Nghiên cứu mới đã xem xét các phép đo cơ thể, hàm và răng từ các mẫu vật của tất cả 13 loài cá mập còn tồn tại để đưa ra dự đoán chính xác về kích thước cơ thể của cá mập đã tuyệt chủng chỉ đơn giản từ những chiếc răng hóa thạch của chúng.
Được công bố trên tạp chí Lịch sử Sinh học, những phân tích này cho phép các nhà nghiên cứu hiểu được giới hạn về kích thước của một số loài cá mập nhất định và quá trình nào xuất hiện để tạo ra kích thước cơ thể trưởng thành khổng lồ.
Cá mập là loài cá sụn, nghĩa là ngoài răng, chúng không để lại nhiều bằng chứng hóa thạch. Điều này làm cho việc tìm hiểu kích thước thực sự của loài cá này trở nên khó khăn vì không có bộ xương nào còn tồn tại dưới đáy biển.
Để khắc phục, các nhà nghiên cứu đã xem xét các loài cá mập vẫn còn sống đến ngày nay để tìm ra những hạn chế trong quá trình tăng trưởng của một số loài và quá trình sinh lý nào có thể giải thích.
Phát hiện của các nhà nghiên cứu cho thấy, hầu hết các loài cá mập trong Đại Trung sinh đều tương đối nhỏ, chỉ có 4 chi chứa các thành viên có chiều dài vượt quá 6 m. Loài lớn nhất thực sự được xác định là cá mập khổng lồ Otodus megalodon. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, loài này đạt chiều dài ít nhất 15 m, sánh ngang với loài cá lớn nhất thế giới hiện nay là cá mập voi.
Mặc dù kích thước khổng lồ của megalodon trong khoa học hiện đại khiến phát hiện này không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng kích thước khổng lồ của loài này là không bình thường trong bối cảnh tất cả các sinh vật cùng thời điểm đều có kích thước bằng một nửa.
Không rõ chính xác bằng cách nào megalodon có thể vượt lên dẫn trước cuộc đua một cách đáng kể, mặc dù hiện tượng thu nhiệt (máu nóng) là một giả thuyết đã được đề xuất trong quá khứ. Tuy nhiên, các nhà khoa học trong nghiên cứu này lại có một ý tưởng khác.
Những loài thuộc Bộ Cá nhám thu vẫn còn sống đến ngày nay, bao gồm hổ cát, cá đập, cá basking, mako và cá mập trắng lớn. Nhiều loài trong số chúng có thể phát triển đến kích thước khổng lồ.
Tất cả những con cá mập này đều thể hiện một chiến lược sinh sản trong đó nhiều trứng nở bên trong cá mập và phát triển bên trong cá mẹ, giống như những cặp song sinh ở người.
Tuy nhiên, một sự khác biệt lớn so với thời kỳ mang thai của con người xảy ra đó là hiện tượng ăn thịt đồng loại trong tử cung được nhìn thấy ở những loài động vật này, nơi các phôi thai mới nở sớm ăn thịt anh chị em của chúng.
Tác giả nghiên cứu Kenshu Shimada cho biết: “Kết quả là sẽ chỉ có một số phôi sống sót và phát triển, nhưng mỗi phôi có thể trở nên lớn hơn đáng kể về kích thước cơ thể khi sinh ra. Số lượng chính xác của cá con và kích thước của chúng khi sinh phụ thuộc theo loài cụ thể, có khả năng bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố sinh học và môi trường.
Nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy rằng sự biến đổi như vậy cũng có thể đóng vai trò là nguồn tiến hóa bổ sung cho một số loài thuộc Bộ Cá nhám thu trở nên khổng lồ, bao gồm Megalodon. Nghiên cứu mới của chúng tôi đã cung cấp một cách suy nghĩ khác về câu hỏi khoa học đó là tại sao tất cả các loài khác có kích thước giới hạn chung là 7 m? Điều đó cần được điều tra thêm”, Kenshu Shimada nói.
Thót tim cảnh thợ lặn tay không đút thức ăn cho cá mập hổ ‘hiếu chiến’ nhất đại dương
TGVN. Khoảnh khắc con cá mập hổ từ từ tiến gần, cố gắng đớp miếng mồi trên tay người thợ lặn khiến nhiều người xem …
Lần đầu tiên phát hiện cá mập không có da và răng
TGVN. Một nhóm các nhà nghiên cứu đánh bắt cá ở Sardinia đã rất bất ngờ khi bắt được một con cá mập mèo không …