Ngoài cái tên cá thần tiên thì em cá này hay được gọi với cái tên khác là cá ông tiên. Nhưng dù là tên gọi nào thì tên tiếng Anh đầy đủ của em nó cũng là Pterophyllum scalare thôi. Em này sống nhiều ở môi trường nhiệt đới như ở nước ta đó. Môi trường ưa thích của em ấy là nước ngọt. Kỹ thuật nuôi cá thần tiên có nhiều điều để bạn quan tâm, cùng chúng tôi theo dõi xem đó là gì nhé.
Chọn bể nuôi
Tuổi thọ của em ấy có thể từ 8 đến 9 năm thôi. Nhưng nếu môi trường lý tưởng và chăm sóc tốt thì tuổi thọ lên 10 năm là điều có thể. Các em cá thần tiên có cơ thể dài và vây cũng dài để tương xứng. Vì thế bạn đừng quên kích thước bể nuôi cũng cần đáp ứng sức bơi lội của em ấy nhé! Khoảng tầm 115 lít là tốt nhất.
Đương nhiên kích thước này sẽ thay đổi tùy theo số lượng cá bạn chọn nuôi rồi. Ngoài ra còn phải xem kích thước của cá như nào nữa. Các em nó to mà nuôi nhiều thì bể phải 210l trở lên. Môi trường nước người là nước ngọt thì cũng cần duy trì nhiệt độ mát mẻ. Lý tưởng nhất là từ 26 đến 30 độ.
Bạn có thể đặt trong bể nuôi cá vài hòn đá cuội hay các cây lá to. Các vật sắc nhọn như hòn non bộ thì nên dẹp đi nhé! Chúng bơi lội tung tăng có khi gây thương tích cho cơ thể đấy.
Do đặc điểm nguồn gốc nên em nó thích nhất là dòng nước chậm. Nếu chẳng may nước chảy xiết quá em ấy dễ bị căng thẳng rồi ốm yếu ấy chứ. Do đó máy đặt trong bể cá bạn chọn loại có công suất chậm thôi nhé! Nhớ là mỗi tuần thay nước cho cá 1 lần cho khỏi bẩn nhé. Khi thay chỉ thay tầm ⅕ bể thôi. Số nước còn lại để điều hòa nhiệt độ.
Cá thần tiên ăn gì?
Dù khá khói nuôi nhưng em này ăn uống lại dễ tính cực kỳ. Thức ăn nào em nó cũng ăn được. Từ đồ tươi, đồ khô cho đến đồ đông lạnh. Chẳng hề kén ăn chút nào. Một vài thực phẩm tốt cho em ý mình gợi ý cho bạn này. Ví dụ như tim bò đông lạnh, trùn chỉ, sâu đỏ hay cá mồi nhỏ nè. Các loại thức ăn này bổ cho em nó lắm đấy! Nếu không thì bạn cho em nó ăn đồ khô cũng đầy đủ dưỡng chất mà.
Em này rất tham ăn. Vì thế mỗi lần cho ăn bạn không nên cho ăn nhiều. EM ấy dễ chết no lắm. Ngoài ra thì nếu bạn chắc chắn được giun sạch và em nó ăn ok thì hãy cho ăn. CÒn không thì đừng bao giờ cho em nó ăn giun nhé! Tốt nhất cứ chọn thức ăn rõ ràng nguồn gốc và có chất lượng tốt là được.
Khẩu phần ăn của loài nào cũng thế thôi. Cần cân bằng giữa protein và chất xơ. Đường nhiên cá cũng không ngoại lệ. Bạn biết đấy các loại thức ăn khô cho cá chủ yếu là protein thôi. Vì thế hãy cho em nó ăn thêm rau diếp thái chỉ hoặc rau chân vịt thái chỉ nhé!
Các bệnh phổ biến
-
Exophthalmia
Hay còn gọi là bệnh xuất huyết trên thân. Đầu tiên cá sẽ bị các đốm đen tấn công. Sau đó thì dần dần ăn mòn vây. Có khi sẽ bị nổi u trên cơ thể nữa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn để nước bẩn lâu ngày. Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển và bám trên người em cá. Có em đau đớn hơn thì bị nổ mắt do đục thủy tinh thể nữa.
-
Bệnh đốm trắng
Thường thì bệnh đốm trắng được gây ra do ký sinh trùng. Nhưng đối với các em cá cảnh thì nguyên nhân đến từ việc thiếu quan tâm nguồn nước. Từ đó lượng NH3 trong nước cao làm các em cá bị căng thẳng và khó thích nghi với môi trường. Hoặc cũng có thể cá của bạn chưa được kiểm dịch đầy đủ. Thế thôi.
Nguyên nhân do ký sinh trùng nhưng thực chất bệnh này xuất phát do thiếu bảo trì, nồng độ NH3 cao, cá bị stress kém thích nghi với môi trường, hoặc do không được kiểm dịch. Dấu hiệu là các em này bỗng lười ăn hẳn. Thậm chí có em còn tuyệt thực cơ đấy!
Lưu ý khi nuôi cá thần tiên
Bạn có thể nuôi các em này với các loài khác hay các động vật khác. Miễn sao đó không phải động vật kích thước nhỏ như tép. Hay các em cá con nhỏ quá nhé! Chúng sẽ xơi tái luôn đấy! Bạn biết đấy giống cá tetras khá ghê gớm vì thế bạn đừng nuôi chúng với các em thần tiên. Các em thần tiên của bạn sẽ bị rỉa vây như chơi cho xem. Một vài hàng xóm tốt cho em cá thần tiên bạn có thể dùng là cá Sặc, cá Bống cảnh hay cá Mún.
Trên đây là thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi cá thần tiên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Với nội dung bài viết này, mong là bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc cá thần tiên cách tốt nhất.