Một số lưu ý và thận trọng khi sử dụng hạnh nhân cho bà bầu
Hạnh nhân là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vậy tác dụng của hạnh nhân cho bà bầu là gì và sử dụng như thế nào cho tốt? Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong phần bên dưới.
Giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân
Hạnh nhân là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein và chất xơ, do đó sử dụng hạnh nhân trong thai kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, trong khoảng 28 gram hạnh nhân có chứa các thành phần dinh dưỡng như:
- Chất xơ 3.5 gram
- Chất đạm 6 gram
- Chất béo 14 gram, trong đó có khoảng 9 gram chất béo không bão hòa đơn
- Vitamin E khoảng 37 % giá trị dinh dưỡng hàng ngày
- Mangan 32% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
- Magie 20% giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
- Canxi 76.3 mg
- Sắt 1.0 mg
- Kali 208 mg
- Selen 1.2 microgram (mcg)
- Folate 12.5 mcg
Bên cạnh đó, hạnh nhân cũng chứa một lượng đồng, vitamin B2 và phospho. Tuy nhiên, hạnh nhân chỉ chứa 161 calo và 2.5 gram carbohydrate.
Với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất, hạnh nhân phù hợp với chế độ ăn uống thuần chay. Do đó, phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống thuần chay có thể bổ sung hạnh nhân với số lượng phù hợp để cải thiện dinh dưỡng.
Điều trị VIÊM PHỤ KHOA bằng Đông y HIỆU QUẢ, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ
Thuốc Đông y với nguồn gốc thảo dược, trị bệnh từ gốc sẽ giúp chị em sớm lấy lại sức khỏe phụ khoa và bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Ăn hạnh nhân khi mang thai có an toàn không?
Hầu hết phụ nữ thường có xu hướng tránh tiêu thụ trái cây khô và hạt khô trong thai kỳ, do hàm lượng chất béo và nhiệt lượng cao. Trên thực tế, tiêu thụ hạnh nhân trong thai kỳ hoàn toàn an toàn và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.
Một số người có thể tránh sử dụng hạnh nhân trong các giai đoạn của thai kỳ do lo lắng trẻ có thể dị ứng với hạnh nhân. Tuy nhiên, trên thực tế hạnh nhân hoàn toàn an toàn trong thai kỳ nếu bạn sử dụng đúng cách, liều lượng và trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.
Bình thường mỗi ngày một phụ nữ mang thai có thể tiêu thụ khoảng 23 hạt hạnh nhân. Bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn số lượng quy định để tránh các tác dụng phụ như gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc vitamin E.
Các tác dụng của hạnh nhân cho bà bầu
Hạnh nhân cực kỳ có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, dù bạn ăn nguyên hạt hoặc sử dụng dưới dạng chế biến, như dạng sữa hạt hạnh nhân. Cụ thể, một số tác dụng của hạnh nhân cho bà bầu bao gồm:
1. Hạnh nhân giàu protein
Hạnh nhân là một nguồn thực phẩm giàu protein và chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung trong thai kỳ. Protein cần thiết cho phụ nữ mang thai và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ sơ sinh phát triển.
Protein cần thiết cho việc xây dựng các mô, cơ và các cơ quan nội tạng của thai nhi. Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ protein có thể giúp bé sinh đủ cân, khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, protein có thể cung cấp năng lượng cho bà bầu trong suốt thai kỳ và khi chuyển dạ. Cơ thể cần làm việc nhiều hơn bình thường để giúp bé phát triển. Do đó, sử dụng protein có thể ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, tăng năng lượng và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, protein trong hạnh nhân cần một thời gian để phân hủy và hấp thụ. Điều này hỗ trợ thúc đẩy cơ bắp, hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tình trạng béo phì ở phụ nữ mang thai.
2. Hạnh nhân giàu chất xơ
Hạnh nhân là một nguồn chất xơ dồi dào. Đây là một chất dinh dưỡng cần thiết để tăng năng lượng ở bà bầu và được hấp thụ một từ từ, điều này giúp bà bầu cảm thấy no lâu hơn. Chất xơ cũng cần thiết cho hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Thường xuyên bổ sung chất xơ hòa tan hoặc không hòa tan đều có thể ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ ở bà bầu và các tình trạng tiêu hóa liên quan khác.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong hạnh nhân có thể giúp bà bầu cảm thấy no lâu hơn. Điều này giúp giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
3. Hạnh nhân giàu chất béo lành mạnh
Hạnh nhân cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh, đặc biệt là các chất béo không bão hòa. Các chất béo này cung cấp năng lượng và đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho hệ thống tim mạch.
Bên cạnh đó, chất béo không bão hòa trong hạnh nhân có thể hỗ trợ tăng cường chức năng gan và lượng cholesterol tốt. Thường xuyên sử dụng hạnh nhân có thể giúp các mạch máu được lót một lớp vỏ mỏng, nhẵn, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa huyết áp cao ở phụ nữ mang thai và tạo một không gian phát triển an toàn cho thai nhi.
Chất béo lành mạnh trong hạnh nhân cũng có thể giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Hạnh nhân có thể cung cấp một số các axit béo omega 3 cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Bên cạnh đó, chất béo cũng giúp bé tăng cân và duy trì cân nặng cần thiết trong tam cá nguyệt thứ ba. Ngoài ra, chất béo ở hạnh nhân cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ của trẻ sau khi sinh.
4. Hạnh nhân tăng cường lượng vitamin E cho bà bầu
Hạnh nhân chứa hàm lượng vitamin E tương đối cao. Vitamin E là một chất chống oxy hóa. Cụ thể, trong 28 gram hạnh nhân có thể cung cấp khoảng 7,27 miligam (mg) vitamin E, khoảng 50% nhu cầu vitamin E hàng ngày.
Vitamin E và các chất chống oxy hóa khác trong hạnh nhân có thể ngăn ngừa các tổn thương oxy hóa trong cơ thể. Tổn thương này thường được gây ra khi tích tụ quá nhiều gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do xuất hiện do quá trình tự nhiên của cơ thể và áp lực của môi trường.
Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng vitamin E có thể hỗ trợ cải thiện làn da và mái tóc ở phụ nữ mang thai. Vitamin E hỗ trợ sản xuất và đổi mới các tế bào, giúp cho làn da và mái tóc luôn khỏe mạnh. Vitamin E cũng hỗ trợ hình thành tế bào da và tóc của bé. Nếu bà bầu không bổ sung đầy đủ vitamin E trong thai kỳ, bé có thể bị khô da và tóc sau khi chào đời.
Da và tóc em bé vốn rất nhạy cảm. Do đó, việc hỗ trợ hình thành và cấu trúc da tốt, có thể hỗ trợ sức khỏe của da trong tương lai.
5. Hạnh nhân chứa nhiều axit folic cho bà bầu
Hạnh nhân là một trong các loại thực phẩm giàu axit folic, một hoạt chất cần bổ sung trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai. Axit folic là dạng tổng hợp của folate hay còn gọi là vitamin B9.
Bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ hỗ trợ hình thành, phát triển hệ thống thần kinh trung ương và não bộ của trẻ. Do đó, phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo sử dụng axit folic hoặc áp dụng chế độ ăn uống giàu folate trước và trong thai kỳ.
Thông thường, bác sĩ có thể khuyến cáo bà bầu bổ sung axit folic trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Điều này có thể ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh và ngăn ngừa các triệu chứng tiền sản giật ở người mẹ.
6. Hạnh nhân hỗ trợ phát triển xương và răng
Hạnh nhân là loại hạt chứa nhiều canxi nhất. Bên cạnh đó, hạnh nhân cũng chứa nhiều mangan và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Canxi được xem là chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng trong việc hình thành xương, răng của thai nhi. Bên cạnh đó, magan cũng là một hoạt chất cần thiết trong sự phát triển răng và xương.
Hạnh nhân có hàm lượng canxi và mangan cao. Khi kết hợp với nhau, hạnh nhân có thể đảm bảo phát triển xương và răng của bé. Xương khỏe mạnh có thể tránh được nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm xương giòn, dễ gãy và ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau khi sinh.
Tuy nhiên, để hấp thụ canxi trong hạnh nhân một cách tốt nhất, bà bầu cần đảm bảo đầy đủ lượng vitamin D trong cơ thể. Vitamin D hỗ trợ hấp thụ canxi, ngăn ngừa canxi tích tụ thành tinh thể trong cơ thể, giúp răng và xương chắc khỏe hơn.
Thông thường vitamin D được tìm thấy trong sữa bò và một số loại thực phẩm khác như phô mai, sữa chua. Bên cạnh đó, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp cơ thể hấp thụ vitamin D.
7. Hạnh nhân hỗ trợ phát triển nhận thức của thai nhi
Hạnh nhân rất giàu riboflavin, một chất dinh dưỡng được cho là có thể hỗ trợ sự phát triển nhận thức và trí thông minh của thai nhi. Hoạt chất này đảm bảo sự phát triển toàn diện của não bộ, hình thành sự kết nối và các yếu tố liên quan đến não bộ đúng cách.
Bà bầu nhận đầy đủ riboflavin, bé sẽ lanh lợi, hoạt bát và phát triển các chức năng nhận thức tốt hơn các bé khác. Riboflavin không chỉ hỗ trợ sự phát triển ban đầu mà còn hỗ trợ phát triển trí thông minh của bé sau khi sinh ra. Thai nhi sẽ nhận được các chất dinh dưỡng thích hợp thông qua nhau thai và có chức năng nhận thức tốt hơn khi chào đời.
Chất dinh dưỡng riboflavin cũng rất cần thiết cho bà bầu. Riboflavin có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn mà không cần chuyển hóa trong máu. Điều này giúp bà bầu cảm thấy khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn trong thai kỳ.
8. Hạnh nhân cải thiện phản ứng trao đổi chất ở bà bầu
Thường xuyên bổ sung hạnh nhân trong chế độ ăn uống có thể cải thiện các phản ứng trao đổi chất ở bà bầu. Điều này giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, táo bón, bệnh trĩ và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Mặc dù hạnh nhân chứa nhiều chất béo và một số carbs, tuy nhiên đây là các chất dinh dưỡng lành mạnh. Các chất dinh dưỡng này hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ năng lượng từ thực phẩm. Hạnh nhân cũng rất tốt để giảm oxy hóa trong cơ thể, điều này hỗ trợ giảm các phản ứng viêm, do đó có thể có thể hoạt động tốt hơn trong suốt cả ngày.
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng lành mạnh trong hạnh nhân có thể hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Hạnh nhân có thể giúp giảm cân một cách tự nhiên, lành mạnh trong suốt thai kỳ mà vẫn giúp thai nhi tăng cân một cách khỏe mạnh.
9. Hạnh nhân giúp ngăn ngừa dị ứng cho trẻ sơ sinh
Mặc dù không có nghiên cứu cụ thể nhưng việc sử dụng hạnh nhân trong thai kỳ được cho là có thể ngăn ngừa dị ứng ở trẻ mới sinh.
Cụ thể, một số nghiên cứu cho biết ăn hạnh nhân trong suốt thai kỳ có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và một số bệnh dị ứng khác trong cuộc sống. Ngoài ra, việc thường xuyên tiêu thụ các loại hạt có thể giúp bé quen với các loại hạt khi còn là bào thai, điều này có thể giúp các nguy cơ dị ứng nghiêm trọng sau khi sinh ra và lớn lên.
Một số nghiên cứu cho biết, hàm lượng vitamin E và kẽm trong hạnh nhân cũng có thể chống lại bệnh hen suyễn ở trẻ em. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các rủi ro dị ứng ở trẻ đến 5 tuổi nếu được sinh ra từ mẹ sử dụng các loại hạt trong suốt thai kỳ.
Nói chung, hạnh nhân chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, magie và vitamin E. Các tác dụng của hạnh nhân cho bà bầu thường bao gồm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp, giảm nồng độ cholesterol, giảm các giác đói và thúc đẩy quá trình giảm cân. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng hạnh nhân cũng có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ và ngăn ngừa các bệnh lý dị ứng trong tương lai.
Một số cách sử dụng hạnh nhân trong thai kỳ
Hạnh nhân có thể bổ sung trong suốt thai kỳ, không phân biệt tam cá nguyệt. Để cải thiện hương vị và giúp bữa ăn phong phú hơn, bạn có thể bổ sung hạnh nhân theo các cách sau:
- Ngâm hạnh nhân qua đêm và xay nhuyễn vào sáng hôm sau. Trộn bột hạnh nhân vào một ly sữa, dùng uống.
- Ăn 10 – 12 quả hạnh nhân ngâm và bóc vỏ cùng với một ly sữa tươi vào bữa sáng.
- Xay nhuyễn hạnh nhân để làm thành bơ hạnh nhân. Đây là một cách chế biến chứa nhiều chất dinh dưỡng, protein, chất béo lành mạnh, chất xơ và có thể hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Bạn có thể ăn bơ hạnh nhân với bánh mì cho bữa sáng.
- Cắt nhỏ hạt hạnh nhân đã ngâm và rắc lên các món ăn khác nhau như salad, trộn vào bột yến mạch hoặc sữa chua. Cách chế biến này mang lại hương vị đậm đà, giòn và tăng hương vị cho món ăn.
- Nướng hạt hạnh nhân cùng với bánh mì để tăng cường chất dinh dưỡng.
Hạnh nhân hoàn toàn an toàn và phù hợp để sử dụng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Một số lưu ý và thận trọng khi sử dụng hạnh nhân cho bà bầu
Hạnh nhân có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên lưu ý một số vấn đề như:
- Vỏ hạnh nhân sống có thể ăn được và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cần ngâm vỏ hạnh nhân trước khi sử dụng để giải phóng các chất ức chế enzym và làm dịu hệ thống tiêu hóa.
- Hạnh nhân chứa một lượng nhỏ chất độc xyanua. Hạnh nhân có hai loại là hạnh nhân đắng và hạnh nhân ngọt. Hạnh nhân dùng ăn là hạnh nhân ngọt, chứa hàm lượng xyanua rất thấp. Tuy nhiên, hạnh nhân đắng có hàm lượng xyanua cao gấp 50 lần trên mỗi hạt và có thể gây chết người. Do đó, khi sử dụng hạnh nhân cần chú ý sử dụng hạnh nhân ngọt và không sử dụng quá 23 hạt mỗi ngày.
- Tiêu thụ hạnh nhân ở trạng thái tự nhiên, tránh các loại hạnh nhân chế biến như hạnh nhân rang muối, bọc đường hoặc chocolate.
- Mua và sử dụng hạnh nhân ở các thương hiệu và nhà cung cấp uy tín.
- Rửa thật sạch trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn trên các bề mặt.
- Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.
Hạnh nhân là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Các tác dụng của hạnh nhân cho bà bầu bao gồm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và là nguồn protein tốt cho chế độ ăn uống, đặc biệt là ở phụ nữ có chế độ ăn uống thuần chay. Nếu bạn không bị dị ứng với hạnh nhân, bạn có thể thêm hạnh nhân vào chế độ ăn uống mỗi ngày để tăng cường sức khỏe của mẹ và hỗ trợ sự phát triển của trẻ.
Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về tác dụng của hạnh nhân cho bà bầu, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
5/5 – (3 bình chọn)