‘Tiết lộ’ công dụng của bông điên điển – đặc sản của miền Tây sông nước

Vào mùa nước nổi (tức tháng 7, tháng 8  âm lịch), cây điên điển thường trổ bông ở các triền đê, ven sông của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Người ta thường hái bông điên điển để chế biến món ăn, lá điên điển nấu nước uống để có thể nhận về những lợi ích sức khỏe từ loại hoa này.

1. Bông điên điển là gì?

Điên điển (tên khoa học là Sesbania sesban) còn gọi là điền thanh thân tía, điền thanh bụi, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Điên điển thường mọc ở các vùng đầm lầy, ruộng nước, được phân bổ chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và vùng Đồng Tháp Mười. 

cong-dung-cua-bong-dien-dien-voh-0

Điên điển thường được mọc ở dọc khắp các bờ đê, ven sông khi mùa nước nổi về (Nguồn:Internet)

Đây là giống cây bụi, thân tròn bóng, màu xanh có sọc tím, phân thành nhiều nhánh, mang những lá kép lông chim. Cây điên điển cao từ 4-5 m, chiều rộng tán cây từ 2-3m. Rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm. Quả đậu thẳng, thõng xuống mặt đất, bên trong chứa nhiều hạt. Khi chín, hạt rớt xuống bùn đất, mùa nước nổi năm sau lại nảy mầm cho ra cây mới.

Bông điên điển thường có màu vàng mọc thành chùm, mỗi chùm có 8 – 10 hoa to. Đây được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam, được sử dụng làm thực phẩm để chế biến món ăn như dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà,… 

2. Công dụng của bông điên điển

Theo Đông y, bông điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm an thần, nhuận trường, lợi tiểu. Dược liệu này thường được dùng trong các trường hợp cảm sốt do phong nhiệt, mụn nhọt, táo bón, mất ngủ, ăn uống kém.

Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về tác dụng của bông điên điển trong y học hiện đại. Người ta chỉ ghi nhận trong hạt điên điển có hàm lượng chất đạm cao (37%). Trong lá điên điển (khô) có chứa protid, lipid, glucid, cellulose, nhưng lại không chỉ ra những tác dụng cụ thể của cây điên điển đối với sức khỏe.

Chính vì thế, phần lớn những công dụng của cây điên điển thường áp dụng trong y học dân gian. Dưới đây là một số công dụng của cây điên điển trong y học:

  • Lá điên điển nấu nước uống, có thể xem như chất xổ, trục giun sán. Ngoài ra, lá điên điển còn giúp giảm đau, kháng sinh, chống viêm. Lá điên điển sau khi rửa sạch, giã nát với muối, đắp lên chỗ mụn nhọt còn có tác dụng giảm sưng và giúp mụn nhọt mau lành miệng.
  • Kem hay thuốc mỡ bào chế từ lá điên điển dùng để chữa trị ngứa, phát ban ở da.
  • Hạt điên điển có chứa chất có tác dụng kích thích, làm dịu đau, se thắt. Do đó, thường dùng chữa trị tiêu chảy, giảm phù nề lá lách, giảm lượng kinh nguyệt ra quá nhiều. Bên cạnh đó, hạt điên điển còn công dụng giúp điều hòa kinh nguyệt.

cong-dung-cua-bong-dien-dien-voh-1

Công dụng của bông điên điển giúp giải nhiệt, hỗ trợ sức khỏe (Nguồn:Internet)

Ngoài ra, theo y học truyền thống Ấn Độ (Ayurveda) ghi nhận, tinh dầu điên điển có tác dụng diệt khuẩn và giúp hạ đường huyết. Rễ điên điển sau khi rửa sạch, giã nát dùng đắp lên vết thương do vết cắn của bọ cạp, mụn nhọt, ung mủ, áp-xe. Nước ép của vỏ điên điển cũng được dùng để chữa bệnh phát ban và ngứa ở da.

Lưu ý: Cây điên điển trong y học dân gian có dược tính và có thể dùng để phòng ngừa hoặc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Do đó, nếu bạn muốn dùng điên điển để chữa bệnh bạn cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đồng thời nên khám sức khỏe định kỳ để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho cơ thể vào mùa mưa

3. Một số món ngon từ bông điên điển 

Phần lớn những món ăn từ bông điên điển không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, thậm chí một số món ăn còn có tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là một số món ăn ngon từ bông điên điển dễ nấu mà bạn có thể tham khảo:

3.1 Muối dưa chua bông điên điển

Muối dưa chua bông điên điển khá dễ làm và cũng rất dễ ăn. Đặc biệt món ăn này có thể ăn được trong nhiều ngày. Bông điên điển muối chua ăn giòn, ngon miệng, vì thế, mỗi nhà nên ngâm sẵn một hũ trong nhà vào mùa nước nổi để dùng dần.

3.2 Canh chua cá nấu bông điên điển

Canh chua bông điên điển là một trong những món ăn đặc sản của miền Tây vào mùa nước nổi. Món ăn mang vị chua thanh của me hoà cùng vị béo thơm của cá và chút đắng của bông điên điển, tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.

3.3 Lẩu cá linh nấu bông điên điển

cong-dung-cua-bong-dien-dien-voh-2
Lẩu cá linh bông điên điển là món ăn đặc sản miền Tây (Nguồn: Internet)

Nếu có dịp về miền Tây thì đừng quên thưởng thức một món ăn đặc sản mùa nước nổi nơi này, đó là món lẩu cá linh bông điên điển. Đây là món lẩu vô cùng đặc biệt bởi vị chua ngọt, thanh mát của nước lẩu với bông điên điển giòn giòn cùng cá linh béo béo khiến cho những thực khách khó tính nhất cũng phải siêu lòng.

3.4 Bông điên điển xào

Món xào là một trong những món ăn rất thường gặp trong các bữa ăn gia đình và bông điên điển xào chính là một gợi ý bạn nên thử. Món này cực kì dễ chế biến, nguyên liệu lại đơn giản nên chắc chắn là một lựa chọn hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.

3.5 Gỏi bông điên điển

Gỏi bông điên điển là một trong những món ăn bạn nên ăn thử một lần nhé, vì nó sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.

Các món thông thường đã rất ngon, nhưng khi ăn gỏi bông điên điển bạn sẽ cảm nhận được cái giòn, ngọt dịu của bông điên điển cùng với vị ngọt của thịt heo và tôm, thêm các loại rau thơm cực kì níu kéo vị giác.

3.6 Bánh xèo bông điên điển

Cầu kỳ nhất trong những món ăn chế biến từ bông điên điển phải nhắc đến bánh xèo bông điên điển. Bánh xèo vừa nóng, giòn bên ngoài, mềm vừa béo ở phần nhân, kết hợp với bông điên điển bùi bùi tạo nên món ăn ngon khó cưỡng.

Bên cạnh đó, sự hòa trộn của tôm, thịt, củ sắn và các loại rau ăn kèm cũng đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho món bánh xèo của người dân vùng sông nước.

3.7 Bánh khọt bông điên điển

Cùng với món bánh xèo bông điên điển thì bánh khọt bông điên điển cũng là món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến miền Tây. Sự độc đáo và mới lạ của món ăn này sẽ khiến bạn khó quên khi được một lần thưởng thức.

4. Thành phần dinh dưỡng của điên điển

Theo nhiều nghiên cứu, cây điên điển chứa các thành phần sau:

  • Lá điên điển (khô) có chứa protid 26.30g, lipid 4.2g, glucid 39.2g và cellulose 14.6g. Ngoài ra, lá điên điển còn giàu chất saponins, một ít chất tanin và các polyphenol khác;
  • Rễ cây điên điển lâu năm có chứa loài vi khuẩn cộng sinh Rhizobium, chúng thường sinh sống ở những nốt rễ;
  • Bông điên điển chứa chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, được dùng chế biến trong các món ăn.

Với những công dụng của bông điên điển kế trên thì bạn đã phần nào đã hiểu rõ các những lợi ích sức khỏe mang lại khi sử dụng loại bông này và để phát huy tối đa hiệu quả thì bạn nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng cho phép.

Rate this post

Viết một bình luận