Bông điên điển là hoa của cây điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.
Hoa môi màu vàng tươi, kích thước 15-20 mm, là thức ăn giàu dinh dưỡng.
*Mùa bông điên điển trừng với mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vào khoảng tháng 7 – 11 hằng năm. Nên vào mùa này có thể tìm mua bông ở các chợ miền tây. Do số lượng lớn, nhiều lúc bông được chuyển đi khắp các tỉnh miền nam, cung ứng cho các nhà hàng.
Phân bố:
Chi Điền thanh (Sesbania), bao gồm cả Chi Sesban cũ, là một chi trong họ Đậu (Fabaceae) với một số loài thực vật sống trong môi trường ẩm ướt hay ngập nước. Các loài trong chi này nói chung thường mọc hoang hoặc được trồng để cải tạo đất, nhằm tăng hàm lượng đạm cho các loại đất bạc màu. Các tên gọi phổ biến tại Việt Nam cho các loài này là điền thanh (miền Bắc) hoặc điên điển (miền Nam).
Cây điên điển (Sesbania sesban) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á. Phân bố rộng khắp các nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Úc. Là loại cây sống hoang dại trên ruộng trũng ngập nước ở các vùng đồng bằng.
Cây điên điển là một phân loài trong chi đền thanh, tương cận với cây điền thanh ở Miền Bắc. Cây điên điển trổ hoa vào khoảng tháng 9-10 trùng với mùa lũ lên cao ở vùng ĐBSCL.
Công dụng:
Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh.
a- Điên điển làm cây phân xanh cải tạo đất:
Sau một vụ trồng từ 4-5 tháng thì từ 1 ha có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, lượng đạm thu được từ khí trời khoảng 100 kg nitơ (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam). Theo Buckman và Brady-1984 (Các thuộc tính tự nhiên của đất) thì 1 ha trồng cây điên điển tại Bangladesh có thể thu tới 524 kg nitơ có thể sử dụng được cho các loại cây khác.
b- Bông điên điển là một loại rau đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi được xem là là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Vào mùa nước nổi, là mùa bông điên điển, người dân các tỉnh như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Châu Đốc An Giang, Cần Thơ… chèo xuồng ra các hàng điên điển dọc các con sông mà hái.
Bông điên điển được sử dụng theo các cách sau đây:
- Bông điên điển được dùng để bóp gỏi: Bông điên điển được dùng ăn như rau sống, để có hương vị ngon người dân Nam Bộ thường dùng bông điên điển để bóp gỏi.
- Bông điên điển được dùng để xào: Do chất nước của bông điên điển có vị ngon nên ít khi dùng để luộc mà thường dùng để xào với tôm, thịt…Bông điên điển còn được xào với tép, thịt bầm để làm nhân bánh xèo.
- Bông điên điển dùng để nấu canh chua, nấu lẫu: Bông điên điển là lại rau đặc sản được dùng để nấu canh chua và lẫu chua với cá, cua, tôm, thịt…
- Bông điên điển dùng để múi dưa: Bông điên điển dùng để ủ chua với cọng bông súng là một món ăn đặc sản ở vùng ĐBSCL.
c- Cây điên điển dùng làm thuốc
- Trị giời hại da: Dùng đọt non cây điên điển đâm với muốt hạt đắp lên chổ da bị dời ăn liên tục vài giờ rồi rửa sạch. Mỗi ngày đấp 1-2 lần.(theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL).
- Bài thuốc bổ tim: Dùng bông điên điển bỏ cuốn, chưng cánh thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200 gam liên tục trong nhiều ngày.(theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL).
Các làm sạch và bảo quản bông điên điển:
Bông điển điển mọc thành chùm, nên mua những bông còn chưa nở, khi mua về lần lượt ngắt từng bông rời ra, nhẹ nhàng bỏ lớp áo xanh, giữ lại phần đầu cuốn và phần cánh hoa vàng.
Vì là cây mọc hoang nên không sợ thuốc bảo quản, khi rửa nên nhẹ nhàng tránh làm dập bông.
Khi đã làm sạch bông (chưa rửa), cho vào túi hoặc nhựa là có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh như bảo quản các rau thông thường.
Nguồn tham khảo:
Cây dại mùa lũ trở thành rau sạch hút khách, news.zing.vn
Điên điển, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
BÔNG ĐIÊN ĐIỂN, sites.google.com