ÔNG CÔNG ÔNG TÁO NÉT ĐẸP VĂN HÓA ĐẶC SẮC – TIKME NEWS

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình đều làm mâm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Vậy bạn có biết nguồn gốc của Tết Ông Công Ông Táo không? Hãy cùng Tikme tìm hiểu ngay nhé.

Sự tích ông Công ông Táo

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông  – một bà: thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc.

Ông Công Ông Táo

Từ xa xưa, người dân Việt đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo Quân sẽ giúp giữ “bếp lửa” trong gia đình.

Phong tục cúng cá chép vào ngày 23 tháng Chạp

Ông Táo (Táo Quân hay Thổ Công) là vị thần cao quản mọi hoạt động của gia chủ.

Hằng năm, ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời. Và báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình gia chủ cho Ngọc Hoàng. Đêm Giao thừa thì Táo quân mới trở lại hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.

Táo Quân cưỡi cá chép về trời

Người Việt Nam quan niệm rằng “ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Với hy vọng ông Táo sẽ giúp giữ “bếp lửa” trong gia đình luoon đầm ấm và hạnh phúc.

Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời một cách long trọng. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, tài lộc. Các gia đình sẽ chuẩn bị nghi lễ tươm tất với bài cúng ông Táo và các lễ vật khác nhau.

Cúng ông Công ông Táo

Ngày Tết ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đây cũng là dịp để mọi người trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.

Ý nghĩa của ngày Tết ông Công ông Táo

Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi những việc làm thiện và ác. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo.

Vì sao ông Táo lại cưỡi cá chép?

Tương truyền rằng, cá chép muốn trở thành rồng phải trải qua 3 kỳ thi. Mỗi kỳ thi là lên gần trời hơn một chút, phải qua những ghềnh thác cao. Dân gian tin rằng cưỡi cá chép thì mới được thăng hoa, thăng tiến được.

Bởi thế cứ đến ngày Tết ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Sau khi cúng xong thì sẽ đem thả ở sông, ao, đưa ông Táo về trời. Điề này có nghĩa là “phóng sinh” để tiễn ông Táo về chầu trời.

Cá chép cúng Tết ông Công ông Táo

Trong tâm thức của người Việt, “cá chép vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng tiến. Biểu hiện của tinh thần vượt khó, sự kiên trì chinh phục tri thức để tới thành công.

Cá chép vượt vũ môn

Phóng sinh cá chép ngày này không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn là sự từ bi của người Việt.

Hòa chung không khí rộng ràng đón Tết cổ truyền dân tộc, Tikme xin gửi lời chúc tết tới khách hàng thành công, hạnh phúc và an khang và thịnh vượng.

Rate this post

Viết một bình luận