Câu rút gọn là gì? Cách dùng câu rút gọn, cho ví dụ – Máy đánh bóng sàn

Việc sử dụng câu rút gọn sẽ giúp câu văn trở nên ngắn gọn và súc tích hơn. Vậy câu rút gọn là gì? Cách sử dụng câu rút gọn? Cùng maydanhbongsan.com ôn luyện lại kiểu câu này trong bài viết dưới đây nhé!

Ôn luyện kiến thức về câu rút gọn Ngữ Văn lớp 7

Câu rút gọn là gì? Cho ví dụ minh họa

Câu rút gọn là kiểu câu mà trong quá trình viết hoặc giao tiếp, chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần câu để câu văn trở nên ngắn gọn và súc tích hơn. Tùy từng hoàn cảnh giao tiếp mà chúng ta lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp. Miễn sao vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung truyền đạt và không biến câu văn trở nên cộc lốc, mất lịch sự.

Ví dụ 1:  

Câu đầy đủ: Bạn có muốn đi chung xe với mình không? – Mình không đi đâu. Mình đi chung xe với bạn Nam rồi!

Câu rút gọn: Đi chung xe với mình không? – Không đi đâu. Mình đi chung xe với bạn Nam rồi!

Ví dụ 2: 

Câu đầy đủ: Bạn có muốn cùng lên thư viện với mình không? – Ừm, bạn đợi mình xíu. 

Câu rút gọn: Cùng lên thư viện với mình không? – Ừm, đợi mình xíu!

Phân loại câu rút gọn

Câu rút gọn chủ ngữ

Đây kiểu câu rút gọn thành phần chủ ngữ khi sử dụng. Loại câu rút gọn này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, không câu nệ tiểu tiết, thường là giao tiếp giữa những người bạn cùng trang lứa hoặc người bề trên với người bề dưới. 

Ví dụ: 

A: Bao giờ cậu đi du lịch cùng công ty?

B: Thứ sáu tuần này đi. 

(Câu đầy đủ: Thứ sáu tuần này tớ đi.)

Câu rút gọn vị ngữ

Đây là kiểu câu rút gọn thành phần vị ngữ khi sử dụng, chỉ giữ lại thành phần chủ ngữ và các thành phần phụ khác của câu. Tương tự như câu rút gọn chủ ngữ, kiểu câu này cũng được dùng nhiều giữa những người bạn đồng trang lứa. 

Ví dụ: 

A: Ai là người chịu trách nhiệm làm video mừng sinh nhật cô?

B: Ngọc và Lan. 

(Câu đầy đủ: Ngọc và Lan làm.)

Câu rút gọn thành phần chủ ngữ và vị ngữ

Đây là kiểu câu rút gọn 2 thành phần chính (chủ ngữ + vị ngữ) của câu, chỉ còn lại các thành phần phụ, thường là trạng ngữ. 

Ví dụ: 

A: Mấy giờ phim bắt đầu chiếu?

B: 7 giờ. 

(Câu đầy đủ: Phim chiếu lúc 7h hoặc 7h, phim bắt đầu chiếu). 

Các kiểu câu rút gọn

Câu rút gọn có tác dụng gì?

Tác dụng của câu rút gọn là gì? Việc sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp mang đến rất nhiều lợi ích như: 

  • Giúp câu nói trở nên ngắn gọn, súc tích, không bị lan man, quá dài dòng. 

  • Tránh tình trạng lặp từ khiến câu văn trở nên lủng củng, rời rạc, không mượt mà. 

  • Lược bỏ những thông tin không quan trọng, giúp người nghe tiếp nhận thông tin chính xác, nhanh gọn hơn. 

  • Khi lược bỏ chủ ngữ, ngụ ý về suy nghĩ và hành động được diễn tả trong câu đều dùng chung cho tất cả mọi người. Nhờ đó mà tất cả mọi người đều có thể hiểu được.

  • Nhấn mạnh vào những nội dung quan trọng, giúp người nghe tập trung nhiều vào nội dung chính, tiếp thu thông tin chính xác hơn. 

Cách dùng câu rút gọn là gì?

  • Không phải hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được câu rút gọn. Việc lựa chọn dùng câu rút gọn còn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp. 

  • Thông thường, kiểu câu này được dùng trong các trường hợp giao tiếp thân mật, suồng sã giữa những người bạn. Tuyệt đối không dùng câu rút gọn khi giao tiếp với bề trên, người lớn tuổi, người lạ hoặc trong những hoàn cảnh đòi hỏi sự trang trọng. 

  • Rút gọn câu nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt nội dung chính xác, đầy đủ và dễ hiểu. Tránh trường hợp khiến người nghe hiểu sai ý hoặc không hiểu. 

  • Không nên lạm dụng câu rút gọn, bởi nó khiến người nghe cảm thấy khó chịu, không được tôn trọng. Vì vậy, bạn cần phải khéo léo hơn khi sử dụng để đoạn hội thoại rơi vào trạng thái ngượng ngùng, khó chịu. 

Cách dùng câu rút gọn

Điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn là gì?

Câu rút gọn và câu đặc điểm đều có điểm chung là không có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, chúng ta không thể đánh đồng là một được bởi chúng là 2 kiểu câu hoàn toàn khác nhau và có thể phân biệt như sau: 

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

– Không được cấu tạo theo cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ.

– Không thể khôi phục được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ. 

– Vẫn được cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ nhưng bị người nói lược bỏ bớt đi. 

– Dễ dàng khôi phục các thành phần đã bị lược bỏ. 

Ví dụ: Háo hức ghê! Sắp được đi du lịch rồi!

=> “Háo hức ghê!” là câu đặc biệt, không thể khôi phục được thành phần chủ – vị. 

Ví dụ: “Đã làm xong chưa?” => Bị lược bỏ chủ ngữ. 

Câu đầy đủ: Bạn đã làm xong chưa?

Các dạng bài tập thường gặp về câu rút gọn

Dạng 1: Tìm câu rút gọn và khôi phục lại các thành phần đã bị lược bỏ.

Dạng 2: Xác định những câu rút gọn trong đoạn văn/ đoạn thơ/ đoạn trích và cho biết tác dụng của nó.

Dạng 3: Viết đoạn văn có câu rút gọn. 

Tìm hiểu về câu rút gọn tiếng Anh

Không chỉ trong tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng sử dụng hình thức rút gọn câu. Các hình thức/ dạng câu rút gọn trong tiếng Anh 11 thường gặp là: 

Rút gọn mệnh đề quan hệ

  • Dùng V-ing

  • Dùng quá khứ phân từ

  • Dùng dạng “to V nguyên thể”

  • Dùng cụm danh từ. 

Ví dụ: 

  1. The man who is standing there is my brother 

->The man standing there is my brother.

  1. I like books which were written by my father 

->I like books written by my father.

  1. This is the only student who can do the problem 

->This is the only student to do the problem.

  1. Do you like the book which is on the table? 

-> Do you like the book on the table?

Rút gọn mệnh đề trạng từ

Mệnh đề trạng từ là mệnh đề liên kết với nhau bằng các liên từ như because, when, while,…. Điều kiện là 2 câu phải có cùng chủ ngữ. 

Để rút gọn mệnh đề trạng từ, chúng ta cần phải lưu ý một số điều sau: 

  • Loại bỏ liên từ (hoặc nếu để lại thì phải biến thành giới từ)

  • Dạng chủ động thì đổi động từ thành dạng V-ing

  • Dạng bị động thì đổi thành quá khứ phân từ 

Một số mẫu câu rút gọn khác

  • Hoán đổi mệnh đề khi rút gọn

  • Dùng cụm giới từ để thay cho mệnh đề quan hệ. 

  • Dùng giới từ để thay thế cho động từ có trong mệnh đề.

Ví dụ: 

  1. She, who had not seen me since 1990, couldn’t recognize me at first. 

-> Not having seen me since 1990, she couldn’t recognize me at first.

  1. The book which is on the table is Mr cucku’s. 

-> The book on the table is Mr cucku’s.

  1. A man who was thirty-five years old…

-> A man of thirty- five…

Trên đây là bài viết chia sẻ câu rút gọn là gì và một số kiến thức liên quan. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích nhất nhé!

Rate this post

Viết một bình luận