Các món ngâm cùng giấm được các gia đình Việt Nam yêu thích nhờ hương vị chua ngọt bắt vị cùng mùi thơm đặc trưng và cách chế biến đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm thì giấm nuôi rất dễ bị hư, bị mốc. Vậy thì cách nhận nhận biết giấm nuôi bị hư là gì, cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH tìm hiểu nhé!
1Cách nhận biết con giấm nuôi bị hư
Giấm nuôi được sử dụng để ngâm chua các loại thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn cũng như góp phần làm tăng hương vị cho món ăn.
Tuy nhiên trong quá trình làm, nếu các dụng cụ chưa được vệ sinh kĩ hay nắp quá chặt cũng chính là nguyên nhân khiến cho giấm nuôi bị hư, dưới đây là một vài cách nhận biết giấm nuôi bị hư mà bạn có thể tham khảo:
- Giấm có lớp lốm đốm.
- Giấm bị nổi váng.
- Giấm bị đục nước.
- Nguyên liệu ngâm giấm chuyển sang màu xanh.
- Giấm bị mốc.
2Cách khắc phục ủ giấm bị hư
Đầu tiên, trong bước sơ chế nguyên liệu thì tất cả nguyên liệu phải là nguyên liệu tươi, ngon và phải được rửa thật sạch rồi phơi cho ráo nước trước khi bắt đầu ngâm.
Nên lựa chọn hũ thủy tinh, tránh chọn các dụng cụ ngâm bằng inox. Trước khi cho các nguyên liệu vào hũ để ngâm thì cần phải rửa hũ thật sạch bằng xà phòng rồi rửa sạch. Tiếp đó bạn rửa hũ thủy tinh qua nước sôi rồi để ráo hoặc dùng khăn sạch lau khô.
Tương tự, các dụng cụ được sử dụng trong quá trình ngâm cũng cần được rửa và tráng qua nước sôi và để thật khô.
Khi ngâm các nguyên liệu, nước ngâm cần phải lắp đầy nguyên liệu để tránh tình trạng nguyên liệu bị hư, bị mốc và làm cho con giấm nuôi bị hư theo. Tốt nhất, bạn nên đặt một túi nước lên trên bề mặt nguyên liệu khi ngâm để tránh nguyên liệu nổi lên trên và nước ngâm không ngập mặt.
Nếu bạn ngâm giấm ăn lần đầu tiên thì bạn nên thả con giấm cái vào hũ để tăng khả năng thành công của mẻ giấm nhé!
Ngoài ra, nên đậy hũ bằng miếng vải mành hoặc vải thưa rồi, nếu không có vải, bạn có thể dùng miếng nilon để đậy và dùng tăm đâm một vài lỗ trên bề mặt để giấm nuôi có thể phát triển và không bị hư trong quá trình ngâm.
Trong quá trình ngâm, không nên dịch chuyển hũ ngâm quá nhiều lần hoặc khuấy hũ ngâm nhiều lần vì như vậy sẽ dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập làm cho ngấm nuôi bị hư.
Nếu trong quá trình ngâm, thấy giấm nổi váng trên mặt thì bạn đừng quá lo nhé, đó là con giấm, bạn có thể dùng vá vớt bỏ là được. Tuy nhiên nước ngâm có màu đục, nổi vàng và đồng thời bị mốc thì bạn hãy bỏ ngay vì sử dụng có thể sẽ gây ngộ độc.
Khi ăn, chỉ nên gắp một lượng nhất định bằng đũa sạch, nếu ăn không hết thì phải bảo quản trong tủ lạnh hoặc bỏ đi, không được đổ vào lại hũ giấm ngâm.
3Cách bảo quản giấm
Giấm là loại gia vị có thành phần chủ yếu là axit axetic, chính vì vậy mà giấm có thể hòa tan chất độc, khử mùi, khử tanh và giúp bảo quản thức ăn lâu hơn. Tuy nhiên vì thế mà giấm cũng rất dễ bay hơi nếu không được bảo quản cẩn thận.
Cách tốt nhất để bảo quản giấm là sử dụng hũ, chai thủy tinh để ngâm và nuôi giấm. Đồng thời, bạn nên đặt hũ giấm ngâm ở vị trí thoáng mát, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào hoặc những nơi ẩm thấp.
Đặc biệt, bạn nên chú ý khi ngâm giấm nuôi vào mùa hè vì lúc này nhiệt độ cao rất dễ làm cho giấm bị đục, bị hư.
Ngâm giấm tưởng như rất đơn giản tuy nhiên lại cần lưu ý nhiều và cẩn thận khi ngâm. Hy vọng với những chia sẻ của Điện máy XANH về cách nhận biết giấm nuôi bị hư cũng như cách khắc phục sẽ giúp bạn thành công khi thực hiện các món ngâm giấm tại nhà nhé!
Biên tập bởi Phan Thanh Trầm • Đăng 26/08/2021