Bu lông còn được gọi là ốc vít – một sản phẩm cơ khí rất quen thuộc trong các ngành nghề và lĩnh vực sản xuất. Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng công dụng của bu lông lại cực kỳ lớn, bất kể là sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các đai ốc, ứng dụng cho việc đơn giản hay phức tạp.
Bạn đang xem: Bolt là gì
Bu lông (Bolt) là gì?
Bu lông (tiếng anh là Bolt còn gọi là Bulong hay tiếng Pháp là boulon cùng các tên gọi khác như bu-loong, bù loong, đai ốc…) là một loại vật tư kim khí sử dụng trong lắp ráp và ghép nối các chi tiết trong xây dựng lại thành một khối hợp nhất.
Cấu tạo chung các loại bu lông.
Bu lông thông thường có dạng hình trụ được tiện ren suốt hoặc ren lửng tùy vào từng công việc. Một đầu có hình 6 cạnh ngoài (lục giác) hoặc lục giác trong (lục giác chìm), có những loại có đầu mũ đặc biệt như: hình đầu tròn cổ vuông, hình ô van, hình nón, hình trụ, hình tròn, đầu dù.. Hiện nay loại bu lông lục giác được sử dụng nhiều hơn cả do đặc tính thẩm mỹ và dễ dàng gia công.
Các mối ghép bu lông không thể thiếu đai ốc (nuts) và vòng đệm, chúng có mối liên hệ lẫn nhau không thể tách rời.
Các loại bu lông phổ biến
Bu lông Lục giác.
Các mối ghép bu lông
Hay bu lông 6 cạnh ngoài, bu lông vặn cờ lê. Loại này có cấu tạo đơn giản gồm 2 phần, phần đầu mũ và phần thân.
Phần đầu mũ: có hình lục giác (6 cạnh ngoài ), trên đầu mũ được dập các thông số kỹ thuật như độ bền kéo A2-70, A4-80, A2-60, cấp bền 4.8/ 6.6/ 8.8/ 10.9/ 12.9, tên của nhà sản xuất như: JJ, W, THE, JT, JD…
Phần thân bu lông: có dạng thanh trụ được tiện ren lửng hoặc ren suốt, các bước ren được tiện theo nhiều tiêu chuẩn như DIN, GB, JIS, GOST, TCVN, EN.. ở Việt Nam hiện nay hệ ren mét là phổ biến.
Stud Bolt Set
Bu lông lục giác
Stud bolts là loại bu lông có ren ở 2 đầu, ở giữa có thể để trơn hoặc có ren.
vnggroup.com.vn chuyên cung cấp sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM, A193/ A193MCấp bền (grade): B6, B7, B7M. B8 class 1 & 2, B8M class 1& 2, B8T class 1 & 2 . ..
Ứng dụng: Stud bolts thép hợp kim và thép không gỉ sử dụng cho môi trường nhiệt độ cao hoặc áp lực lớn và các sử dụng đặc biệt khác.Đai ốc (nuts): đi kèm với đai ốc theo TC A194 / A194M, grade 2H, 2HM..Lớp mạ (coating): lớp mạ phải đảm bảo chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao/thấp, lớp mạ Corroshield PTFE đảm bảo được kiểm tra bằng máy phun sương muối (salt spray test) lên đến 1000 giờ không có dấu hiệu gỉ sét (trong khi nếu mạ kẽm nhúng nóng (H.D.G) chỉ chịu được 150 – 200 giờ), lớp mạ Corroshield cold gavanized (còn gọi là mạ kẽm lạnh), chịu được salt spray test từ 200 – 500 giờ.
Studbolts (Guzong) sản xuất theoTiêu chuẩn ASTM A320/ A320M :Cấp bền (grade): L7, L7M,Đai ốc: A194 / A194M Grade 4, 7Ứng dụng : Stud bolt thép hợp kim và thép không gỉ sử dụng cho môi trường nhiệt độ thấp.Lớp mạ : Corroshield PTFE, Corroshield cold gavanized, H.D.G
Bu lông lục giác chìm.
Stud Bolt Set
Được sử dụng nhiều trong việc lắp ráp, cơ khí chế tạo máy, chế tạo khuôn mẫu, nó có tên gọi như vậy bởi vì phần đầu mũ được dập lục giác chìm bên trong, cho lực xiết lớn hơn bu lông lục giác ngoài. thông thường loại này có 3 dạng đầu mũ: bu lông lục giác chìm đầu trụ, bu lông lục giác chìm đầu bằng, bu lông lục giác chìm đầu tròn (đầu cầu)
Vật liệu để chế tạo loại bu lông này cũng rất đa dạng thép thông thường, thép đen, thép mạ kẽm bề mặt, thép không gỉ inox 201, inox 304, inox 310, inox 316, inox 316L..
Bu lông đầu tròn cổ vuông.
Bu lông lục giác chìm
Khác biệt nhất của loại bu lông này đó là không vặn trực tiếp từ đầu mũ, có tác dụng chống xoay, thông thường lỗ bu lông sẽ là hình tròn nhưng loại này lỗ gia công hình vuông, vừa với phần cổ vuông của bu lông.
Được ứng dụng nhiều trong ngành cơ điện cụ thể là trong các tủ bảng điện, thang máng cáp, giá kệ đa năng..có thể nói mỗi loại bu lông sinh ra đều có sứ mệnh riêng, là chi tiết không thể thiếu trong mỗi ngành nghề.
Bu lông liền long đen.
Bu lông đầu tròn cổ vuông
Nó được gọi tên như vậy vì loại này có phần đầu mũ tràn ra viền trông giống như một bu lông thường có lắp vòng đệm, dưới đầu mũ được lăn răng cưa giúp cho việc chống xoay rất tốt, nó sẽ thay thế cho các loại vòng đệm, rất tiện lợi. được sử dụng nhiều lắp đặt giữa các mặt bích với nhau. Được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 6921 của Đức với hệ ren mét.
Xem thêm: Cách Mua Bán Trên Remitano Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký, Mua Bán Btc
Bu lông liền long đen
Bu lông mắt.
Vật liệu sản xuất của loại này rất đa dạng như thép SC45, thép mạ kẽm, thép không gỉ inox với tên gọi tiếng anh là Eye Bolt, sản xuất theo chuẩn DIN 444-B.
Có cấu tạo như các loại bu lông thông thường khác gồm 2 phần:phần thân được tiện ren lửng hoặc ren suốt tùy vào đơn đặt hàng và nhu cầu thiết kế kỹ thuật.
Phần đầu có dạng hình tròn được dập nguyên khối nối liền với thân bu lông vậy nên nó có độ chịu lực rất tốt, trong quá trình sử dụng không sảy ra các hiện tượng đứt gãy bu lông.
Bu lông mắt inox
Bu lông nở – Tắc kê nở.
Một số loại bu lông nở: tắc kê nở thép, tắc kê nở inox, tắc kê nở đinh, tắc kê nở nhựa, tắc kê nở rút 3 cánh, tắc kê nở đóng ( nở đạn )…
Bu lông nở có tên tiếng anh là Anchor Bolt, ngay ở cái tên Anchor ta có thể biết được tác dụng của nó, khả năng chịu lực, chịu tải rất cao, dùng để liên kết, chèo níu giá đỡ vật nặng vào tường bê tông, cố định giá kệ trên nền bê tông.
Ngày nay người ta thường sử dụng các loại bu lông nở được chế tạo bằng thép không gỉ inox 304, inox 201, inox 316, inox 316L là đa số bởi vì nó có độ bền và độ thẩm mỹ cao. Giá của loại bu lông inox thường đắt hơn tắc kê nở sắt.
Các loại tắc kê sắt ít được sử dụng hơn vì nhanh bị han gỉ, thông thường hiện tại tắc kê sắt thường được xi mạ thêm bề mặt như mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng để tăng tuổi thọ cho bu lông nở.
Bu lông cường độ cao là gì?
Bu lông inox nở 3 cánh
Là bu lông có cấp bền từ 8.8 trở lên đến 12.9, có khả năng kéo đứt rất cao dùng trong các liên kết chịu lực cực lớn, dùng trong công nghiệp nặng, lắp ráp nhà thép tiền chế.
Các loại thép được dùng để chế tạo bu lông cường độ cao như: 30X, 35X, 40X, 30 Cr, 35Cr, Scr420, Scr430.. sau khi được tạo hình và tiện ren thì sẽ được trải qua quá trình tôi luyện để đạt được cấp bền theo mong muốn.
Có đường kính từ M5-M72, bước ren từ 01-06, chiều dài từ 10-300mm có thể dài hơn theo yêu cầu. bề mặt được xi mạ đen hoặc mạ kẽm.
Cụ thể hơn ở thị trường Việt Nam xuất hiện các loại bu lông cường độ cao như: bu lông F10T, bu lông tự cắt (tự đứt) S10T, bu lông S8T, bu lông 8.8, bu lông 10.9, bu lông 12.9..
Tiêu chuẩn của bu lông cường độ cao rất đa dạng, cần phải kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng có đạt tiêu chuẩn không sau khi sản xuất, bởi vì nếu không đạt tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công trình về lâu dài.
Các loại bu lông phân theo thành phần chế tạo
Các vật liệu sử dụng để chế tạo ra bulong bao gồm: thép carbon, đồng, thép hợp kim, thép ko gỉ inox…
Với mỗi vật liệu chế tạo, chúng ta có một loại bulong:
– Bulong được chế tạo từ kim loại, hợp kim màu (Đồng, nhôm, kẽm…) được sử dụng trong ngành công nghiệp điện, công nghiệp máy bay, sản xuất điện và nước.
– Bulong được chế tạo từ thép carbon thường, hợp kim thép được chia thành 2 loại:
+ Bulong đã qua xử lý nhiệt: Thông qua yêu cầu của khách hàng mà loại bulong này được xử lý nhiệt luyện đạt cấp bền (cấp bền: 8.8, 10.9, 12.9). Các bù loon cấp bền từ 8.8 trở lên được gọi là bu lông cường độ cao.
+ Bulong không qua xử lý nhiệt: Bulong thường có cường độ thấp, sau khi gia công không cần phải xử lý nhiệt (cấp bền: 4.8, 5.6, 6.6, 6.8).
Xem thêm: Tra Từ Cash Float Là Gì Trong Tiếng Việt? Tra Từ Cash Float Là Gì
vnggroup.com.vn Technology chuyên cung cấp các loại Bolts & Nuts với chất lượng cao, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. Phụ vụ cho các công trình xây dựng, nhà máy, các công trình đường ống dầu, khí.
vnggroup.com.vn Technology chuyên cung cấp các loại Bolts & Nuts với chất lượng cao, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của khách hàng. Phụ vụ cho các công trình xây dựng, nhà máy, các công trình đường ống dầu, khí.