Thực phẩm bổ gan sẽ giúp gan nhanh chóng làm lành các tổn thương và góp phần phòng và điều trị các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan… Vậy có những loại thực phẩm bổ gan, giải độc gan nào, Ths. Nguyễn Minh Hoàng sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
5/5 – (2 bình chọn)
1. Vì sao cần phải bổ gan, giải độc gan
Gan được ví như “nhà máy sinh học” để giải độc cho cơ thể và là cơ quan duy nhất có khả năng tái sinh, làm lành những tổn thương sớm. Một số vai trò thiết yếu của gan như:
- Sản xuất mật giúp mang đi chất thải và phân hủy chất béo trong ruột non trong quá trình tiêu hóa
- Sản xuất protein nhất định cho huyết tương
- Chuyển hóa chất béo, sản xuất cholesterol và các protein đặc biệt để vận chuyển chất béo
- Chuyển đổi glucose dư thừa đồng thời cân bằng và tạo glucose khi cần thiết
- Gan là nơi dự trữ sắt
- Chuyển hóa amoniac độc thành ure (bài tiết qua nước tiểu)
- Làm sạch máu khỏi các chất độc hại, điều hòa đông máu
- Chống nhiễm trùng bằng cách tạo ra yếu tố miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn
Với những vai trò trên, khi một trong những chức năng của gan bị suy giảm sẽ dẫn tới cả cơ thể không vận hành trơn tru, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy, để phòng và điều trị những tổn thương gan, việc nạp vào cơ thể các thực phẩm tốt, sạch, an toàn nên được chú trọng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ gan, tốt cho gan bạn nên biết.
2. Top 15+ thực phẩm bổ gan bạn nên biết
Có rất nhiều thực phẩm tốt cho gan bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy bổ gan nên ăn gì, thực phẩm nào tăng cường chức năng gan, giảm các bệnh lý về gan, hãy cùng tìm hiểu ngay:
2.1. Cà phê giúp tăng cường chức năng gan và giảm tổn thương gan
Trong cà phê có nhiều chất chống oxy hóa làm giảm viêm và tăng glutathione – được ví như kho dự trữ các chất chống oxy hóa. Ngoài ra còn ngăn ngừa tích tụ chất béo và collagen, hai trong số tác nhân ảnh hưởng đến gan.
Các nghiên cứu chỉ ra, việc uống cà phê mỗi sáng giúp giảm nguy cơ xơ gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn ở những người bị gan mãn tính, đồng thời giảm nguy cơ phát triển tế bào ung thư gan phổ biến.
Bạn nên uống cà phê giàu caffeine vào mỗi buổi sáng và không nên uống lúc đêm muộn.
Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cà phê bởi dùng với liều lượng cao có thể gây mất ngủ và ức chế hệ thần kinh.
2.2. Trà xanh là thực phẩm tốt cho gan, cải thiện chuyển hóa chất béo trong gan
Trà xanh và trà đen giúp cải thiện mức độ enzyme và chất béo trong gan. Đã có nghiên cứu trên chuột chỉ ra chiết xuất từ trà đen có tác động tích cực đến chế độ ăn nhiều chất béo trong gan cũng như cải thiện các chỉ số máu về sức khỏe của gan.
Tuy nhiên nên thận trọng đối với những người có vấn đề về gan khi sử dụng trà xanh như một thức uống bổ sung vì đã có một số báo cáo về mức độ tổn thương gan do chiết xuất từ trà xanh. Vì vậy hãy thông báo cụ thể tình trạng bệnh của bạn cho các bác sĩ trước khi sử dụng trà.
2.3. Thực phẩm bổ gan từ quả bưởi, giảm xơ gan, mỡ gan
Bưởi giàu chất chống oxy hóa naringenin và naringin giúp bảo vệ gan tự nhiên bằng cách giảm sự phát triển của xơ hóa gan. Đồng thời cũng giúp giảm chất béo trong gan và tăng enzyme cần thiết để đốt cháy chất béo, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, naringin trong bưởi còn giúp khả năng chuyển hóa rượu và chống lại tác động tiêu cực của rượu, phù hợp cho những đối tượng bị gan nhiễm mỡ do rượu.
2.4. Bổ gan nên ăn các loại quả mọng nhóm việt quất
Các loại quả như việt quất hay nam việt quất, phúc bồn tử, đều chứa anthocyanins, chất chống oxy hoá giúp gan khỏe mạnh. Thường xuyên sử dụng loại quả này trong vòng 3 tuần có thể bảo vệ gan khỏi những tổn thương, đồng thời tăng phản ứng tế bào miễn dịch và các enzyme chống oxy hóa.
2.5. Ăn nho giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương gan
Nho đỏ và nho tím chứa nhiều resveratrol giúp giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương và chống oxy hóa mạnh ở gan. Ở những người gan nhiễm mỡ do rượu khi bổ sung chiết xuất từ hạt nhỏ trong vòng 3 tháng cho thấy cải thiện chức năng gan.
Vì vậy, đối với người gặp tổn thương gan có thể bổ sung nho trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
2.6. Thực phẩm bổ gan từ quả lê gai
Lê gai từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền nhằm điều trị các ổ viêm loét và chữa tổn thương gan, đặc biệt tình trạng viêm sau khi sử dụng rượu bia. Ngoài ra, một số thử nghiệm trên chuột còn cho thấy chiết xuất từ quả lê gai giúp bình thường hóa nồng độ enzyme và cholesterol.
2.7. Nước ép từ củ dền là thực phẩm tốt cho gan mật
Khi tìm hiểu bổ gan nên ăn gì kiêng gì, uống nước gì thì câu trả lời là bạn nên uống một cốc nước ép từ củ dền và củ cải đỏ mỗi ngày.
Nước ép từ củ dền và củ cải đường giàu nitrat và chất chống oxy hóa betalain bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm mức độ oxy hóa và viêm trong đó có gan. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu cho động vật nên người bệnh nếu muốn ngăn ngừa và bảo vệ tổn thương gan cần thận trọng khi sử dụng.
2.8. Thực phẩm giải độc gan từ các loại rau họ cải
Bạn có biết các loại rau họ cải đặc biệt cải Brussels, súp lơ rất giàu chất xơ và giúp tăng mức độ của enzyme giải độc gan. Ngoài ra, nghiên cứu trên chuột chứng minh ăn nhiều súp lơ ít phát triển khối u hoặc bệnh gan nhiễm mỡ hơn so với nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, súp lơ và các rau họ cải có chứa diindolylmethane, có thể ngăn ngừa các bênh ung thư liên quan đến tăng estrogen ở nữ.
Các loại rau cải có rất nhiều công dụng, do đó, bạn có thể chế biến thành các món salad hoặc xào nấu tùy thích.
Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2.9. Bổ gan nên ăn các loại cá béo
Cá béo hay cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi rất giàu omega-3 – một chất béo lành mạnh giúp giảm viêm, giảm chất béo trung tính và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đối với những người bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, omega-3 cải thiện được các chỉ số triglyceride.
Bạn nên bổ sung ít nhất 2 bữa có cá giàu omega-3 mỗi tuần và các thực phẩm khác giàu omega-3.
>>> Tham khảo ngay: Thực phẩm giàu omega-3 làm giảm mỡ máu
2.10. Dầu oliu là thực phẩm tuyệt vời giúp gan khỏe mạnh
Dầu oliu là chất béo lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt cải thiện men gan và chất béo trong gan. Dầu oliu cũng góp phần làm tăng protein có liên quan đến các hiệu ứng trao đổi chất tích cực.
Bạn nên thay thế dần các loại mỡ động vật bằng dầu oliu trong các món chiên xào và salad hàng ngày.
2.11. Bột yến mạch giảm mỡ trong gan
Bột yếu mạch tăng cường lượng lớn chất xơ trong quá trình tiêu hóa thức ăn nhờ hợp chất beta-glucans. Chúng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chống lại phản ứng viêm và ngăn ngừa các bệnh tiểu đường và béo phì. Từ đó phòng ngừa được những phản ứng viêm trong cơ thể, trong đó có gan.
2.12. Tỏi làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, giải độc gan
Nghiên cứu cho thấy bổ sung viên nang bột tỏi trong chế độ ăn giúp giảm trọng lượng cơ thể và mỡ ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Bạn có thể sử dụng tỏi để làm tăng hương vị cho món ăn hàng ngày.
Tỏi cũng là thực phẩm giải độc gan nhờ chứa nhiều hợp chất có tác dụng thúc đẩy sản sinh ra một số men gan làm nhiệm vụ đào thải độc tố khỏi cơ thể. Bên cạnh đó còn chứa allicin – hoạt chất có tác dụng giảm tích tụ độc tố trong gan, cải thiện chức năng gan.
2.13. Thực phẩm bổ gan từ các loại hạt
Một số loại hạt như hạt hướng dương, quả hạch như óc chó, hạnh nhân, macca… giàu omega-3 và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào gan. Một số người bệnh gan nhiễm mỡ sau khi sử dụng óc chó đã cải thiện được chức năng gan.
2.14. Thực phẩm bổ gan từ quả bơ
Quả bơ là một trong những loại quả chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu có thể làm chậm quá trình tổn thương gan. Bơ cũng là thực phẩm giàu chất xơ, có thể giúp kiểm soát cân nặng và dùng trong các thực đơn ăn kiêng. Bạn có thể sử dụng trong những món salad.
Ngoài ra, bổ sung bơ còn giúp cải thiện các chỉ số mỡ máu như:
- Giảm LDL Cholesterol
- Giảm triglycerid do giàu omega-3
- Bảo vệ thành mạch
>>> Tìm hiểu ngay: Ăn quả bơ giảm mỡ máu – 4 công thức tuyệt vời từ chuyên gia ẩm thực
2.15. Một số thực phẩm bổ gan mật khác
Bên cạnh các loại thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung các loại rau củ quả, ngũ cốc dưới đây để bổ gan, tăng cường chức năng gan:
- Chuối
- Gạo lứt
- Cà rốt
- Quả sung
- Chanh
- Đu đủ
- Dưa hấu…
3. Các loại thực phẩm cần tránh để bảo vệ gan
Song song với các thực phẩm cần thiết để bảo vệ gan, làm lành những tổn thương gan, người bệnh nên tránh một số đồ ăn thức uống như:
- Đồ ăn nhiều chất béo: đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp
- Thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì đã qua chế biến, mì ống, bánh ngọt, bánh nướng
- Đường: bột ngũ cốc có đường, các loại bánh kẹo ngọt từ đường hóa học, nước ngọt, nước uống có ga
- Muối: tránh thịt hộp, thịt nguội, xúc xích và món ăn cho nhiều muối
- Rượu, bia: hạn chế các loại nước uống này
- Bỏ thuốc lá có chứa các chất độc hại gây tổn hại cho gan
- Hạn chế thực phẩm có chứa chất làm đông máu có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết
- Không dùng các món gỏi, tái từ hải sản sống
- Hạn chế thực phẩm quá bổ dưỡng, nhiều đạm và có tính nóng như thịt dê, thịt chó…
4. Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm bổ gan
Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng, khi lựa chọn các loại thực phẩm bổ gan hay ăn gì bổ gan cần chú ý đến chất lượng liệu có đảm bảo an toàn thực phẩm không, có tồn dư nhiều thuốc bảo quản thực vật hay độ tươi ngon…
Ngoài ra, đối với một loại bệnh lý của gan cần chọn đúng các thực phẩm như:
Viêm gan cấp tính: lựa chọn thực phẩm ít dầu mỡ, muối, bổ sung protein được nấu nhừ và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
Viêm gan mạn tính: Cung cấp đủ protein để tái tạo gan và không làm thất thoát cơ. Ngoài ra cần bổ sung vitamin A và vitamin C để tăng cường nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Xơ gan: Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và giảm bớt lượng muối, tăng thực phẩm lợi tiểu
Gan nhiễm mỡ: Giảm cân từ từ, lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ, omega-3 và hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Trên đây là một số thực phẩm tốt cho gan bạn có thể tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM: