Câu cầu khiến là gì? Đặc điểm và và cách nhận biết của câu cầu khiến, Cho ví dụ
Văn Học
Câu cầu khiến là gì? Đặc điểm và và cách nhận biết của câu cầu khiến, Cho ví dụ
Câu cầu khiến là gì? Đặc điểm và cách nhận biết của câu cầu khiến sẽ có những gì? Ngay sau đây hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu về câu cầu khiến trong bài viết sau đây nhé.
Xem ngay:
Câu cầu khiến là gì?
Khái niệm
– Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,…hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..
– Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Đặc điểm câu cầu khiến
– Những câu cầu khiến sẽ có những từ mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu như là:
- Thôi, đừng lo lắng (từ Thôi, đừng – Để khuyên bảo).
- Cứ về đi (từ Đi – Để yêu cầu).
- Đi thôi con (từ Đi, thôi – Để yêu cầu).
– Hai câu giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, ngữ điệu đọc cũng khác nhau.
Ví dụ: Nãy anh Tuấn gọi bạn làm gì vậy?
– Mở cửa.
“Mở cửa” ở đây là câu trần thuật dùng để trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
– Mở cửa!
“Mở cửa” ở đây là câu cầu khiến dùng để ra lệnh, đề nghị.
Rút ra kết luận:
- Câu cầu khiến có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị…
- Khi viết có dấu chấm than cuối câu hoặc dấu (.)
Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến
– Thông thường để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến hay không có thể dựa vào một số dấu hiệu nhất định. Các dấu hiệu bao gồm:
– Nếu trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến như: thôi, hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, đi thôi, thôi đừng, thôi nào… thì chắc chắn đó là 1 câu cầu khiến.
- + Hãy im lặng đi!
- + Thôi đừng ngủ nữa. Dậy đi chơi với tớ đi!
– Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
- + Đừng buồn nữa!
- + Hãy giữ gìn sức khỏe.
– Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị thì đó cũng có thể là câu cảm thán.
Cách đặt câu cầu khiến
- Hãy thêm các từ như: hãy, đừng, chớ, nên…vào trước động từ trong câu.
- Hãy thêm từ như: đi, thôi, nào,…đặt vị trí cuối câu.
- Hãy thêm một số từ đề nghị như: xin, mong,…vào ngay vị trí đầu câu.
Tác dụng câu cầu khiến
– Câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dung khác nhau. Tác dụng câu cầu khiến có thể:
– Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: Có thể dùng câu cầu khiến để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ, địa vị thấp hơn. Lưu ý nên sử dụng đúng người, đúng việc và đúng hoàn cảnh để tránh trường hợp hiểu lầm trong giao tiếp.
– Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: Bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè, đồng nghiệp.
– Câu cầu khiến tác dụng như một lời khuyên: Nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn thân, chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.
Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn