“Im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói”
Im lặng là một thuật ngữ thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy nội hàm của khái niệm này cũng rất khác nhau.Dưới phương diện giao tiếp thì ta có thể định nghĩa cụm từ im lặng như sau: “Im lặng là sự nín nhịn, chịu đựng trong những tình huống giao tiếp căng thẳng, không tham gia vào những cuộc cãi vã không cần thiết”.
“Im lặng là vàng” – Câu tục ngữ trước hết là lời khuyên quý báu nhắc nhở mỗi con người nên biết cách im lặng tránh những va chạm không cần thiết. Người xưa có câu: “Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!” và đó cũng là lý do mà mỗi người có hai cái tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng để nói.
Khi mâu thuẫn đến, mỗi lời nói ra trong lúc không kiểm soát đều có thể trở thành những lưỡi dao gây tổn thương người khác. Bởi vậy, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói…Dĩ nhiên, có phải trong tất cả tình huống, sự im lặng đều là vàng? Có nên im lặng trước cái ác, cái xấu; có nên im lặng trước cường quyền hay có nên im lặng trong các cuộc tranh luận khi mình có những suy nghĩ chín chắn, khách quan về vấn đề đó… Trong các tình huống đó mà mình im lặng tức là mình đánh mất bản thân và đang thỏa hiệp với cái ác, cái xấu. Vậy trường hợp nào nên im lặng? Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì. Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai họa cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.
Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì: Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó. Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng. Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc sống trước khi nói hay hành động. Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm. Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó. Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác. Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống! Hãy nhớ rằng im lặng đôi khi lại là câu trả lời tốt nhất.
Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng. Câu nói của Martin Luther King Jr nói về tác hại của sự im lặng trước những vấn đề hệ trọng. Từ đó mong muốn con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống con người, liên quan đến cuộc sống gia đình, bản thân. Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêu đối với con người và cuộc sống. Lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng là một cách sống đẹp vì: Lên tiếng để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động tự tin của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình. Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên cuộc sống của con người.Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp. Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời. Mỗi chúng ta cần nhận thức đúng hoàn cảnh, vị trí của mình, có lí trí sáng suốt, có tấm lòng nhân ái, có trái tim nhiệt huyết và dũng cảm để biết khi nào cần lên tiếng, khi nào cần im lặng.
Im lặng là vàng lắng nghe là kim cương. Có thực sự vậy không? Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để khả dĩ mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý.
Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.
Sự im lặng của con người thật tuyệt vời khi ta lắng nghe. Tuy nhiên, nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Bởi lẽ, lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là diệu kế nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng. T.Man nói rằng: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng, để rồi được ví như “Im lặng là vàng”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng khi nào nên im lặng?
(1) Thái độ đố kỵ ghen tị với người khác, đừng nói lời đồn đại
Thái độ đố kỵ ghen tỵ là thù ghét những ai hơn mình, được nhiều quyền lợi hơn mình. Khi đi học, người ta thương tỏ sự ghen ghét với người học giỏi hơn họ, khi đi làm đố kỵ với người giỏi chuyên môn, được tín nhiệm, đạt nhiều danh hiệu, kiếm nhiều tiền hơn mình, có địa vị cao hơn.
Chính sự khó chịu, bực bội trong lòng là nguyên nhân của sự đố kỵ. Người có tính ghen tỵ sẽ có rất ít thời gian để nhận ra và hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp từ cuộc sống. Chính tinh thần và thể chất của họ bị tổn hại, bị chìm ngập trong các cảm xúc tiêu cực như buồn bực, lo lắng, căm ghét, cảm giác tự ti khiến họ mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần.
Nhà văn Balzac đã từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”.
Trước sự thành công của “đối thủ” hãy bình tĩnh, tự tin và lạc quan. Bạn không được nản lòng, không nhụt chí trước những điều chưa đạt được, luôn tin tưởng ở bản thân, ở tương lai chính mình. Hãy nghĩ rằng: “thất bại là mẹ thành công” chỉ cần ta có dũng khí, đứng thẳng trên đôi chân mình thì thế nào cũng đi đến đích.
Ghen tị là một tật xấu mà rất nhiều người gặp phải. Ghen tức tật đố sẽ ảnh hưởng đến cả thân thể và tinh thần của một người. Nó sinh ra lòng thù hận, hại người hại mình. Nếu muốn được những điều tốt đẹp, hãy tự nhắc nhở bản thân hành thiện, làm việc tốt. Đối mặt với người hơn mình, không nên ghen tị, đố kỵ mà phao tin đồn để làm hại họ. Bởi vì, thực ra hại người cũng chính là hại mình.
(2) Khi được người khác khen ngợi, đừng nói lời ngông cuồng, ngạo mạn
Khi được người khác khen ngợi, khẳng định năng lực chính là vì bạn làm tốt một lĩnh vực nào đó. Nhưng kỳ thực mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đừng nên vì thế mà vội kiêu ngạo. Trong cuộc sống rất cần những lời khen ngợi, nhưng đừng vì sự ngưỡng mộ, tán thưởng của người khác mà trở thành người ngạo mạn, tự đại mà mê lạc mất bản thân.
Người nói lời quá ngông cuồng, ngạo mạn thì chỉ nhận được sự chán ghét của người khác và họ sẽ dần dần rời xa bạn. Hãy nhớ kỹ rằng, để có được thành công, ngoài bản thân bạn ra còn có rất nhiều sự giúp đỡ từ người khác. Người xưa có câu: “Nước có thể nâng thuyền lên, nhưng cũng có thể làm thuyền bị lật”, câu nói này thực sự có đạo lý!
(3) Khi người khác buồn phiền, đau khổ
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo. Chẳng hạn, có những người khóc bằng nước mắt. Có những người khóc bằng sự im lặng. Có những người khóc bằng tiếng gào thét. Em vẫn cứ lặng lẽ…dõi theo một bóng hình mà em cố lãng quên. Em vẫn cứ lặng lẽ…mang yêu thương đặt vào con tim ấy. Em vẫn cứ lặng lẽ…đợi chờ một ngày kia ai đó quay trở về bên em, không phải em không cố gắng, mà những cố gắng của em dường như chỉ được đáp lại bằng những thất vọng, đau thương. Em phải làm sao?
(4) Khi người khác suy tư, lao động trí óc
Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
(5) Khi người khác không hiểu mình
Không có ai nhìn thấy bạn đang khổ sở thế nào đâu. Không có ai biết bạn đang ra sao đâu? Những người xuất hiện bên đời bạn họ nhất thiết phải hiểu cho nỗi lòng của bạn. Bởi vì, chúng ta sinh ra đã là một bản thể riêng biệt. Họ có suy nghĩ của họ. Việc của bạn chỉ khi đặt lên người họ thì họ mới biết cảm giác đó. Còn không, họ sẽ chẳng bao giờ hiểu. vậy nên đừng cố tìm một người hiểu mình.
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù.
(6) Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.
(7) Khi người khác khoe khoang, lý sự
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.
(8) Khi người khác không cần mình góp ý kiến
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng.
Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.
(9) Sự im lặng sẽ đổi lấy câu trả lời bạn đang muốn nghe
Khi bạn đang vặn hỏi người yêu mình câu hỏi gì đó và không nhận được câu trả lời như mong đợi, đừng vội tạo áp lực bằng cách hỏi dồn. Những câu hỏi dồn liên tục sẽ khiến người đối diện muốn phản kháng bằng cách tiêu cực.
Thay vào đó, giữ im lặng và nhìn sâu vào mắt đối phương là chìa khoá vàng đem lại lợi thế cho bạn. Những khoảng im lặng sẽ khiến người yêu bạn phải suy nghĩ tìm gì đó để nói tiếp, hoặc trả lời như thế nào cho hợp lý, cũng như khiến họ “giật nảy mình”. Mẹo này cũng rất hữu ích khi bạn đang trong những cuộc nói chuyện căng thẳng hoặc khó khăn khác.
Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ-cung-sống của cuộc đời. Có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện.
Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh ta nói: trong cuộc sống, rất ít người chịu học lắng nghe và im lặng. Bởi vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian gặp nhau, sợ thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu chuyện. Thì vậy, cuộc sống là muôn màu!
Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuôc họp cứ uyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút xuống, có khi quá cao trào bi đát, khóc thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta đúng! Rồi… ta đã được gì trong “đúng – sai” đó?
Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người. Thành ra, người lớn chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ!
Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son trẻ rồi bới tìm, rồi thở dài… Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác hiểu. Và dĩ nhiên không bao giờ chịu im lặng!
Đa phần người ta than thở hoặc nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau, rối tung, mệt mỏi, chán nản, trách đời bất công, sao ông trời khó khăn với người này, dễ dãi với người kia?
Chỉ có những ai đi đến cuối cùng của sự tận tụy mới nhận ra bức tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng. Và có khi để hoàn thành nó, người ta đã âm thầm đi tìm, luôn kiên nhẫn và im lặng.
Giá trị của im lặng quý như vàng. Giá trị của lời nói ra cũng quý như vàng. Trong trường hợp nào cần không nói, giữ im lặng và nói ra khi nào. Lên án thói xấu nói lắm nói nhiều, nói bừa và không đúng lúc đúng chỗ. Lên án thái độ sai lầm giữ im lặng, ngại nói và sợ nói ra của con người Việt Nam. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống!
Thanh niên hiện nay cần học cách giao tiếp và học cách giữ lời nói, cách bảo trọng nhưng cũng mạnh dạn và dũng cảm lên tiếng khi nào cần thiết và biết giữ im lặng, biết nói lời đúng lời hay.
Kỹ năng nói gắn liền với kỹ năng nghe. Trong 4 động thái của con người: nghe, nói, đọc, viết thì nghe là động thái có tỷ lệ thời lượng nhiều nhất 53%, sau đó là nói 38%, cuối cùng viết 14%. Có câu: “3 tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe”. Nhưng thực tế, con người lại quá chú tâm vào việc học nói, học viết mà quên mất rằng nghe mới là điều quan trọng nhất.
Người ta thường nói: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương” hoặc: “Nói là gieo, nghe là gặt” là câu tục ngữ rất đúng với cuộc sống hàng ngày. Bạn không thể nói khi bạn chưa nghe, chưa hiểu về câu chuyện bạn đang muốn nói. Và kỹ năng lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng trong “Đắc nhân tâm”. Người hạnh phúc nhất là người biết lắng nghe tốt nhất. “Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ” (Ralph Waldo Emerson)
Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất song rất ít người biết được điều đó. Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà thật ít người tranh nhau để lắng nghe.
Việc lắng nghe tốt giúp ta rất nhiều trong cuộc sống:
Một là, nó giúp người khác thấy được tôn trọng khi bạn chăm chú nghe những gì của họ.
Hai là, tạo sự thiện cảm với đối tác.
Ba là, giúp bạn thấu hiểu được người khác và đánh giá họ một cách đúng đắn hơn.
Bốn là, giúp bạn thấu hiểu vấn đề một cách kỹ càng trước khi nói hay phát biểu.
Năm là, giúp bạn tư duy rèn luyện khả năng tập trung.
Sáu là, lắng nghe tốt cũng đồng thời giúp bạn nói tốt.
Lắng nghe đóng vai trò rất quan trọng trong công việc. Lắng nghe giúp ta học hỏi kinh nghiệm, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, tính cách, sở thích, thói quen của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác và những người xung quanh. Từ đó tạo sự gắn kết, hợp tác và tăng hiệu quả công việc.
Trong cuộc sống, lắng nghe giúp ta xây dựng và phát triển tốt các mối quan hệ. Trong giao tiếp, ai cũng thích được người khác lắng nghe, đặc biệt là phụ nữ – thường sống tình cảm và thích giãi bày. Phụ nữ thường cố chiều lòng những người khác mà không lắng nghe chính mình. Làm gì có ai sinh ra đã hợp nhau. Chẳng qua vì yêu nhau mà họ lắng nghe để thấu hiểu: cần học cách hiểu người để người hiểu mình, học một chút nhường nhịn, học một chút nhẫn nại, thêm một chút hy sinh vì nhau, thì tình yêu của đôi lứa sẽ bền vững thế thôi! Nếu biết lắng nghe, cuộc nói chuyện sẽ trở nên thoải mái, say sưa. Như vậy, lắng nghe giúp hiểu nhau, thân thiết, gắn bó và tin tưởng nhau hơn.
Theo thống kê của các nhà xã hội học, trung bình một ngày ta dành 53% thời gian để lắng nghe nhưng hiệu suất chúng ta thu được chỉ có 25% – 30%. Vậy điều gì làm ta nghe không hiệu quả?
Thật ra việc lắng nghe chưa hiệu quả cũng do ảnh hưởng từ môi trường sống và thói quen của chúng ta. Từ nhỏ đã được sống trong môi trường học tập đã được rèn luyện kỹ năng lắng nghe, nhưng sau đó bạn quên đi mất hoặc không hứng thú với việc học tập thì kỹ năng lắng nghe cũng không phát triển.
Thái độ nghe chưa tốt: Do cái tôi của người nghe quá lớn, cứ cho rằng mình là người biết tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với mình nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của đối tác để phản bác lại.
Nghe không nỗ lực, tập trung: “Nghe thấy là bỏ quá trình tự nhiên, còn lắng nghe là sự tập trung và chú ý”. Hay làm những việc khác trong lúc lắng nghe.
Thiên kiến là một phản ứng tức thời để chứng minh rằng điều người khác thì sai còn mình thì đúng. Để bảo vệ tự trọng, họ sẵn sàng xuyên tạc thông tin bằng cách loại bỏ bất cứ cái gì không theo quan điểm của mình.
Nghe “phục kích”: Cách nghe này không học hỏi điều hay lẽ phải mà lại làm xấu đi quan hệ giữa người nghe và người nói. Những người thành công trong cuộc sống cũng như trong lắng nghe vì họ luôn luôn “đãi cát tìm vàng”, “gạn đục khơi trong”, “thấy cơ hội trong khó khăn”.
Nghe “phòng thủ”: Bởi vì rất ít khi người khác gọi ta đến để khen mà chỉ trách mắng. Điều này tạo nên thói quen nghe phòng thủ làm ảnh hướng đến hiệu quả của việc lắng nghe.
Võ đoán ngộ nhận: Đôi khi mới nghe chủ đề đã ngộ nhận rằng ta biết rồi nhưng thực tế nội dung trình bày chưa chắc đã là điều chúng ta biết.
Không gian và thời gian chưa hợp lý: Một trong những điều làm bạn không thể lắng nghe tốt là do môi trường xung quanh. Hoặc bạn gặp đối tác vào các giờ cao điểm, lúc mà bạn có rất ít thời gian để lắng nghe.
Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta cần chuẩn bị kỹ tất cả các phương án. Vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
Chúng ta thường “lắng nghe” người khác nói với một trong bốn thái độ sau:
Làm ngơ – thái độ này khó có thể gọi là lắng nghe.
Giả vờ lắng nghe – có thể buông những lời cam thán như: vâng, à há, hay đấy xen vào câu chuyện của người khác nhưng thực ra không hề chú tâm.
Lắng nghe chọn lọc – tức chỉ nghe một phần của cuộc đối thoại.
Chăm chú lắng nghe – tức tập trung toàn bộ vào những lời người khác đang nói.
Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta biết cách lắng nghe với mức độ thứ 5 – mức độ cao nhất của sự lắng nghe – lắng nghe và thấu hiểu.
Lắng nghe “có suy nghĩ” nghĩa là bạn lắng nghe với ý định đối đáp, để kiểm soát, để điều khiển người khác. Còn lắng nghe và thấu hiểu là mô thức hoàn toàn khác, đó là lắng nghe với mục đích trước hết để thực sự hiểu được đối phương.
Lắng nghe và thấu hiểu không chỉ dừng lại ở sự ghi nhận, suy tư hay hiểu rõ những gì được nghe. Theo tính toán của các chuyên gia về giao tiếp, trong thực tế, chỉ có 10% giao tiếp của chúng ta thông qua lời nói, 30% được thể hiện qua âm thanh và 60% qua ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Khi lắng nghe thấu hiểu, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà quan trọng hơn, bạn còn nghe bằng mắt và cả con tim. Bạn lắng nghe để cảm nhận, để giải nghĩa, để hiểu hành vi của người khác.
Bí quyết lớn nhất của thành công là lắng nghe ý kiến một cách thành thật. Một người có thể thành công trong hầu hết mọi việc nếu anh ta lắng nghe thấu hiểu và thành thật quan tâm đến người khác một cách nhiệt tình. Thay vì dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình để nhìn nhận, lý giải những suy nghĩ, tình cảm, động cơ và hành vi của người khác, ta sẽ dựa vào thực tế khách quan.
Nguồn: vuahocvalam.com
Sưu tầm: Kim Khánh – Tổ Bảo trì