da, có tác dụng khóa ẩm, nuôi dưỡng và tái tạo tế bào da trong giấc ngủ. Thông thường, mặt nạ ngủ bao gồm mặt nạ dạng gel trong suốt hoặc dạng kem.
Khác với các loại mặt nạ khác, mặt nạ ngủ có thể đắp qua một đêm, từ đó mang đến làn khỏe mạnh và tươi tắn vào sáng hôm sau. Ngoài ra, mặt nạ ngủ rất phù hợp với những ai sở hữu làn da khô nhờ hiệu quả cấp ẩm cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ đắp mặt nạ khoảng 2-3 tuần là hợp lý để da không quá bí bách nhé!
1.5. Mặt nạ lột
Mặt nạ lột là dạng dung dịch đặc chứa các thành phần vitamin, chất chống oxy hóa hoặc acid tẩy da chết, khi bôi lên da sẽ khô nhanh và kết lại thành lớp bám dính trên mặt. Sau khoảng 15-20 phút, bạn có thể lột ra dễ dàng.
Cách thức hoạt động của mặt nạ lột là hỗ trợ làm sạch và giảm tiết nhờn, đồng thời lấy đi mụn đầu đen, mụn cám trên da, từ đó cho cảm giác da sáng và tươi tắn hơn.
1.6. Mặt nạ sủi bọt
Mặt nạ sủi bọt (hay còn gọi là mặt nạ thải độc) được giới thiệu là loại mặt nạ có cơ chế hoạt động như một lớp xà phòng trên da, giải phóng khí oxy vào bên trong và hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, cho da sáng khỏe và dễ thở hơn. Các loại da từ dầu đến nhạy cảm đều có thể dùng mặt nạ này được. Mặt nạ sủi bọt có 2 dạng là mặt nạ giấy và mặt nạ rửa, sau khi đắp lên khoảng 1-2 phút sẽ sủi bọt.
1.7. Mặt nạ dưỡng da tự làm từ nguyên liệu thiên nhiên
Mặt nạ thiên nhiên là loại mặt nạ được làm tại nhà từ trái cây, rau củ, giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết (chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và một số acid lành tính), từ đó hỗ trợ lột nhẹ lớp sừng trên bề mặt da, cung cấp độ ẩm tự nhiên, tạo cảm giác da ẩm và mềm mại hơn sau mỗi lần đắp.
Mặt nạ thiên nhiên khá được ưa chuộng nhờ chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm và có thể tự thực hiện tại nhà
Trong quy trình chăm sóc da hằng ngày, đắp mặt nạ thường được thực hiện ở bước thứ năm (tẩy trang, rửa mặt, tẩy tế bào chết, toner, đắp mặt nạ, kem mắt, serum…) nhằm hỗ trợ khắc phục một số vấn đề về da, đồng thời tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho chị em trong mỗi thời gian đắp.
Top 10 mặt nạ dưỡng da tại nhà từ thiên nhiên, công thức đơn giản, dễ thực hiện:
- Mặt nạ dưỡng da bằng sữa tươi: Mặt nạ này giúp làn da bạn trở nên tươi tắn và trắng sáng hơn. Bạn có thể bôi sữa tươi lên mặt, để khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Mặt nạ dưỡng ẩm bằng mật ong: Mật ong chứa vitamin A, E, C và các khoáng chất giúp cấp ẩm và cho da săn chắc. Bạn có thể lấy 1 muỗng mật ong nguyên chất thoa lên mặt khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại với nước.
- Mặt nạ dưỡng da bằng trứng gà: Trứng gà chứa nhiều protein, các loại vitamin giúp da mịn màng và ngừa thâm nám. Bạn sử dụng lòng trắng trứng thoa lên da khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Mặt nạ dưỡng da bằng sữa chua: Mặt nạ sữa chua giúp làm sạch da, giảm thâm sạm và se khít lỗ chân lông. Thoa sữa chua nguyên chất lên mặt, để khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước.
- Mặt nạ dưỡng ẩm bằng nha đam: Nha đam chứa vitamin B1, B2, B6…giúp tái tạo da, dưỡng ẩm và làm mịn da. Bạn lấy phần gel của nha đam bôi lên da khoảng 10 phút rồi rửa sạch mặt lại với nước.
- Mặt nạ dưỡng da bằng bột yến mạch: Bột yến mạch mang lại làn da trắng sáng, mịn màng hơn nữa còn làm dịu, kiềm dầu và cấp ẩm cho da. Kết hợp ⅓ bột yến mạch với 2 muỗng sữa chua, thoa lên da khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại với nước.
- Mặt nạ dưỡng da bằng giấm táo: Giấm táo giúp trị mụn, kiềm dầu, làm sạch lỗ chân lông, làm sáng và phục hồi da. Trộn đều 1 muỗng giấm táo với 2 cốc nước, thoa lên da khoảng 10 phút rồi rửa sạch mặt với nước.
- Mặt nạ dưỡng ẩm với chuối: Chuối có khả năng giữ ẩm, mang lại làn da mềm mượt và mịn màng nên được xem như là loại mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô. Bạn có thể nghiền nát 1 quả chuối chín rồi thoa đều lên da khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước.
- Mặt nạ dưỡng da với chanh: Chanh hỗ trợ trị mụn, tẩy tế bào chết, làm sạch và làm sáng da. Trộn đều 4 muỗng mật ong với 1 muỗng nước chanh, thoa lên mặt khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước.
- Mặt nạ dưỡng da với dầu dừa: Dầu dừa chứa vitamin E và chất chống oxy hóa giúp tăng độ đàn hồi, làm trắng và bổ sung độ ẩm cho da. Thoa đều dầu dừa lên mặt khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước.
Mặt nạ dưỡng da với mùi hương dễ chịu giúp phái nữ thư giãn và làm dịu tinh thần
2. Cách lựa chọn mặt nạ phù hợp với loại da
- Da dầu: Các tuyến nhờn trên da dầu luôn hoạt động liên tục, dẫn đến làn da sáng bóng, lỗ chân lông to và sần sùi mụn. Do đó, đối với làn da dầu “khó chiều” này, chị em nên lựa chọn mặt nạ dưỡng da làm từ đất sét. Với khả năng loại bỏ sâu tế bào da chết, cân bằng độ ẩm tự nhiên, mặt nạ đất sét hỗ trợ tăng cường hấp thụ dưỡng chất, kiểm soát tốt tuyến dầu cho da.
- Da khô: Bước qua tuổi 30, khả năng tái tạo, sản sinh Elastin, Collagen tự nhiên sẽ giảm đi đáng kể, dẫn đến cấu trúc nền của da suy yếu, hình thành vùng da nhăn, khô, sạm trên khuôn mặt. Song song đó, ô nhiễm không khí cũng là tác nhân gây ra sự tích tụ bụi bẩn trong lỗ chân lông, tăng sinh gốc tự do, khiến da bị nhiễm độc, xỉn màu và khô ráp. Vì vậy, để chống lại gốc tự do, cấp nước cấp ẩm cho da, tốt nhất là bạn nên lựa chọn các mặt nạ dưỡng ẩm có chứa các hoạt chất như Hyaluronic acid, Glycerin…
Đắp mặt nạ dưỡng ẩm thường xuyên là việc làm cần thiết cho làn da khô
- Da nhạy cảm: Đặc điểm của da nhạy cảm là dễ kích ứng, viêm đỏ. Chính vì thế, các mặt nạ chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ, không chứa cồn, paraben hay hương liệu chính là lựa chọn lý tưởng cho làn da nhạy cảm.
- Da hỗn hợp: Những người sở hữu làn da hỗn hợp thường đổ dầu nhiều ở vùng tam giác trên da nhưng các vùng da khác như hai bên má lại khô ráp và bong tróc. Vì tính chất khác nhau như thế nên khi chọn mặt nạ, bạn nên ưu tiên sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm dạng kem dành cho da khô ở vùng má và cằm, sau đó dùng thêm mặt nạ đất sét để kiểm soát tuyến bã nhờn ở vùng chữ T.
3. Tips hay khi đắp mặt nạ dưỡng ẩm tại nhà
3.1. Hướng dẫn cách đắp mặt nạ dưỡng da đúng cách
Bước 1: Làm sạch sâu da mặt
- Trước khi đắp mặt nạ, chị em nên tẩy trang cho da. Bằng cách này, da sẽ được loại bỏ sâu các lớp khói bụi, lớp trang điểm hay chống nắng đang tồn tại.
- Sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da thông thoáng hơn. Cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có tính chất dịu nhẹ, phù hợp với da để hạn chế tình trạng kích ứng, viêm đỏ.
- Đều đặn từ 1-2 lần/tuần, bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết vì cách này sẽ giúp loại bỏ lớp sừng hư tổn, vi khuẩn ẩn trú trên da, đồng thời cũng dọn đường để các dưỡng chất thẩm thấu nhanh hơn.
- Sau khi thực hiện đầy đủ các công đoạn làm sạch, hãy sử dụng nước hoa hồng để lau nhẹ mặt nhằm duy trì độ ẩm cho da và tiến hành đắp mặt nạ.
Làm sạch da là nguyên tắc quan trọng cần thực hiện trước khi đắp mặt nạ
Bước 2: Thao tác đắp mặt nạ
Các thao tác đắp mặt nạ rất quan trọng vì nếu đắp không chuẩn, da sẽ khó hấp thụ đầy đủ dưỡng chất để phát huy tác dụng. Theo đó, bạn nên đắp mặt nạ nhẹ nhàng lên da, đảm bảo mặt nạ vừa khít với vùng trán. Tiếp đến, dùng hai tay miết nhẹ các nếp mặt nạ đều ra các vùng mũi, cằm, hai bên má và mắt, đồng thời, kết hợp với phương pháp massage da mặt để dưỡng chất nhanh thẩm thấu hơn.
Bước 3: Dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Sau khi đắp mặt nạ, bạn hãy tiếp tục thực hiện các bước chăm sóc da như sau:
- Rửa mặt sơ qua với nước thêm một lần để làm sạch dưỡng chất còn tồn tại.
- Sử dụng toner để lau mặt và cân bằng độ pH cho da
- Thực hiện khóa ẩm bằng serum và kem dưỡng ẩm da để hạn chế sự thất thoát độ ẩm.
3.2. Có nên đắp mặt nạ dưỡng da hàng ngày?
Mặt nạ dưỡng da là một bước hỗ trợ trong chu trình chăm sóc da. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể sử dụng mặt nạ để dưỡng da hằng ngày. Trên thực tế, làn da là một cơ quan khá nhạy cảm và mỏng manh. Do đó, việc đắp mặt nạ thường xuyên sẽ làm da suy giảm đề kháng, tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại sinh tác động và gây tổn thương da.
Đối với làn da nhạy cảm, việc đắp mặt nạ mỗi ngày cũng gây kích ứng, viêm đỏ, ngứa da. Vì vậy, hãy cân nhắc đắp mặt nạ hợp lý từ 2-3 lần/tuần nhé!
3.3. Mặt nạ dưỡng da có bắt nắng không?
Một số mặt nạ thiên nhiên chứa các acid trái cây lành tính như chanh, cam, cà chua… hỗ trợ lột nhẹ tế bào chết trên bề mặt da, từ đó cải thiện làn da sáng màu. Tuy nhiên lượng acid này lại khiến da dễ bị bắt nắng, khiến da trở nên yếu và đen sạm hơn. Chính vì vậy mà khi đắp các loại mặt nạ dưỡng da dù là thiên nhiên hay các loại khác thì cũng nên thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi ra đường để bảo vệ da.
Mặt nạ dưỡng da từ nguyên liệu thiên nhiên thường hỗ trợ cấp ẩm, tạo cảm giác da mềm mại, mướt mát hơn sau mỗi lần đắp
3.4. Có nên đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt?
Để rút ngắn quy trình, nhiều chị em thường đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi làn da khi được làm sạch sẽ có xu hướng thô ráp, mất nước. Do đó, việc sử dụng ngay mặt nạ có thể gây ra tình trạng da nhạy cảm, sưng đỏ, thúc đẩy tốc độ hình thành mụn hơn. Tốt nhất là bạn nên sử dụng toner để tạo sự cân bằng dịu nhẹ cho da, sau đó hãy tiến hành đắp mặt nạ.
3.5. Đắp mặt nạ trong thời gian như thế nào là hợp lý?
Thời gian tiêu chuẩn cho một lần đắp mặt nạ sẽ dao động từ 15-20 phút. Tuy vậy, vì quá cầu toàn với làn da của mình, nhiều chị em đã tăng thời gian đắp mặt nạ, thậm chí là đắp qua đêm, dẫn đến sự lạm dụng quá mức, lợi cập bất hại.
Theo các chuyên gia, khi mặt nạ bắt đầu khô, bạn nên nhanh chóng gỡ bỏ mặt nạ. Vì nếu để quá lâu sẽ gây ra hiện tượng hút ẩm ngược, khiến da bong tróc, nứt nẻ, nhanh lão hóa hơn.
Thời gian đắp mặt nạ dưỡng da hợp lý thường dao động từ 15-20 phút
3.6. Có nên sử dụng nhiều loại mặt nạ dưỡng da khác nhau?
Trong suốt cuộc đời, làn da sẽ thay đổi diện mạo và cấu trúc tùy theo tâm trạng, thời tiết, khí hậu hay các tác động bên ngoài. Nếu chỉ sử dụng duy nhất một loại mặt nạ sẽ không đáp ứng được những thay đổi liên tục từ da. Chính vì thế, bạn nên kết hợp hài hòa nhiều mặt nạ dưỡng da khác nhau như cấp ẩm, Collagen, mặt nạ chống lão hóa để làn da được chăm sóc một cách toàn diện nhất.
3.7. Không sử dụng mặt nạ cấp tốc, trôi nổi
Lợi dụng tâm lý nôn nóng làm đẹp da của phụ nữ ngày nay, một số cơ sở kinh doanh “ma” đã sản xuất các mặt nạ dưỡng da cấp tốc, kém chất lượng, kèm theo lời quảng cáo “đường mật” là giúp da trắng khỏe, mịn màng chỉ trong thời gian ngắn. Do không biết các sản phẩm này chứa thành phần độc hại cho da như huỳnh quang, acid salicylic, thủy ngân, hydroquinone… nên nhiều chị em đã sử dụng. Kết quả là làn da bị tàn phá nặng nề với các biến chứng như nhiễm trùng, mọc lông trên gương mặt, xuất hiện tình trạng bạch biến và thậm chí là ung thư da.
Để bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của làn da, tốt nhất là bạn nên lựa chọn sản phẩm mặt nạ từ thương hiệu uy tín, đã được Bộ Y tế công nhận. Đồng thời, khi mua hàng, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến sản phẩm như nơi sản xuất, thời hạn sử dụng, bao bì in rõ nét, không lem, tem chống hàng giả…
Mặc dù mặt nạ dưỡng da là xu hướng làm đẹp phổ biến của phụ nữ hiện đại, tuy nhiên hoạt động chủ yếu của mặt nạ là cung cấp các dưỡng chất tác động lên lớp thượng bì của da, giúp cấp ẩm, làm chậm quá trình khô da tự nhiên. Từ đó, tạo cảm giác da mềm, ẩm mượt sau mỗi lần đắp, còn tác dụng điều trị các vấn đề da khác thì không đáng kể. Chính vì vậy, chỉ đắp mặt nạ dưỡng da thôi là chưa đủ, chị em cần kết hợp phương pháp chăm sóc làn da sáng đẹp, tươi trẻ từ bên trong thông qua đường uống.
Thấu hiểu được mong muốn làm đẹp của phái nữ, các nhà khoa học đã tạo ra viên uống chăm sóc da RiTANA dựa trên công nghệ chiết xuất hiện đại, giúp chắt lọc các dưỡng chất sinh học quý từ các thành phần thiên nhiên, nổi bật như: L-Glutathione, tinh chất Sakura, Pomegranate (chiết xuất từ Lựu), P. Leucotomos, Collagen giúp hạn chế sự tăng sinh Melanin, bảo vệ da từ bên trong, ngăn ngừa lão hóa, mang lại làn da sáng hồng, mịn màng và tươi trẻ.
Hoa hậu Khánh Vân chia sẻ: “Từ khi biết đến RiTANA, Vân cảm thấy tự tin với làn da của mình. Vì sau 3 tuần, da của Vân trở nên trắng đều màu, sáng mịn hơn. Mỗi ngày thức dậy thấy mình đẹp hơn trước, cảm thấy yêu đời hơn.”
Viên uống RiTANA là bí quyết hỗ trợ đẹp da sáng ngời mà Hoa hậu Khánh Vân muốn chia sẻ cho những người xung quanh
Làn da đẹp, sáng hồng, tươi trẻ và nổi bật luôn là mong ước của phụ nữ ngày nay. Nhiều chị em vì lý tưởng da đẹp đã đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc để sử dụng mặt nạ dưỡng da chuyên dụng, mà quên mất điều quan trọng rằng làn da chỉ thực sự khỏe mạnh, rạng ngời khi được chăm sóc cả bên ngoài lẫn bên trong. Do vậy, bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp để nuôi dưỡng làn da của mình nhé.
Người dùng có thể dễ dàng tìm mua viên uống RiTANA tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc đặt hàng trực tuyến tại website ecogreen.com.vn.