Các bệnh thường gặp ở cá hồng két và cách trị bệnh ⋆ Cá cảnh mini

Anh em nuôi cá hồng két thường gặp các bệnh như cá hồng két bị bạc màu, mất màu, cá hồng két bị đen. Cá hồng két bị sình bụng, chướng bụng, cá hồng két bơi chúi đầu… Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh tình có thể nghiêm trọng hơn. Thậm chí lây lan sang những em khác trong hồ. Blog Cá Cảnh Mini chia sẻ với anh em các bệnh thường gặp ở cá két và cách trị bệnh hiệu quả cho em cá hồng két của anh em.

ca-hong-ket
Các bệnh thường gặp ở cá hồng két và cách trị bệnh

Cá hồng két bị bạc màu, mất màu

Nguyên nhân, dấu hiệu cá hồng két bị bạc màu, mất màu

Có khá nhiều nguyên nhân làm cho cá hồng két bị bạc màu, mất màu. Có thể là do môi trường thay đổi, chất lượng nước không ổn định, hoặc do cá bị stress. Một vài nguyên nhân khác từ nguồn thức ăn không phù hợp. Hoặc chủ nuôi dùng đèn màu trắng chiếu sáng khiến cá hồng két bị bạc màu. Nếu sử dụng đèn, anh em nên chọn đèn có màu đỏ.

Cách trị bệnh bạc màu, mất màu cho cá hồng két

Điều quan trọng nhất để trị bệnh bạc màu, mất màu cho cá hồng két là anh em cần xác định nguyên nhân chính xác khiến cá bị bạc màu. Từ đó, có hướng xử lý thích hợp. Tuy nhiên, anh em lưu ý là cần cung cấp đủ oxy và không nên thực hiện thay đổi quá đột ngột khiến cá hồng két càng stress hơn.

Ngoài ra, không nên thay nước quá nhiều lần/tuần. Thay nước chỉ 1 lần/tuần với 1/4 lượng nước trong bể sẽ phù hợp với cá hồng két hơn.

ca-hong-ket-3
Các bệnh thường gặp ở cá hồng két và cách trị bệnh

Cá hồng két bị sình bụng

Nguyên nhân, dấu hiệu cá hồng két bị sình bụng

Khi bị sình bụng, cá hồng két sẽ có những dấu hiệu như chán ăn, bỏ ăn. Bụng chướng, bong bóng căng. Hậu môn hoặc vây có thể đổi sang màu đỏ. Cá cũng thường mất căn bằng khi bơi, kém linh hoạt, chỉ trốn hoặc ẩn nấp ở một góc thành bể. Ở một số trường hợp, cá hồng két còn bị dựng vảy.

Nguyên nhân cá hồng két bị bệnh sình bụng vì nguồn nước không sạch sẽ. Có thể đã lâu bạn chưa thay nước hoặc vệ sinh dọn dẹp phần thức ăn thừa. Một số anh em cho cá hồng két ăn món tôm đông lạnh nhưng không cắt nhỏ kỹ lưỡng, để phần đầu tôm nhọn đâm vào thành ruột, làm trầy xước gây nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập. Một vài trường hợp còn lại là do cá hồng két bị nhiễm các bệnh khác gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Cách trị bệnh sình bụng cho cá hồng két

Trước hết, với những em nào bị sình bụng, anh em chủ nuôi cần cân nhắc cho em ấy ra sống riêng. Cách ly em ấy để tránh lây bệnh cho các em còn lại trong hồ. Bổ sung thêm muối vào hồ riêng của em ấy đồng thời, kết hợp với sử dụng một số thuốc kháng sinh như Cloramphenicol, Benzimycin…

Theo kinh nghiệm từ Blog Cá Cảnh Mini, khi cá hồng két bị sình bụng, anh em có thể giảm bớt lượng thức ăn hàng ngày lại. Có thể chỉ cho cá ăn 1 lần/ngày với lượng vừa đủ, không nhiều. Kèm với đó là thực hiện các biện pháp trên và theo dõi hàng ngày.


Các bệnh thường gặp ở cá hồng két và cách trị bệnh

Cá hồng két bơi chúi đầu

Nguyên nhân, dấu hiệu cá hồng két bơi chúi đầu

Thông thường, vào thời kỳ sinh sản, phần bụng của cá hồng két cái sẽ to lên. Việc không cung cấp đủ oxy cho cá, có thể làm cho tụi cá cái bơi chúi đầu về phía trước.

Nếu không, có thể do chất lượng nước, môi trường nước thay đổi nhiệt độ đột ngột, khiến cá bị stress, sợ hãi, dẫn đến việc bơi chúi đầu.

Cách trị bệnh bơi chúi đầu cho cá hồng két

Để khắc phục bệnh bơi chúi đầu ở cá hồng két, anh em cần để ý đến chất lượng nước và nhiệt độ môi trường nước. Trang bị hệ thống lọc và cung cấp đủ oxy cho cá hồng két cũng như thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước.

Bên cạnh đó, thay nước định kỳ 1 lần/tuần với 1/4 lượng nước trong hồ. Khi thay nước, chủ nuôi nên thực hiện từ từ, nhẹ nhàng, tránh thực hiện một cách đột ngột khiến cá cảm thấy căng thẳng và không thoải mái.

ca-hong-ket-1
Các bệnh thường gặp ở cá hồng két và cách trị bệnh

Cá hồng két bị đen

Nguyên nhân, dấu hiệu cá hồng két bị đen

Cá hồng két của anh em đang bình thường bỗng xuất hiện các điểm đen, đốm đen trên thân. Ngoài ra còn có các sợi nấm bám vào, cá cũng chán ăn, bỏ ăn, yếu và chết dần… Thấy cá hồng két như vậy, anh em chủ nuôi hết sức đau lòng. 🙁

Tình trạng cá hồng két bị đen tương đối thường gặp. Cá hồng két rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Do đó, chỉ cần nguồn nước không đảm bảo, nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc cá bị căng thẳng… cũng có thể khiến cá hồng két bị đen.

Cách trị bệnh cá hồng két bị đen

Cách tốt nhất là bạn nên thả một ít muối vào bể cá hồng két nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc phát sinh. Thêm vào đó, khi đổi món cho cá ăn các loại thực phẩm tươi sống nên làm sạch và loại bỏ phần sắc nhọn.

Nếu bổ sung nồng độ muối vẫn chưa cá đỡ hơn, anh em có thể hòa 0,3 gram Xanh Methylen vào nước và ngâm cá khoảng 20 phút. Sau vài ngày, phần nấm mốc sẽ bị bong ra.

Cá hồng két bị nấm

Nguyên nhân, dấu hiệu cá hồng két bị nấm

Bệnh nấm là những loại nấm lây nhiễm trên da, trên vây, mang và miệng của cá hồng két. Đặc biệt là những chỗ có ký sinh trùng tấn công hoặc vết lở loét, vết thương cũ cũng rất dễ bị nấm.

Cách trị bệnh cá hồng két bị nấm

Để trị bệnh cá hồng két bị nấm, trước hết chủ nuôi cần cách ly cá bệnh ngay. Sau đó, cần đảm bảo môi trường nước luôn sạch sẽ. Duy trì nhiệt độ cao ở mức từ 30 đến 32 độ C. Đồng thời, nhỏ từ 3 đến 5 giọt menthylen vào bể cá. Thay nước liên tục mỗi ngày.

Tác giả: Tony

Nguồn Cacanhmini.com

Chia sẻ với anh em kinh nghiệm nuôi cá cảnh hay ho có 1-0-2:

Cách nuôi cá hồng két mau lớn và lên màu đẹp

Các loại cá hồng két và bí kíp kéo dài tuổi thọ cá hồng két

Tổng hợp bệnh ở cá Koi và cách điều trị dứt điểm

Những bệnh thường gặp ở cá bảy màu và cách chữa trị

Rate this post

Viết một bình luận