/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/dau-hieu-tre-do-mo-hoi-trom-do-thieu-canxi/
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Không phải tất cả các trường hợp trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm ban đêm đều là dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi. Nếu thấy trẻ đổ nhiều mồ hôi và có kèm theo những biểu hiện bất thường khác, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra xem trẻ có thực sự thiếu canxi không.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi trộm ban đêm nhiều hơn so với người lớn, nguyên nhân là do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn hoạt động kém. Bên cạnh đó, tỷ lệ tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể của trẻ cũng khá cao, khiến trẻ ra mồ hôi nhiều.
Dưới đây là một số nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ:
1. Đổ mồ hôi trộm ban đêm do sinh lý
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn nên trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn. Nếu trẻ bị kích thích do tác nhân nào đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều hòa thân nhiệt bằng cách đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, trẻ cũng thường dễ đổ mồ hôi hơn nếu nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên.
Đổ mồ hôi trộm sinh lý thường xuất hiện nhiều ở vùng đầu, cổ khoảng 30 phút trước lúc trẻ ngủ và mất dần sau khoảng 60 phút. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng với trường hợp này, bởi nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Đổ mồ hôi trộm do thiếu canxi
Khi thấy trẻ đổ mồ hôi trộm ban đêm kèm những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và các cơ sở y tế để được kiểm tra xác định nguyên nhân có phải do trẻ thiếu canxi không, từ đó có cách thức bổ sung phù hợp:
Quấy khóc ban đêm, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc:
Một trong những dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi đó là giật mình, quấy khóc nhiều và đổ mồ hôi trộm ban đêm. Trẻ có thể đột nhiên thức giấc giữa đêm và quấy khóc liên tục.
Rụng tóc hình vành khăn:
Thiếu canxi có thể khiến trẻ dễ đổ mồ hôi hơn và rụng tóc, nhất là phần đầu phía sau, nơi tiếp xúc với gối. Mặc dù vậy, rụng tóc vành khăn cũng chưa hẳn là một dấu hiệu của thiếu hụt canxi.
Các dấu hiệu khác khi trẻ bị thiếu canxi:
Ngoài những dấu hiệu sớm nêu trên, trẻ bị thiếu canxi trong thời gian dài có thể gây ra những dấu hiệu sau:
- Còi xương;
- Thóp chậm liền;
- Đầu bẹp;
- Chậm mọc răng;
- Chậm phát triển các kỹ năng vận động như bò, lẫy, đi.
Thiếu canxi ở trẻ có thể gây ra đổ mồ hôi trộm ban đêm. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, trẻ cần được bác sĩ thăm khám, hoặc thậm chí là làm xét nghiệm kiểm tra.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Các dấu hiệu bé thiếu kẽm
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.