Nội dung chính
- Một Số Thông Tin Thú Vị Về Cá Voi
- Tại sao “loài thú” này lại sinh sống dưới nước?
- Chúng có giống với loài trên cạn?
- Tổng Kết
- Video liên quan
Hay nhất
Cá voi được xếp vào lớp thú.
Vì cá voi có những đặc tính giống với lớp thú (vd đẻ con, nuôi con bằng sữa, hô hấp bằng phổi, là động vật có vú) vậy nên người ta xếp nó vào lớp thú.
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống?
Câu 2. Giải thích vì sao Dơi có cánh, biết bay như chim nhưng lại xếp Dơi vào lớp thú?
Câu 3. Giải thích vì sao Cá voi biết bơi giống cá nhưng lại xếp Cá voi vào lớp thú ?
Câu 4. Trình bày các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 5. Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật?
Câu 6. Giải thích được vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít hơn động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 7. Nêu khái niệm sinh sản hữu tính, vô tính? Các hình thức sinh sản vô tính?
Câu 8. Nêu vai trò của lớp chim, đặc điểm sinh sản của thỏ?
Câu 9. Nêu đặc điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học ?
Câu 10. Nêu đặc điểm của Bộ linh trưởng?
* Chú ý: Xem nội dung các bài sau: Bài 41, 44, 46, 51, 55, 56, 59
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống?
Câu 2. Giải thích vì sao Dơi có cánh, biết bay như chim nhưng lại xếp Dơi vào lớp thú?
Câu 3. Giải thích vì sao Cá voi biết bơi giống cá nhưng lại xếp Cá voi vào lớp thú ?
Câu 4. Trình bày các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 5. Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật?
Câu 6. Giải thích được vì sao số loài động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng lại ít hơn động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
Câu 7. Nêu khái niệm sinh sản hữu tính, vô tính? Các hình thức sinh sản vô tính?
Câu 8. Nêu vai trò của lớp chim, đặc điểm sinh sản của thỏ?
Câu 9. Nêu đặc điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học ?
Câu 10. Nêu đặc điểm của Bộ linh trưởng?
* Chú ý: Xem nội dung các bài sau: Bài 41, 44, 46, 51, 55, 56, 59
(1) Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau của chúng đã bị tiêu giảm chỉ còn lại di tích của xương đai hông, xương đùi, xương chày và hoàn toàn không dính với cột sống.
(3) Xương cùng, ruột thừa và răng khôn ở người tuy không còn chức năng nhưng vẫn không bị loại bỏ hoàn toàn mà vẫn di truyền từ đời này sang đời khác.
Giải thích các bước giải:
Đặc điểm chung của lớp Thú bao gồm:
– Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
– Bộ lông: Lông mao
– Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm
– Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
– Thần kinh: bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
– Sinh sản: Thai sinh
– Nuôi con: Bằng sữa mẹ
– Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt
Do đó:
Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì nócó đặc điểm giống với các loài thú khác:
-Thở bằng phổi .
-Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
-Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
-Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
-Có lông mao (mặc dù rất ít).
Dơi được xếp vào lớp thú vì nó có đặc điểm chung với lớp thú như sau:
-Dơi là động vật có vú
-Đẻ và nuôi con bằng sữa.
*Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống bơi lội trong nước là:
-Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn.
-Có lớp mỡ dưới da rất dày.
-Cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
-Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn.
-Xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.
“Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú?” là câu hỏi quen thuộc trong chương trình Sinh Học THCS. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm câu trả lời ở bất cứ nguồn nào trên mạng, tuy nhiên không phải bài viết nào cũng giúp học sinh hiểu được nguyên nhân tường tận của vấn đề. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra đáp án chính xác nhất!
Lớp thú là lớp động vật có xương sống, được xem là tổ chức sinh vật cao nhất trong môi trường hệ sinh thái của trái đất. Với đặc điểm có thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, lớp thú phân biệt khoảng cách với các lớp động vật còn lại.
Vậy vì sao cá voi thuộc họ “Cá” nhưng vẫn được xếp vào lớp thú?
Đó là bởi vì cá voi thể hiện đầy đủ các đặc điểm mà lớp thú có: thở bằng phổi, tim 4 ngăn hoàn chỉnh, động vật máu nóng, có lông mao. Đặc biệt, cá voi sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Khi cá voi bơi trong nước, chúng lấy oxi bằng cách bơi lên gần mặt nước để nhả khí cacbonic và hít khí oxi ở trong không khí. Điều này khiến cá voi phân biệt hoàn toàn với các loài cá khác (thở bằng mang và hô hấp ở trong nước). Có thể nói rằng, cá voi là một “loài đặc biệt” trong lớp thú ngày nay.
Một Số Thông Tin Thú Vị Về Cá Voi
Cá voi có nguồn gốc từ một loại động vật có vú và ăn thịt trên đất liền, hai chi thích nghi với việc di chuyển trên cạn, đuôi dạng thẳng và không thích nghi với việc bơi lội. Loài này đã tuyệt chủng từ 48 triệu năm về trước.
Tại sao “loài thú” này lại sinh sống dưới nước?
- Do nhu cầu tìm kiếm thức ăn và mở rộng lãnh thổ nên chúng thường xuyên hoạt động trong môi trường nước.
- Sau một thời gian hoạt động dưới nước, chân đã thích nghi cả trên cạn lẫn dưới nước, tuy nhiên đuôi vẫn chưa có biến đổi rõ rệt.
- Trải qua hàng triệu năm, chúng không còn quay về đất liền nữa.
- Đôi chân sau đó trở nên không cần thiết và dần tiêu biến. Đôi chân trước và đuôi trở thành vây bơi giúp loài động vật này di chuyển về phía trước.
Chúng có giống với loài trên cạn?
Bởi tiền thân từ loài động vật ăn thịt trên đất liền, nên mặc dù sống dưới nước nhưng cá voi vẫn mang những đặc điểm của loài động vật thuộc lớp thú.
Vây cá voi có cấu trúc xương giống với chi trước của các loài thú như: dơi, hà mã, người. Đôi mắt của cá voi có thể nhìn tập trung cao và nhìn ở trong những vùng ánh sáng yếu. Đôi tai trong của cá voi hết sức nhạy bén, chúng có thể nghe, cảm nhận từ những tần số âm thanh vô cùng nhỏ dù cách xa chúng hàng chục dặm.
Tổng Kết
Toàn bộ nguồn gốc và đặc điểm của cá voi đã giúp chúng ta hiểu được Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn không chỉ hiểu thêm một số thông tin về loài cá voi mà còn biết được đáp án chính xác cho câu hỏi khoa học thú vị này. Đừng quên theo dõi chúng tôi ở trong các bài viết tiếp theo nhé!
Bài viết trên thuộc về tác giả trangsk9 – thành viên của Cộng đồng phụ nữ Việt Nam Webtretho! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích nào đó, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!
———————————————————————————————–
Có thể bạn quan tâm:
Viết Về Nghề Nghiệp Tương Lai Của Em – Văn Mẫu Hay
Người Yêu Cũ Nhắn Tin Có Nên Trả Lời?