Cá rồng là loại cá cảnh rất đẹp nhưng lại có giá thành rất cao. Thế nên mọi hoạt động của cá luôn được người nuôi quan sát. Nếu như thấy hiện tượng cá rồng không chịu bơi sẽ khiến người nuôi lo lắng, không biết cá có bị bệnh hay không. Hãy cùng Blog KLPT đi tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục nguyên nhân cá không chịu bơi ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- Giới thiệu về cá rồng
- Nguyên nhân và cách khắc phục khi cá rồng không chịu bơi
- Thay đổi môi trường sống
- Do chất lượng nước
- Do thức ăn
- Do bị bệnh
- Video liên quan
Giới thiệu về cá rồng
Cá rồng có nguồn gốc từ bộ cá rồng, có tên khoa học là Osteoglossiformes. Giống cá này đã xuất hiện trên trái đất từ hơn 200 triệu năm trở về trước. Theo quan niệm dân gian, cá rồng tượng trưng cho may mắn, kim – tiền và phú quý. Chính vì thế mà tại Việt Nam cá rồng rất được giới thượng lưu lựa chọn nuôi nấng.
Dòng cá rồng sinh sống chủ yếu tại vùng nước ngọt, thế nên khá phù hợp được nuôi nấng trong hồ cá, bể cá trong và ngoài nhà. Hiện tại, loài cá rồng này có khoảng 214 giống cá khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên cá rồng xuất xứ tại Châu Á lại được ưa chuộng nhiều hơn bởi vẻ bề ngoài rực rỡ của chúng.
Các loài cá rồng được ưa chuộng nhất hiện nay, bao gồm:
- Cá rồng châu Á
- Huyết long (Scleropages legendrei)
- Kim long quá bối (crossback golden)
- Kim long hồng vĩ (Scleropages aureus, HighBack Golden)
- Thanh long (Scleropages formosus)
- Cá rồng châu Úc
- Kim Long Úc (Scleropages jardinii)
- Cá rồng Nam Mỹ
- Ngân long (Osteoglossum bicirrhosum)
- Hắc long (Osteoglossum ferreirai)
Nguyên nhân và cách khắc phục khi cá rồng không chịu bơi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cá rồng nằm yên bể đáy không chịu bơi. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân và cách phục tình trạng này cho cá.
Thay đổi môi trường sống
Khi thay đổi môi trường sống của cá, sẽ khiến cá không thích nghi được môi trường mới. Từ đó cá rồng không chịu bơi, không chịu ăn và trở nên nhút nhát và rụt rè. Do dù bạn có cho thức ăn thì cá cũng sẽ không chịu đớp mồi.
Hoặc do bạn thay đổi bố cục sắp xếp của bể cá, hay di chuyển bể cá đi chỗ khác. Như vậy cũng là 1 nguyên nhân khiến cho cá bỏ ăn và không chịu bơi. Nếu cá rồng không chịu ăn thì cũng không sao, cá rồng có thể nhịn đói từ 30 – 45 ngày.
Trong 2 trường hợp này, bạn không cần phải quá lo lắng cũng như không cần phải làm gì. Điều bạn cần làm là giữ nguyên bố cục trong bể, giữ nguyên chất lượng nước trong bể cá. Cần 1 khoảng thời gian cá rồng thích nghi với những thay đổi của môi trường mới. Sau khi thích nghi xong cá sẽ ăn uống và bơi lội trở lại.
Do chất lượng nước
Nếu bạn thay nước, làm sạch bông lộc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nước. Nếu chất lượng nước quá dơ, quá bẩn cũng sẽ ảnh hưởng đến trạng thái của cá rồng.
Nếu bạn thấy cá không ăn và nằm ở đáy bể, thì hãy thử thay nước cho hồ cá. Sau khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày sau khi cá không bơi lội do chất lượng nước xấu. Thì bạn nên thay nước mỗi ngày. Mỗi lần thay thì nên thay khoảng ⅙ hay ⅛ lượng nước hàng ngày.
Do thức ăn
Cho cá rồng ăn 1 loại thức ăn trong nhiều ngày liên tục, cũng là nguyên nhân khiến cá rồng nằm đáy không chịu bơi lội. Cá cũng cần thức ăn đa dạng và thay đổi liên tục, như vậy sẽ không bị mất đi sự hứng thú với thức ăn.
Do đó, nếu thấy cá bỏ ăn và không chịu bơi lội, bạn hãy nên tìm hiểu, cho cá ăn nhiều loại thức ăn phong phú. Cung cấp các mồi khác nhau và điều chỉnh lượng ăn liên tục. Bạn có thể cho cá rồng ăn tôm, ăn cá nhỏ, côn trùng, sâu bột, sâu gạo,… Như vậy sẽ giúp cho cá rồng có đầy đủ chất dinh dưỡng đa dạng hơn.
Do bị bệnh
Cá rồng mắc bệnh cũng là nguyên nhân khiến cho cá không chịu bơi. Cá rồng dễ mắc phải 1 số bệnh như: bệnh thủng đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trướng bụng, bệnh mờ mắt,… đây là những bệnh nguy hiểm đối với cá rồng.
Khi mắc bệnh, cá sẽ cảm thấy khó chịu dẫn đến bỏ ăn, không bơi lội, nằm yên ở đáy bể. Theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y và chuyên gia, thì khi cá bị bệnh nên dừng việc cho cá ăn. Nên duy trì chất nước ổn định, điều trị cho cá khỏi bệnh. Khi cá trở lại bình thường sẽ hoạt động bơi lội trở lại.
Trên đây là những thông tin mà Blog Cây Cảnh KLPT đã tổng hợp đem đến cho các bạn tham khảo. Sau khi tham khảo xong bài viết này, hy vọng bạn sẽ nắm bắt được tình trạng của cá rồng đang nuôi. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với tình trạng mà cá đang gặp phải.
Tham khảo cách xử lý cá rồng ít bơi, biếng ăn, nằm đáy!
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi làm bể nuôi cá rồng tại nhà
Trong nhưng năm theo đuổi thú đam mê về cá rồng, tôi đã có rất nhiều những câu hỏi, nghi vấn và khi đã tạm hiểu biết chút ít về giống loại cá này, thì tôi lại có được cái hân hạnh là đã cùng nhiều bạn chơi cùng thú đam mê trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, cũng như nhận khá nhiều câu hỏi liên quan đến cá rồng . Tôi thấy những câu hỏi này là điều lý thú cũng như nhiều điều thắc mắc cho các bạn mới chơi … nên tôi sẻ lần lượt tóm gọn những thắc mắc mà tôi thường nhận đượcchung vào như tiều đề của bài viết để hầu các bạn thành viên đam mê cá rồng xa gần .
1. Tôi mới mua cá rồng về được hơn tuần, bổng nhiên cá từ giả ra đi không kèn trống, không dấu hiệu chi cả ? Chuyện gì đã xảy ra và tại sao ?
Thông thường khi cá ra đi như thế này là vì quá trình nitrogen hóa để tạo cho vi sinh hửu ích có khả năng để tiêu thụ các độc tố chưa được hoàn tất . Các bạn nào lâm vào trường hợp này đã không kiển nhân đủ để chờ đợi . Vì thời gian hoàn tất chu kỳ nitrogen hóa này cần ít nhất khoảng 4-6 tuần nếu không có “nhân” của vi sinh hửu ích từ bể/hồ củ; và khoảng 10-15 ngày nếu xử dụng phương pháp cấy vi sinh từ các vật liệu lọc lọc đang được xử dụng .
Đồng thời các bạn đã không khử hoàn toàn thuốc sát trùng chlorine/chloramines trong nước . Đối với cá rồng còn bé và chưa từng quen với loại thuốc khử trùng này, thì đây là điều vô cùng tai hai và nguy hiêm cho tính mạng của con cá rồng các bạn mới rước
Nói tóm lại 2 yếu tố vừa đề cập :chu kỳ nitrogen hóa và sự độc hại của chlorine/chloramine là nguyên nhân đứng hàng thứ #2 có thể dẩn đến tử vong oan uổng cho cá rồng . Xin các bạn lưu ý là chu kỳ nitrogen hóa không thể nào hoàn tất trong 48-72 tiếng , cho dù ai có nói gì khác hơn , các bạn không nên vất tiền ra cửa sổ một cách vô tội vạ như thế . Chơi cá rồng là thú đam mê tập cho ta tánh kiên nhẩn, vì thú chơi này đòi hỏi thế . Rất mong các bạn không vội vàng đốt giai đoạn xem chừng không quan trọng này của trong những bước đầu chăm nuôi cá rồng .
2. Tại sao cá rồng của tôi hay nhảy phóng vọt lên trên ra khỏi mặt nước ? Chúng phóng rất mạnh có thể ảnh hưởng chi đến sức khỏe của chúng hay không ? Khi phóng vọt như thế chúng thường rơi rụng đi vài cái vẩy … Chúng sẻ mọc lại hay không ?
Câu trả lời luôn nằm trong khuôn khổ xin đừng đợi “mất trâu rồi mới nghĩ đến việc rào chuồng” ! Cá rồng không nhảy thì không phải là cá rồng, và đã rất nhiều người chơi cá rồng bị thất thoát vì cá rồng phóng vọt ra khỏi hồ . Đây là nguyên nhân số #1 đưa đến thương vong cho cá rồng ( cá rồng không chết vì bệnh tật nhiều bằng chết vì kiểu kamazaki tự sát này) . Vì thế nấp đậy bên trên cần phải đủ nặng và kín là điều tối cần thiết . Không nên để một kẻ hở nào vì chúng tìm ra kẻ hở rất tài tình .
Thứ đến tại sao cá rồng phóng vọt ra ngoài ? Chúng phóng vọt ra ngoài có vài nguyên nhân .
a. Nguyên nhân đầu tiên là vì chúng nghĩ bên trên đang có thức ăn, mà trong thiên nhiên thì đây là cách cá rồng săn bắt côn trùng trên các cành cây, lau sậy quanh quan nơi chúng sinh sống . Trong môi trường nuôi nhân tạo, thì chúng vẩn còn lưu giữ bản tính tự nhiên này .
b. Nguyên nhân thứ hai là phẩm chất của nước trong hồ đã trở nên quá xấu, là nguồn tạo cho cá rồng sự khó chịu . Một trong những lý do của phần này là khi độ pH quá cao hay quá thấp ngoài khả năng chịu đựng của cá rồng , hoặc trong nước có quá nhiều độc tố vô hình mà tôi đã nhiều lần đề cập…. sẻ dẩn đưa chúng đến phản xạ tư, nhiên này là vượt thoát .
c. Khi cá rồng bị stress trầm trọng thì nguyên nhân có thể bắt nguồn bởi từ nhiều lý do như : trong hồ có một con cá khác rất côn đồ luôn truy kích em nó , nhiều di động bên ngoài hồ của bọn con trẻ, bể được đặt để nơi có nhiều sự qua lại đông đúc mà cá rồng của bạn chưa thích nghi được, hay cá bị kích động bỏi vì những tư thế thay đổi vị trí bất thình lình của những di động bên ngoài bể hồ cá .
Cá rồng trong lúc chúng đang bơi sát mặt nước là lúc mà chúng dể bị kích thích nhất . Trong vị trí bơi lội này, cá rồng nhận biết được chúng rất dể bị săn hoặc rượt bắt , mặc dù đây là vị trí mà cá rồng thường lai vảng khoảng 60% thời gian . Vì thế khi đang trong tình huống như thế này, cá rông luôn đề cao cảnh giác và vì thế bất cứ những gì di chuyển mà chúng cảm nhận (cho dù đúng hay sai) là có thể bất lợi cho chúng, thì lập tức chúng triệt để thực thi kế sách “tam thập lục kế, đào vi tẩu thượng sách”, và dĩ nhiên là chúng thăng thiên ngay . .
Bạn nào không tin hoặc chưa thấy cứ thử đang ngồi , và canh lúc cá rồng của bạn đang bơi tại mặt nước của bề hồ và bất chợt đứng dậy bất thình lình như đang phóng bắt về hướng của chúng, nhất là từ vị trí phía sau … thì sẻ chẳng chóng thì chày sẻ được thấy cá rồng của bạn nó “thăng thiên” như thế nào . Trong trường hợp cá rồng đang bơi khoảng nữa mặt nước hay sat đáy, bạn có phóng vọt, nhảy làm gì chi chi đi nữa, cá rồng của bạn sẻ vẩn bình chân như vại, và không hề phản ứng . Lý do tại sao có sự khác biệt trong hai hoàn cảnh gần như tương tự nhau là vì khi bơi giữa dòng nước hoặc sát đáy, cá rồng cảm nhận được yếu tố an toàn được bảo bọc bởi chiều sâu của nước …. nên chúng sẻ phản ứng theo bản năng tự nhiên là cứ phây phây ra mà không phản ứng chi cả . Hy vọng khi đọc đến đây, các bạn sẻ hiểu được một vài bản tính cũng như phản xạ tự nhiên thông thường của cá rồng trong các hoàn cảnh không an toàn và an toàn như thế nào .
d. Cá tính của con cá rồng mà bạn đang sở hửu cầm tinh con thỏ chứ không là rồng . Cho dù không có sự cố gì đi nữa, chúng vẩn nhảy nhót linh tinh . Những con cá rồng với cá tính như thế này, sau khi 3 nguyên nhân a, b và c được đề cập trên đã được loại ra .. theo quan điểm cá nhân của tôi thì ta không nên phí thì giờ nuôi mà nên tìm cách đây em nó đi … Vì những con cá như thế này trước sau gì cũng chết yểu vì cá tính nhảy nhót của nó . Lý do tại sao chúng thường sẻ chết yểu, xin các bạn đọc phần trả lời bên dưới .
Khi phóng vọt linh tinh, thường cá rồng sẻ bị bầm, dập vêu môi, đứt râu,tróc da đầu, bong vẩy trong các trường hợp nhẹ và sẻ không ảnh hưởng chi đến sức khỏe của cá ngoài vấn đề thẩm mỷ . Đứt râu trong tình trạng phẩm chất nước tốt, râu sẻ mọc lại đều và thẳng như trước ( khác với những gì các bạn đã đọc là râu sẻ mọc lại không đều, vì đây là nhận đinh tuy không sai, nhưng chỉ có tính cách tạm thời vì râu bị rụng của cá rồng chưa có đủ thời gian để phát triển và mọc lại như trước . Đây là lý do tại sao đã có một số nhận xét mà tôi tin là các bạn đã được đọc thấy rải rác trên các diển đàn cá rồng ) . Các bạn thử nghĩ xem một khi râu lành lặn , và râu còn lại bị đứt đi đang mọc trở lại được so sánh với nhau, tất nhiên trong thời gian trước khi hoàn chỉnh lại như trước, dĩ nhiên sợi râu đã bị đứt phải nhìn nhỏ, không đều và không thể nào bằng được như trước chứ ! Râu bị đứt của cá rồng, nếu không đứt tận gốc (là một điều vô cùng hiếm để xảy ra) thì ta nên kiên nhẩn và cần chờ đợi trong thời gian khoảng 6-9 tháng để râu mọc lại lành lặn tương đương như trước .
Vêu môi, tróc da đầu trong điều kiện nước tốt, sẻ lành lại trong 2- 4 tuần .
Trong tình trạng bong, rơi rụng vẩy trên cơ thể , thì cá rồng của bạn cần ít nhất la 5-6 tháng để vẩy mới có thể có được màu sắc tương tự trở lại như trước trong tình trạng phẩm chất nước tốt, chư không như tôi đã từng được đọc đâu đó là sau 3 tuần vẩy sẻ mọc lại như trước .
Đối với những con cá bị nhát hơn thỏ, mà tôi đã đề cập trong phần d bên trên, những con này vì cá tính của chúng, nên khi chúng phóng vọt thường rất mạnh và quá kích, thay vì chỉ là phản xạ bình thường . Chính vì điểm này, sự rủi ro và sắc xuất đưa đến tình trạng bị gảy xương sống do sự va chạm quá mạnh sẻ vì thế mà gia tăng rất nhiều . Tôi đề cập chúng có tỷ lệ chết yểu cao hơn vì lý do bị chấn thương cột xương sống . Và đây là lý do tại sao khi nhân thấy được một con cá rồng quá nhát, và thường xuyên nhảy, ta nên loại bỏ nó ngay để tránh tổn thất về sau trong vấn đề tài chánh, công sức và thời gian chăm sóc .
Thong thả tôi sẻ viết tiếp vê các câu hỏi thông thường mà tôi nhận được để hàu các bạn nhá .
3. Cá rồng của tôi hung dữ quá, có cách chi làm cho chúng bớt hung hăn lại không? Có thể nuôi chung cá rồng với nhau hay không, và bằng cách nào để sự ấu đả giữa cá rồng nuôi chung được giảm thiểu ?
Câu trả lời là sẻ là bạn chẳng có cách chi để thay đổi cá tính hung dữ này của cá rồng, vì bản chất của chúng là cá săn mồi . Tuy môi trường chung quanh dể làm cho chúng rất kích động, nhất là khi chúng đang trong tư thế bơi lội sát mặt nước (lý do tại sao như thế, thì tôi đã đề cập trong phần trả lời của câu hỏi thứ 2 bên trên), nên đã có người nói là chúng rất nhát . Tình thật mà nói thì chúng chỉ “nhát” trong những trường hợp như thế và đối với những con có cá tính quá sợ sệt vô cớ .
Ngoài yếu tố “nhát” vừa đề cập trên, cá rồng quả thật không nhát tí nào mà là hung thần cho các con cá rồng đồng loại, và nhất là cho những sinh vật nào có kích thước vừa với cái miệng của chúng . Ta sẻ không làm sao thay đổi được bản tính thiên phú này … Thay vì tìm cách thay đổi cá tính của chúng, ta hảy tìm hiểu về cá tính này và áp dụng thích nghi để phần nào thay đổi được tình hình trong bể hồ cộng đồng .
Cá rồng khi được cho ăn các loại thức ăn khô trong một thời gian dài, có khả năng giảm bớt cá tính hung hăn bọ xít , nhưng xin lưu ý là chỉ trong một phần nào đó mà thôi, chứ không giảm hẳn 100% . Vì thế nếu tập cho cá rồng “ăn chay” được thì đây là điều ta có thể làm .
Cá rồng rất có thể nuôi chung với nhau nếu các bạn thông hiểu được cá tính của chúng . Và cá tính đặc biệt này thường được thể hiện rất rỏ ràng trong việc “kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu” . Con nào yếu nhất trong hồ sẻ là con bị tấn công liên tục và bị truy kích nhiều nhất bởi những con cá rồng khác . Đây là điểm quan trọng!, vì nếu hiểu được cá tính này và cách chúng bắt nạt nhau, bạn có thể tạo điều kiện và tạo mục tiêu cho những con cá rồng của bạn phát tiết . . Đối với các bạn không đủ khả năng tài chánh hay khoảng không gian để có bể hồ rộng rải để chứa đựng trên 5 con cá rồng mà vẩn nuôi cá rồng chung, thì các bạn làm như sau : chọn một hay hai con cá giống loại khác với kích thước tương đương vói những con cá rồng khác trong hồ cộng đồng để không bị ăn thịt, với cá tính hiền và bơi nhanh như cá phượng hoàng (phoenix) . Con cá này sẻ là “con vật tế thần”, được nuôi chung để trở thành mục tiêu cho cá rồng phát tiết . Nó đủ lớn để chịu đựng được các đòn thù, đủ tốc độ bơi nhanh để tránh và đủ hiền để không trả đủa/trả đòn . Điểm cuối cùng này quan trọng, vì khi cá rồng bị trả đòn, chúng sẻ tìm mục tiêu khác . Cá tính của cá rồng mà tôi vừa đề cập bên trên là chúng sẻ tấn công con yếu nhất, nên ta lợi dụng cái cá tính này để cho chúng phát tiết , thay vì để chúng ấu đả lẩn nhau . Khi hiểu được yếu tố này, thì các bạn sẻ có cơ may nuôi chung cá rồng dưới 5 con, mà sự rủi ro trong các cuộc ấu đả sẻ giảm thiểu đi rất nhiều.
4. Sau khi cá rồng được di chuyển qua hồ mới,nó đã bỏ ăn hơn 2 tuần cho dù được cho ăn những món ăn khoái khẩu thường ngày của nó
Bạn chẳng cần phải quan tâm, vì đây là chuyện bình thường . Cá rồng thích được sống trong môi trường ít thay đổi, càng ổn định càng tốt , vì thế khi phải thuyên chuyển là chuyện chẳng đặng đừng . Một khi môi trường sống hằng ngày của chúng đổi thay, thì cá rồng sẻ bỏ ăn . Thông thường chúng sẻ bỏ ăn khoảng 2-3 tuần trước khi ăn trở lại . Trong các trường hợp hiếm hoi, đã có những con cá rồng sẻ bỏ ăn từ 3-4 tháng mà không hề hấn gì . Các bạn chỉ cần lưu tâm theo dỏi những biểu hiện bất thường nếu nó trong tư thế bơi lội của chúng . Nếu bơi lội bình thường, khỏe mạnh, bạn cứ cho nó kiêng ăn cho đến bao giờ chúng thích ăn trở lại . Nhớ trong giai đoạn này, phân thay nước đinh kỳ vẩn phải tuân thủ, và thức ăn được cho ăn trong thời gian này, nếu cá chưa chịu ăn lại nên vớt ra ngay .
Đây cũng là thời gian mà các bạn cho dù mói chơi hay đã chơi lâu sẻ mất kiên nhẩn, vì lo cho sự an nguy của cá , nên cho chúng ăn những loại thức ăn có tính chất nghiện như superworms, gián/dế, rít, trùn đất v.v…. để ngỏ hầu có thể kích cá ăn trở lại . Mặc dầu đây là sự suy nghĩ không sai trong ý tưởng, nhưng khi thực hành … thì các bạn đang tập cho cá hư và ỏng ẹo . Nếu trước đó thức ăn chính hằng ngày là tôm đông lạnh, hay thúc ăn khô … thì không có lý gì chúng sẻ không chịu ăn các loại thực ăn này khi cá rồng đã ổn định và thích nghi với môi trường sống mới . Xin đừng để tình trạng cá rồng các bạn bỏ ăn ảnh hưởng đến việc các bạn sẻ tạo cho chúng trở nên kén ăn , hư hỏng và làm trời với các bạn
5. Cách đây vài tuần tôi có nhận một câu hỏi rất hay, mà ít ai để ý đến trong quá trinh nuôi dưỡng cá rồng . Câu hỏi như sau: Cá rồng của em sao tư nhiên nổi những đường vết như chảy máu trên cơ thể ….?
Câu trả lời cho câu hỏi này nằm trong phạm vi thiếu các chất vitamins cần thiết trong thức ăn của cá . Mà điển hình là thiếu chất Vitamin C . Khi cá rồng chỉ cho ăn một loại thức ăn duy nhất qua một thời gian khá dài, cá sẻ có nhiều cơ hội bị thiếu vitamin C . Vitamin C rất dể bị mất đi các chức năng của nó vì cấu trúc của công thức hóa học của nó và rất dể bị hủy đi . Một đặc tính khác của vitamin C là nó rất dể hòa tan trong nước, nên sẻ mất đi khá nhiều hiệu năng khi thức ăn được thấm vào nước . Đây là điều không thể tránh được ,vì trong hồ cá rồng toàn những là nước
Cá khi bi thiếu chất vitamin C sẻ rất dể bị chảy máu, mà khó cầm máu bên trong cơ thể khi có những va chạm mạnh, và đó là lý do tại sao cá rồng của bạn đặc câu hỏi trên có những dấu hiệu như chảy máu trên cơ thể . Ngoài ra nếu tình trạng cơ thể cá rồng thiếu hụ vitamin C dể đưa đến việc lâu lành các vết thương, vây của cá thường bị rất dể bị tơi tả, rơi rụng và bộ phân xương của cá sẻ có những di dạng bất thường như cong , không ngay thẳng bất bình thường .
Phương cách khác phục : luôn đa dạng hóa thức ăn, không nên cho cá rồng ăn chỉ một loại thức ăn duy nhất . Với kỷ nghệ bào chế thức ăn khô rất tinh vi ngày hôm nay, chất vitamin C cũng như các loại vitamins khác như vitamin A và vitamin E đều hiện diện trong các thành phần của thức ăn khô, dươi dạng khó phân hóa trong nước hơn . Nếu cá rồng của các bạn ăn được thức ăn khô, thì đây là điều vô cùng bổ ích . Xin lưu ý là khi chọn các loại thức ăn khô, xin đừng tiết kiệm mua những loại thức ăn khô không tên tuổi . Các bạn đã chơi được đến cá rồng, thì thức ăn của bọn chúng cũng nên tương xứng .
Tuy nhiên , tôi biết đối vơi rất nhiều các bạn, là cá rồng của các bạn chẳng ăn thức ăn khô … Nếu vậy thì ta phải làm sao ? Rất đơn giản, trươc khi thay nước vài ngày, các bạn trươc sau gì cũng phải chuẩn bị nước . Chất vitamin C ngoài những chức năng cần thiết mà tôi vừa đề cập, còn có một khả năng rất đặc biệt mà tôi đã có lần nhắc thoáng qua trong một vài bài viết trước đây . Vitamin C có khả năng khử chất chlorine/chloramine trong nước . Các bạn còn chần chơ chi nửa, khi chuẩn bị thay nước, bổ một quả cam, ngâm nó vào nước đang chuẩn bị để được thay . Chất vitamin C từ trong quả cam sẻ khử chất chlorine/chloramine và đồng thời sẻ là nguồn vitamin C cân thiết cho cá rồng của các bạn khi nguồn nước mới này được cho vào hồ . Đây là điều tôi luôn làm vài ngày trước khi thay nước . Tiện lợi, dể dàng và hửu dụng vô cùng, các bạn hảy thử xem sao nhé .
6. Cá rồng huyết long có bao nhieu loại? Super red, chili red, blood red, violet fusion, emperor red, ultra red, munjul red, purple red, v..v.. có phải là những loại huyết long khác nhau không?
Câu hỏi này tôi đã trả lời rất nhiều lần, những vẩn thường được nhận những câu hỏi như thế này, nên có lẻ đây là thắc mắc thông thường cho nhiều người mới chơi hay lâu năm . Tôi đã thấy rất nhiêu bạn trên các diển đàn đã có những nhận định rất sai lầm về giống huyết long này .
Câu trả lời là chỉ có một loại huyết long, và chỉ duy nhất một loại mà thôi, và đó là huyết long loại I (first grade super red) . Huyết long loại I này bao gồm hoàn toàn tất cả những tên gọi về giống cá huyết long mà các bạn đã được nghe tên qua, hoạc chưa nghe tên, và chắc chắn sẻ có nhiều tên mỷ miều, thật kêu khác … sẻ được cho ra đời, nhưng xin các bạn đừng nhầm lẩn vì các tên goi … chúng chỉ đơn giản là huyết long loại I , vì đến cả những người chơi cá lâu năm, và cả những người đanh kinh doanh về cá rồng tại quê nhà đã nhầm lẩn .
Tất cả các tên gọi đã được đặt cho huyết long, hay sẻ được gán cho nó, chỉ là thương hiệu mà thôi , chứ không phải là một loại huyết long khác .
Dỉ nhiên trong dòng huyết long, cũng có những con đẹp con xấu, và những con đã được tuyển lựa kỷ càng bởi các trại cá rồng chuyên trị huyết long danh tiếng thì sẻ có những cái tên “danh chấn giang hồ” …. nhưng không vì chúng đẹp hơn về phẩm chất và màu sắc, cũng như giá tiền …. mà chúng là loại khác..Chúng đều huyết long loại 1 cả
7.Dạo gần đây tôi nhận được khá nhìu câu hỏi về việc nuôi cá rồng có cần hệ thống lọc hay không?Nên tôi chọn nó vào đây để các bạn rõ ràng và chính xác không sai chạy vào đâu được nhá
Câu trả lời của tôi sẻ hỏi ngược lại các bạn nào đang có thắc mắc về vấn đề này … là các bạn có muốn cá rồng của các bạn phát triển hết tiềm năng hay không về vóc dáng, màu sắc cũng như là sức khỏe hay không ?
Xin đừng tin hoặc nghe bất cứ ai nếu họ nói cá rồng của họ sống không cần hệ thống lọc . Vì có một điều các bạn sẻ nhận ra được rằng là cá rồng sống trong hô không có hệ thông lọc, cá sẻ luôn có vấn đề . Cá của những người thường là sẻ bị bệnh, không bị cái này, thì cũng bị cái khác . Nói tóm lại là cá rồng của họ tuy vẩn sống, nhưng không bao giờ đẹp .
Cá rồng đang đẹp thì sẻ rớt đẳng cấp, mà cá đã dưới trung bình thì sẻ tuột luôn . Các bạn chỉ cần hỏi các bạn một câu đơn giản là thị truòng hệ thống lọc nước cho các hồ cá đang phát triển như thế nào, và lợi nhuận bao nhiêu . Và các hệ thống lọc đã trải qua các thời kỳ canh tân, thay đổi khởi đầu từ những hệ thống lọc đơn gian và thô sơ cách đây khoảng 40 nam là hệ thông lọc đáy cho đến loại đang được thông dụng nhất là hệ thống wet/dry filtration . Nếu quả thật hồ cá không cân hệ thống lọc … thì thi trường này không phát triển mạnh mẻ như thế .
Tôi mong là trong vài dòng ngắn ngủi có thể đã phân nào trả lời được câu hỏi trên .
Chơi cá rồng là chơi nước !!! Mà chơi nước là ứng dụng hệ thống lọc vào trong hồ cá rồng!!! Tuy đơn giản, nhưng đó là điều cận thiết . Tôi mong các bạn đang chơi cá rồng sẻ có câu trả lời cho chính các bạn và cá của các bạn .
TRẠI CÁ RỒNG HOÀNG LAM
Chi Nhánh 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Q7 0975880333
Chi Nhánh 2: C20 CMT8, P.Cái Khế, Tp.Cần Thơ 0859880333
website: http://cakienghoanglam.com
Email: lamviptv92@gmail.com
Để xem các clip cá quý khách bấm vào đường link dưới đây đăng kí kênh youtube của trại và xem nhé! https://www.youtube.com/channel/UCiCjukMvP7JRlRSKlkOKgbg