Mâm lễ cưới gồm những gì? Ý nghĩa của mâm lễ cưới
Với những cặp đôi đang yêu nhau, ngày kết duyên duyên hạnh phúc trăm năm luôn được mong đợi. Để đám cưới diễn ra suôn sẻ thì việc chuẩn vị các thủ tục, nghi lễ chu đáo là phần không thể thiếu. Vậy mâm lễ cưới gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của mâm quả cưới theo phong tục của người Việt
Từ xa xưa đến nay, mâm lễ cưới là một phần rất quan trọng chứng kiến ngày “kết tóc, se duyên” của cặp uyên ương. Trải qua quá trình giao lưu văn hóa, nhiều phong tục của người Việt đã dần có sự thay đổi. Tuy nhiên, thủ tục sắm sửa mâm lễ cưới vẫn được các thế hệ lưu giữ và truyền lại cho con cháu đời sau. Đây là nét văn hóa tốt đẹp thể hiện truyền thống của người Á Đông.
Dựa theo văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, số lượng lễ vật trên mâm lễ có sự sắp xếp khác nhau. Dù thế nào đi chăng nữa thì nó đều mang ý nghĩa sâu sắc. Mâm lễ cưới là mong chứng rõ ràng nhất thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung một lòng giữa hai người yêu nhau. Sau quá trình tìm hiểu nghiêm túc, cặp đôi đã quyết định về chung một nhà và mời quan viên hai họ đến chứng kiến.
Bên cạnh đó, các lễ vật trên mâm lễ cưới được lựa chọn tỉ mỉ với ý nghĩa cầu mong hạnh phúc sẽ đến với cặp vợ chồng son. Cuộc sống của gia đình sau này luôn vui vẻ, ấm êm, no đủ. Con cái khỏe mạnh, vợ chồng hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
Mâm lễ cưới gồm những gì?
Mâm lễ cưới là sính lễ được nhà trai sắm sửa để mang đến nhà gái. Nó không chỉ thể hiện thành ý của nhà trai mà còn cho thấy sự trân trọng, biết ơn đối với cha mẹ đã sinh ra cô gái. Mâm lễ cưới gồm những gì? Sính lễ phổ biến bao gồm những vật như sau:
Trầu cau
Đối với những ai sinh ra trên dải đất hình chữ S thì sự tích trầu cau đã in sâu vào tiềm thức. Trầu cau là biểu tượng của tấm lòng thủy chung, bền chặt giữa những cặp vợ chồng. Từ những câu ca dao cho đến lời hát quan họ đều có hình ảnh trầu cau. Miếng trâu xanh nên nghĩa vợ chồng, là ông tơ, bà nguyệt se duyên hạnh phúc đến “đầu bạc răng long”. Dù thời đại nào đi chăng nữa, ở bất kỳ vùng miền nào thì miếng trầu, lá cau luôn là biểu tượng tốt đẹp.
Mâm lễ trầu cau được lựa chọn từ những quả cau, lá trầu tươi nhất, có màu xanh đẹp mắt. Nhờ bàn tay khéo léo của những người sắp xếp, mâm lễ trầu cau sẽ được tạo hình ấn tượng, độc đáo.
Trầu cau
là sợi dây kết nối tình cảm lứa đôi” class=”wp-image-4787 size-full” height=”600″ src=”/vnt_upload/uploads/2020/09/trau-cau-mam-le-cuoi.jpg” width=”900″ />
Trầu caulà sợi dây kết nối tình cảm lứa đôi” class=”wp-image-4787 size-full” height=”600″ src=”/vnt_upload/uploads/2020/09/trau-cau-mam-le-cuoi.jpg” width=”900″ />
Trái cây
Mâm lễ hoa quả mang ý nghĩa cầu mong cho con đàn cháu đống, vợ chồng “có chồi có lộc”. Đồng thời, những loại trái cây ngọt ngà cũng như tình cảm của cặp đôi lúc nào cũng say đắm như thuở ban đầu. Tùy theo từng gia đình mà các loại quả sẽ được kết hợp với nhau. Một số trái cây phổ biến thường được lựa chọn như: Táo, lê, cam, quýt, nho…
Bánh ngọt
Một phần rất quan trọng không thể thiếu trên mâm lễ cưới là bánh ngọt. Mỗi vùng miền thường có một loại bánh đặc sản. Người ta sẽ chọn những loại bánh này để bày biện trên mâm lễ cưới cho đầy đủ và thêm phần trang trọng. Với người miền Bắc, bánh cốm, bánh xu xê hay bánh đậu xanh được dùng cho tráp quả ngày cưới. Còn đám cưới của người miền Trung, miền Nam thường có bánh pía. Ý nghĩa của bánh quả trên mâm với hy vọng tình cảm phu thê ngọt ngào, đồng lòng như câu ca dao “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Trà, rượu, nến
Trong nghi lễ kết duyên trăm năm không thể thiếu trà xanh, rượu, nến để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Trà và rượu có vị cay, đắng và chát thể hiện những dư vị của cuộc sống mà bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng phải trải qua. Nếu hai người quyết tâm một lòng, luôn tin tưởng lẫn nhau thì khó khăn đến mấy cũng vượt qua.
Tham khảo Bộ quà tặng trà nõn không có ấm 400g – 550.000đ thích hợp đám tiệc, cưới hỏi
Sính lễ dâng lên đấng sinh thành như là lời báo cáo về sự kiện thành hôn của con cháu. Mặc dù không còn sống trên cõi đời này nhưng linh hồn của ông bà tổ tiên vẫn luôn ngự trong gia đình. Khi dâng lễ lên tổ tiên, con cháu phải thành tâm. Nếu bề trên cảm nhận được sự kính trọng từ con cháu, họ sẽ phù hộ cho mọi điều may mắn, suôn sẻ và tránh được tai ương, hoạn nạn.
Xôi gấc, gà, heo quay
Quan niệm của người phương Đông cho rằng màu đỏ là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc. Món xôi gấc có màu đỏ không chỉ ngụ ý về sự tốt lành, thủy chung son sắt mà còn tượng trưng cho ngành nông nghiệp lúa nước lâu đời của người Việt. Cùng với đó, gà và heo quay là sính lễ được chọn đi kèm với xôi trên mâm lễ cưới. Hai lễ vật này cầu mong cho cuộc sống của vợ chồng son được dư giả, sung túc, làm ăn “thuận buồm xuôi gió”.
Một số sính lễ khác trên mâm lễ cưới
Một số địa phương tại Việt Nam vẫn còn tục lệ “thách cưới”. Theo yêu cầu của nhà gái, nhà trai sẽ sắm sửa đầy đủ và rước cô gái về nhà chồng. Chẳng hạn như: Tiền, vàng, trang sức quý giá, quần áo… Những món đồ này thường sẽ được gia đình trao tặng lại cho cô dâu, chú rể. Một chút vốn nho nhỏ sẽ hỗ trợ vợ chồng son không phải khó khăn, vất vả, thiếu thốn sau khi xây dựng tổ ấm hạnh phúc mới.
Với những thông tin chúng tôi đã cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm được đáp án cho thắc mắc “Mâm lễ cưới gồm những gì?”. Nếu bạn đang có ý định kết hôn trong năm nay thì hãy tranh thủ thời gian để lên kế hoạch chuẩn bị chu đáo. Hãy bổ sung ngay những kiến thức bổ ích trên đây vào cuốn cẩm nang ngày cưới nhé!