Ô nhiễm ao nuôi là điều không tránh khỏi với người dân nuôi trồng thủy sản nếu không tuân thủ đúng những nguyên tắc an toàn khi nuôi trồng. Do đó, bà con cần kịp thời phát hiện và tìm ra giải pháp xử lý ao nuôi bị ô nhiễm để giảm thiểu hậu quả xấu do tình trạng này mang lại.
Tình trạng suy thoái môi trường trong ao nuôi
Nuôi trồng thủy sản được đánh giá là một trong những ngành được khuyến khích đầu tư bởi những hiệu quả kinh tế thiết thực mà nó mang lại. Tuy nhiên, kéo theo sức hút từ thị trường thì đã có rất nhiều hệ lụy phát sinh do sự chủ quan và lạm dụng hóa chất mà không có giải pháp xử lý ao nuôi bị ô nhiễm của các hộ nuôi trồng. Điều này không chỉ gây thiệt hại đến thủy sản mà còn làm ảnh hưởng trầm trọng đến nguồn nước cũng như gây thoái hóa môi trường đất xung quanh.
Báo Đầu tư đưa tin vào năm 2014, Hà Nội có 17 nghìn hecta nuôi trồng thủy sản, tập trung tại khu vực Hồ Tây, Yên Sở, Sóc Sơn,… Tuy nhiên, các ao hồ và nguồn nước nơi đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hộ nuôi trồng không có biện pháp xử lý ao nuôi bị ô nhiễm phù hợp. Khảo sát thực tế cho thấy, có 240 mẫu các loại cá đều cho kết quả bị nhiễm kim loại nặng. Điều này dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản và cả sức khỏe của con người khi vô tình ăn phải thủy sản bị nhiễm độc.
Tháng 11 năm 2019, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre công bố: Việc nuôi trồng thủy sản đã giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Nhưng cũng chính những hoạt động thủy sản tràn lan và không kiểm soát đã để lại những nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và thoái hóa đất trầm trọng. Hiện tại, toàn tỉnh có 11.569 hecta nuôi thủy sản thâm canh, 245 hecta bán thâm canh. Qua khảo sát và đo đạc, có 10.581 hecta đất nuôi trồng bị thoái hóa nghiêm trọng chiếm tỉ lệ 33,63%. Tại 3 huyện ven biển Bến Tre hiện có 3.900 hecta đất nuôi trồng thủy sản bị giảm pH trầm trọng. Diện tích nhiễm mặn do hoạt động nuôi thủy sản ngày càng lan rộng trên 8.000 hecta, chủ yếu tập trung tại Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại (Theo Báo Tài nguyên và Môi trường).
Có thể thấy trong nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường trong ao nuôi ngày càng gia tăng đã trở thành mối đe dọa lớn cho chất lượng nuôi trồng của bà con nông dân và hệ sinh thái đất và nước nói chung. Yêu cầu cấp thiết hiện tại chính là cần phát hiện sớm và có các biện pháp xử lý ao nuôi bị ô nhiễm kịp thời và hiệu quả để hạn chế tối đa tác hại mà nó mang lại.
Muốn làm được điều này, trước tiên bà con cùng EcoClean tìm hiểu ngay những nguyên nhân gây ra thực trạng suy thoái môi trường trong ao nuôi hiện nay nhé!
Nguyên nhân khiến môi trường trong ao nuôi bị suy thoái
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến môi trường ao nuôi bị suy thoái. Trong đó, có 3 nguyên nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nuôi trồng thủy sản và cần có biện pháp xử lý ao nuôi bị ô nhiễm đúng lúc.
Hoạt động chăn nuôi thủy sản
Nguyên nhân chính khiến môi trường ao nuôi ô nhiễm là do quá trình chăn nuôi thủy sản. Sau khi cho cá ăn, lượng thức ăn thừa, chất thải hữu cơ và các hóa chất lắng đọng trong bùn và nước ao đã làm môi trường ao nuôi suy thoái nghiêm trọng. Ngoài ra, quá trình thay xi phông đáy không đúng cách dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải, làm nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm ao nuôi cấp độ cao.
Theo các nhà khoa học, trung bình khoảng 1 hecta diện tích nuôi 300 tấn cá tra cần 450 – 480 tấn thức ăn. Nhưng chỉ có từ 70 – 80% lượng thức ăn được hấp thụ, phần còn lại sẽ trôi nổi hoặc lắng xuống đáy ao. Lượng thức ăn thừa này cùng với các chất hóa học và chất thải sinh hoạt của thủy sản sẽ làm môi trường đáy ao ô nhiễm nghiêm trọng nếu không có giải pháp xử lý ao nuôi bị ô nhiễm kịp thời và đúng cách. (Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam).
Nguồn nước cung cấp
Một nguyên nhân khác dẫn đến ô nhiễm nguồn nước chính là do quá trình thay nước ao khi nuôi trồng. Theo đó, nguồn nước cung cấp không qua xử lý, mang các chất thải sinh hoạt, công nghiệp và hóa chất độc hại từ bên ngoài vào làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Theo báo Người lao động đưa tin: Trong năm 2019, có gần 16 tỷ m3 nước thải nuôi trồng thủy sản không được xử lý đúng cách gây ô nhiễm nguồn nước ao, hồ, sông ngòi, kênh, rạch,… Lượng chất thải công nghiệp lên đến 7 triệu m3 chất lỏng và 35.500 tấn chất thải rắn. Đây là con số to lớn gây nguy hại đến môi trường ao nuôi nếu các hộ nuôi trồng bơm nước vào mà không xử lý ao nuôi bị ô nhiễm trước đó.
Các tác nhân tự nhiên
Bên cạnh nguyên nhân do con người gây ra, các tác nhân tự nhiên như thời tiết, xác chết vật nuôi,… gây ra ngập úng và lắng đọng rác thải, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và sức khỏe thủy sản.
Bên cạnh đó, một số nơi còn sử dụng phân gia súc, gia cầm chưa qua xử lý làm thức ăn cho cá. Hành động này không chỉ làm nguồn nước bị ô nhiễm mà còn gây bệnh cho thủy sản và con người.
Cách xử lý ao nuôi bị ô nhiễm
Sục khí oxy
Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm có thể dẫn đến các loài sinh vật trong ao thiếu oxy, bị nhiễm độc bởi các chất khí có hại như NH3, H2S… Do đó cần tăng cường sục khí oxy tối đa để xử lý ao nuôi bị ô nhiễm cũng như cung cấp đủ dưỡng khí cho thủy sản sinh trưởng.
Thay nước mới cho ao nuôi
Khi tình hình nước ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng thì cần phải thay nước, thay ao ngay lập tức. Tuy nhiên, quá trình xử lý này cần chú ý một số vấn đề để không làm ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng sau này. Để hiểu rõ hơn cách xử lý ao nuôi bị ô nhiễm này, mời bà con cùng xem qua câu chuyện sau đây:
Anh Đỗ Văn Thúy cư ngụ tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc làm nghề nuôi trồng thủy sản. Ao nuôi của anh có diện tích 1 sào, sâu 1 m, nuôi cá chép, cá mè và cá trôi. Khoảng 2 tháng trước đây, nước ao bị ô nhiễm, có màu đen và rất hôi, dẫn đến cá trôi chết hết.
Lúc đầu anh thay nước và rắc vôi bột nhưng vẫn chưa hiệu quả. Sau khi tìm hiểu biết được do anh chỉ thay nước phần mặt ao mà không thay nước đáy ao, chất thải lắng đọng dưới vẫn còn nên gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Qua việc này, anh đã thay đổi phương pháp xử lý ao nuôi bị ô nhiễm như sau:
-
Tiến hành tháo nước và xử lý đất đáy ao.
-
Sử dụng các loại
vi sinh thủy sản
để làm sạch nước.
-
Cho ăn đúng lượng thức ăn, không để quá nhiều thức ăn thừa.
-
Khi có gió mùa hoặc bão thì giảm lượng thức ăn 5 – 7%.
Kết quả thu được chỉ sau 2 tuần, nước ao đã trở lại bình thường, thủy sản nuôi trong ao cũng phát triển và sinh sản nhanh chóng.
Qua câu chuyện của anh Thúy, bà con có thể thấy rõ tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường ao nuôi. Đồng thời, cách xử lý ao nuôi bị ô nhiễm của anh Thúy đã mang lại hiệu quả cao, nên bà con có thể tham khảo và áp dụng khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu ô nhiễm.
Thả thêm cá cộng sinh
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy thả cá mè hoa, cá rô phi có thể giúp làm sạch môi trường ao nuôi vì chúng ăn thức ăn thừa, phân hữu cơ của các sinh vật trong ao tránh tình trạng ô nhiễm.
Bổ sung vi sinh thủy sản
Việc sử dụng chế phẩm vi sinh thường xuyên theo hướng dẫn cũng là phương pháp phòng chống và xử lý ao nuôi bị ô nhiễm vô cùng hiệu quả. Cách này không chỉ giúp làm sạch ao nuôi mà còn tạo ra môi trường sinh trưởng và phát triển thuận lợi, giúp tăng năng suất thủy sản vô cùng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Các loại vi sinh thủy sản an toàn và hiệu quả đang được ưa chuộng nhất hiện nay!
Có thể thấy việc xử lý ao nuôi bị ô nhiễm đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa chi phí bỏ ra và tăng tỷ lệ sống cho vật nuôi. Do đó, bà con cần tìm hiểu kỹ, hỏi thăm những người giàu kinh nghiệm trong chăn nuôi thủy sản hoặc thông qua mạng internet để có biện pháp cải tạo thích hợp. Chúc bà con xử lý ao nuôi bị ô nhiễm hiệu quả và có vụ mùa thành công!
Khi cần thêm thông tin về quá trình xử lý ao nuôi bị ô nhiễm hiệu quả, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0909 752 990.
CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM
Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982
Email: [email protected]
Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost
Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM