Để có được một món nướng ngon nhất định không thể thiếu một số loại gia vị đồ nướng cơ bản được. Gia vị đồ nướng thường được chia thành 4 nhóm cơ bản như: Gia vị mặn, gia vị ngọt, gia vị thơm và gia vị cay. Hôm nay, hãy để Trí Việt Phát giới thiệu sơ lược về 4 nhóm gia vị này để bạn hiểu hơn về chúng nhé.
Nếu bạn là một “dân cuồng BBQ” chính hiệu. Bạn yêu thích các bữa tiệc ngoài trời. Bạn bị hấp dẫn mạnh mẽ với những miếng thịt nướng vàng ươm, thơm nức mũi. Bạn muốn tự chuẩn bị tiệc BBQ tại nhà, nhưng bạn không biết sử dụng gia vị sao cho chuẩn. Vậy thì đừng tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết này, nó sẽ có ích cho bạn đấy. Cùng Trí Việt Phát tìm hiểu ngay nào ?
Xem thêm: Phân loại và sử dụng gia vị Việt Nam đúng cách
Gia vị mặn và điều vị
Gia vị mặn là các gia vị tạo vị mặn nói chung, có thể kể đến như muối, nước mắm, hạt nêm, các chế phẩm từ đậu nành…
Có rất nhiều gia vị tạo vị mặn khác nhau. Tùy vào yêu cầu của từng món nướng cụ thể mà bạn có thể sử dụng các loại gia vị mặn cho phù hợp.
Muối
Muối là gia vị mặn phổ biến nhất. Với muối, bạn có thể tạo vị mặn đậm đà cho món BBQ mà không bị ảnh hưởng bởi các vị khác.
Tuy nhiên, bởi vì muối đơn thuần chỉ có vị mặn, nên khi sử dụng gia vị này bạn nên lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp. Không nên ướp quá nhiều muối sẽ tạo vị gắt và lấn át mất vị ngọt đặc trưng của nguyên liệu tươi.
Hạt nêm
Hạt nêm cũng có nền tảng vị mặn của muối. Bên cạnh đó là sự kết hợp từ vị ngọt của các loại chiết xuất xương hoặc rau củ để tạo được mùi vị hài hòa hơn. Nếu bạn không thích vị mặn đơn thuần của muối. Bạn có thể thay muối bằng hạt nêm để tăng sự đậm đà và tròn vị cho món nướng.
Nước mắm
Nước mắm là loại gia vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Với chiết xuất cá được ướp muối tự nhiên, nước mắm chính là bí quyết để món nướng được dậy mùi cũng như đậm đà hơn.
Mặc dù cũng là vị mặn từ muối, nhưng vị mặn của nước mắm sẽ đặc biệt hơn. Giúp món nướng thêm đậm đà và đặc biệt là dậy mùi thơm hấp dẫn.
Các chế phẩm từ đậu nành
Các chế phẩm từ đậu nành có thể kể đến như nước tương hoặc bột nước tương, chao, tương hột,…Mùi thơm của các sản phẩm từ đậu nành giúp tăng vị đậm đà cho món ăn và hấp dẫn hơn.
Gia vị giúp tăng độ ngọt
Một chút vị ngọt sẽ tăng thêm sự đậm đà cho các món nướng cũng như trung hòa các vị cay và mặn.
Đường
Đường sẽ tạo vị ngọt đậm đà cho món nướng. Tuy nhiên đường rất dễ bị cháy, khét khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy nếu bạn muốn ướp đường cho món nướng thì chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ thôi.
Nước mía, mật mía hoặc mạch nha
Những loại gia vị này giúp tăng vị ngọt thanh cho món ăn. Bên cạnh đó mùi thơm đặc trưng của mật mía có khả năng dậy mùi rất tốt.
Mật ong
Mật ong được ưa chuộng sử dụng cho các món nướng hơn là đường. Mật ong giúp tạo vị ngọt thanh, cũng như là dậy mùi thơm rất đặc trưng và hấp dẫn. Ngoài ra mật ong còn giúp giữ ẩm và tạo màu bắt mắt hơn cho thịt khi nướng
Nước ép trái cây tươi
Có lẽ ở Việt Nam chưa quen với việc thêm nước ép trái cây tươi vào đồ ăn. Tuy nhiên cách sử dụng này rất phổ biến ở một số nước như Hàn Quốc.
Bạn có thể sử dụng quả lê, táo, thơm, cam, xoài … để giúp hỗ trợ tăng vị ngọt, mùi thơm và vị độc đáo cho món nướng.
Chiết xuất từ thịt, từ rau củ quả, hải sản
Tùy vào nguyên liệu dùng để nướng mà chọn loại nguyên liệu ướp cho món nướng phù hợp. Như sử dụng chiết xuất thịt bò, thịt heo, thịt gà, bột soup miso, bột ngêu, chiết xuất hào, chiết xuất rau củ quả…giúp tăng thêm độ ngọt tự nhiên cho các món nướng. Tuy nhiên các gia vị này rất khó tìm nếu có thì bạn cho thêm vào để chế biến món ăn có vị đặc biệt, ngon hơn.
Gia vị thơm
Các gia vị thơm là những gia vị góp phần làm dậy mùi thơm hấp dẫn cho các món nướng. Việc kích thích được cả khứu giác và vị giác sẽ làm cho món ăn thêm phần cuốn hút.
Hành, tỏi
Hành và tỏi là những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình ướp đồ nướng. Để hành, tỏi không bị cháy khi nướng, bạn nên xay lấy nước cốt để ướp hoặc sử dụng dạng bột khô.
Mùi thơm đặc trưng của hành, tỏi ngấm vào trong thức ăn làm khử mùi hôi, tanh của thịt và hải sản. Bên canh đó, khi nướng lên mùi thơm ngào ngạt sẽ là sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với bất kỳ ai.
Mè rang
Thêm một chút mè rang vào gia vị ướp thịt nướng sẽ làm tăng thêm mùi thơm. Vị mè béo béo, bùi bùi cũng sẽ góp phần tăng phần hấp dẫn cho món nướng.
Ngũ vị hương
Ngũ vị hương chính là bí quyết để món nướng có màu đẹp mắt cùng như dậy mùi thơm hấp dẫn. Với các gia vị rất đặc trưng như thì là, đinh hương, quế, hồi. Ngũ vị hương sẽ giúp món nướng kích thích cả khứu giác và vị giác của người ăn.
Rau gia vị
Quen thuộc nhất với căn bếp Việt Nam có thể kể đến lá hương thảo. Hương thảo rất phù hợp với các món bò nướng và beef steak. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều loại rau gia vị khác như: Lá kinh giới, lá húng tây, lá nguyệt quế, lá cà ri, … Đây là những loại rau gia vị giúp cho món nướng có được mùi thơm rất đặc biệt và hấp dẫn hơn.
Gia vị cay
Bên cạnh vị mặn, ngọt cơ bản, một chút vị cay sẽ là điểm nhấn đặc biệt để có được món nướng hoàn hảo.
Ớt
Ớt có nhiều loại và độ cay của từng loại cũng khác nhau như: ớt sừng, ớt hiểm, ớt xiêm xanh, ớt Ba Tri, ớt Hàn Quốc và các loại ớt siêu cay khác…Cũng như hành, tỏi, để tránh ớt bị cháy khi nướng bạn nên sử dụng dạng nước cốt hoặc ớt bột để ướp thịt nướng. Vị cay của ớt sẽ làm cho món thịt nướng không bị ngấy, cũng như kích thích sự thèm ăn.
Tiêu
Vị cay của tiêu khác với vị cay của ớt. Nếu ớt có vị cay mạnh mẽ, dữ dội, thì tiêu lại cay một cách nhẹ nhàng nhưng lưu giữ rất lâu. Thêm một chút tiêu sẽ tăng vị cay nồng hấp dẫn. Bên cạnh đó tiêu cũng góp phần làm dậy mùi thơm rất tốt.
Sa tế
Sa tế có nhiều loại để bạn lựa chọn cho phù hợp với món nướng như sa tế ớt khô, sa tế tôm, sa tế ớt, sa tế nấm, sa tế chay, sa tế dừa…
Nếu bạn không giỏi ăn cay thì sa tế là lựa chọn rất hợp lý. Sa tế gồm các thành phần chủ yếu như ớt, sả và riềng.
Thêm sa tế vào đồ nướng sẽ góp phần làm dậy mùi thơm rất đặc biệt và đậm đà. Vị cay của sa tế sẽ nhẹ nhàng hơn, đó là vị cay ấm, nhưng vị cay đó cũng rất kích thích và đặc biệt rất phù hợp với các món nướng.
Mù tạt và các loại xốt mù tạt wasabi
Có rất nhiều loại mù tạt khác nhau nên độ cay và nồng của mù tạt cũng khác nhau. Như mù tạt xanh có vị cay và nồng nhất, tiếp theo là mù tạt vàng có vị cay và nồng nhẹ hơn, mù tạt đen… Ngoài ra có các loại xốt mùi tạt như mù tạt mật ong, mù tạt bia, mù tạt ngọt… Mù tạt giúp món ăn thêm phần thú vị và hấp dẫn cho cho món nướng từ hải sản và cả các món thịt.
Mách bạn các mẹo tẩm, ướp gia vị đồ nướng thơm ngon, hấp dẫn
Để có được món nướng thơm ngon, đúng chuẩn. Bạn cần lưu ý trình tự khi tẩm ướp gia vị đồ nướng
- Khi ướp gia vị đồ nướng, bạn nên ướp theo trình tự các gia vị mặn – ngọt – thơm – cay.
- Trong quá trình ướp thịt, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Một trong những điểm bạn cần lưu ý đến nữa là thời gian ướp thịt
- Đối với thịt lợn, gà: Thời gian ướp tối thiểu nên là 30 phút. Nếu thịt được thái miếng nhỏ. Đối với miếng thịt lớn, bạn nên ướp ít nhất 1 tiếng và sẽ ngon hơn nếu có thể ướp qua đêm.
- Đối với thị bò : Thời gian ướp sẽ ngắn hơn 2 loại thịt trên, khoảng 20 phút là bạn đã có thể đem nướng. Và thịt cũng sẽ thấm gia vị hơn nếu được ướp qua đêm.
- Các loại hải sản như tôm còn nguyên vỏ, mực lá dày có thể ướp từ 15 đến 30 phút.
- Đối với hải sản thì không nên ướp quá lâu, chỉ cần khoảng 10-15 phút. Vì vốn dĩ hải sản đã có vị mặn nên cần hạn chế gia vị ướp và thời gian ướp, nếu không sẽ làm mất vị ngọt tự nhiên của hải sản.
Trên đây là 4 nhóm gia vị đồ nướng không thể thiếu cho một món nướng chuẩn vị. Chúc bạn sẽ thành công với những công thức gia vị đồ nướng thơm ngon, hấp dẫn. Hãy cùng theo dõi thêm nhiều thông tin nấu ăn bổ ích khác tại wedsite: trivietphat.net nhé!