Tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thứ Ba ngày 21/06/2022
Tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì để tăng khả năng thụ thai là mối quan tâm lớn của nhiều cặp vợ chồng nóng lòng muốn có con. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp khi đang tiêm kích trứng.
Tiêm thuốc kích trứng dần trở thành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản quen thuộc trong điều trị vô sinh hiếm muộn nhờ vào tính hiệu quả và an toàn của nó.
Trong đó, chế độ ăn uống cũng chiếm phần quan trọng để giúp tăng khả năng thụ thai thành công. Vì vậy nhiều người quan tâm tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì và không ăn gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
5 nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người tiêm thuốc kích trứng
Theo lời khuyên từ các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn, chế độ ăn uống trong quá trình tiêm kích trứng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai.
Nếu khéo léo chọn lựa các thực phẩm tốt cho cơ thể phụ nữ, người vợ sẽ có cơ hội mang thai cao hơn. Dựa trên các nhóm chất cơ bản, dưới đây là một số loại thực phẩm mà phụ nữ khi tiêm kích trứng nên tăng cường bổ sung:
Rau củ quả và trái cây tươi
Rau củ quả và trái cây luôn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào cho chế độ ăn uống hàng ngày. Vitamin và các khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho các chuỗi chuyển hóa trong cơ thể.
Không những thế, ở giai đoạn chuẩn bị mang thai, cơ thể người mẹ càng cần bổ sung đầy đủ vitamin để duy trì thể trạng tốt nhất cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Vì thế, hãy tăng cường bổ sung các loại rau xanh đậm, quả mọng, trái lựu,… và nhiều loại rau củ khác dồi dào các nhóm vitamin này trong khẩu phần ăn nhé!
Tiêm thuốc rụng trứng nên ăn gì? Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Tiêm thuốc rụng trứng nên ăn gì? Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Ngũ cốc nguyên chất và các loại hạt
Ngũ cốc và các loại hạt là đại diện điển hình cho nhóm thực phẩm cung cấp carbohydrate chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể (hay còn được gọi là nhóm đường bột). Trong đó, thành phần carbohydrate trong các loại ngũ cốc nguyên cám và một số loại hạt như yến mạch, gạo lứt, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia,… được xếp vào nhóm năng lượng lành mạnh, cần tăng cường bổ sung trong bữa ăn hằng ngày.
Đặc biệt với các chị em phụ nữ đang trong quá trình tiêm thuốc kích trứng và muốn biết tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì thì chắc chắn không thể bỏ qua các loại thực phẩm này. Bởi chúng sẽ giúp cân bằng nội tiết tố estrogen và có lợi cho quá trình thụ thai.
Các loại thực phẩm giàu đạm lành mạnh
Đạm là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bất kỳ ai, nhất là những người phụ nữ đang chuẩn bị mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều đạm động vật trong quá trình tiêm kích trứng mà thay vào đó, nên lựa chọn nguồn cung cấp đạm lành mạnh từ cá, trứng hay các loại đậu.
Các loại cá không chỉ giàu protein tốt cho cơ thể mà còn được đánh giá là nguồn cung cấp các chất béo tốt như omega – 3 và omega – 6. Đây đồng thời cũng là chất béo cần thiết cho phụ nữ trong cả thời kỳ tiền sản và khi mang thai.
Cùng với các loài cá, trứng cũng là nguồn protein dồi dào cùng với thành phần vitamin B12, DHA,… đóng vai trò thúc đẩy khả năng sinh sản cho phụ nữ.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Uống đủ nước (từ 1.5 – 2 lít) mỗi ngày tùy vào thể trạng của từng người là lời khuyên hàng đầu để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất. Bởi nước là môi trường cho cơ thể vào chiếm đến 70% trọng lượng, nó sẽ giúp cho toàn bộ cơ quan trên cơ thể từ tim, thận đến hệ sinh sản hoạt động ở mức hiệu quả nhất.
Uổng đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết trong khi đang tiêm kích trứng
Uổng đủ nước mỗi ngày là điều cần thiết trong khi đang tiêm kích trứng
Các loại thực phẩm không nên ăn trong quá trình dùng thuốc kích trứng
Bên cạnh việc cần quan tâm tiêm thuốc kích trứng nên ăn gì, trong khi tiêm kích trứng, người phụ nữ cũng cần kiêng cử một số loại thực phẩm như:
Thức uống có gas hay có nhiều đường
Thức uống đóng chai có gas hay nhiều đường thường không được khuyến cáo sử dụng trong tiêm thuốc rụng trứng. Để đảm bảo duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt nhất, phụ nữ đang áp dụng liệu trình tiêm kích trứng nên duy trì dưới 25g đường mỗi ngày.
Thức ăn chế biến và đóng gói sẵn (thức ăn nhanh)
Thức ăn chế biến sẵn ngày càng chiếm được lòng của người tiêu dùng hiện đại nhờ vào tính nhanh chóng gọn lẹ của các bữa ăn này.
Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường mang giá trị dinh dưỡng thấp lại chứa nhiều muối, gia vị và các loại phụ gia khác. Vì vậy, đây không phải là lựa chọn phù hợp cho những chị em phụ nữ đang trong thời gian tiêm kích trứng.
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, chị em phụ nữ nên hạn chế ăn thức ăn chế biến đóng gói sẵn
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, chị em phụ nữ nên hạn chế ăn thức ăn chế biến đóng gói sẵn
Thức uống có cồn và các loại thức uống gây nghiện khác
Rượu bia, các chất kích thích và gây nghiện khác kể cả thuốc lá tuyệt đối không được sử dụng khi đang trong giai đoạn tiền sản hay đang trong liệu trình tiêm kích trứng.
Các chất này không chỉ có hại cho cơ thể người mẹ mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới, bạn nên kiêng cữ tuyệt đối các loại thức uống này nhé!
Những lưu ý khác khi tiêm thuốc kích trứng
Bên cạnh việc chăm chút cho chế độ ăn và chọn lựa khi tiêm trứng nên ăn gì, không nên ăn gì, bạn cũng cần cân bằng chế độ sinh hoạt, làm việc hằng ngày để tăng khả năng thụ thai. Chẳng hạn như:
-
Luôn tuân thủ theo chỉ dẫn của nhân viên y tế về liều lượng và loại thuốc kích trứng đang sử dụng.
-
Giữ tâm lý thoải mái và thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng tinh thần.
-
Tập thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập mà bạn yêu thích, lưu ý chỉ nên chọn các môn thể thao vừa sức, không nên vận động mạnh.
-
Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại kể cả khói thuốc lá.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn bổ sung kiến thức để xây dựng chế độ ăn uống tiền sản, biết được khi tiêm kích trứng nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh chóng có “hỷ” nhé!
Vi Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.