Phát hiện loài cá mặt trăng khổng lồ mới sau 4 năm tìm kiếm

Các nhà khoa học đã mất gần bốn năm để tìm ra một loài cá mặt trăng khổng lồ mới, loài cá xương lớn nhất trên thế giới.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Murdoch, Úc do Marianne Nyegaard dẫn đầu đã phân tích hơn 150 mẫu ADN của cá mặt trăng và phát hiện bốn loài riêng biệt thuộc chi này. Tuy nhiên, trước đó mới chỉ có ba loài được xác định.

Phát hiện này khiến Nyegaard tin rằng có một loài cá mặt trăng khác chưa được ghi nhận. Nhưng cô không biết nó trông như thế nào và đang lẩn tránh ở đâu.

Mặc dù là chi cá xương lớn nhất thế giới và có trọng lượng hơn hai tấn, cá mặt trăng khá ẩn dật, khiến việc tìm kiếm trong bốn năm qua rất khó khăn.

cá mặt trăng, cá Hoodwinker, cá mặt trăng quý hiếm, cá mặt trăng khổng lồ, cá khổng lồ

Cá mặt trăng khá ẩn dật khiến việc tìm kiếm trong bốn năm qua rất khó khăn.

Nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên cho loài cá thứ tư là cá mặt trăng Hoodwinker, nghĩa là “kẻ giấu mặt”. Một năm sau, Nyegaard mới có cơ hội nhìn thấy tận mắt cá mặt trăng Hoodwinker.

Năm 2014, cô nhận được điện thoại từ ngư dân New Zealand nói rằng bốn con cá mặt trăng vừa dạt vào bờ biển Christchurch. Nyegaard đến và chứng kiến tận mắt sinh vật khổng lồ.

cá mặt trăng, cá Hoodwinker, cá mặt trăng quý hiếm, cá mặt trăng khổng lồ, cá khổng lồ
Marianne Nyegaard chụp ảnh cùng cá mặt trăng Hoodwinker dạt bờ New Zealand năm 2014.

Sau sự việc, các nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học trên khắp thế giới thu thập và phân tích mẫu vật từ con cá dạt bờ và chứng minh được nó là loài mới. Như vậy, cá mặt trăng Hoodwinker đã trở thành loài cá mặt trăng mới đầu tiên được phát hiện trong 130 năm qua.

cá mặt trăng, cá Hoodwinker, cá mặt trăng quý hiếm, cá mặt trăng khổng lồ, cá khổng lồ

Một con cá mặt trăng Hoodwinker ở biển Chile.

Hoodwinker có nhiều sự khác biệt với ba loài còn lại. Hoodwinker có thân thon gọn và bóng hơn, không có bướu hoặc mõm như những con cá mặt trăng khác.

Nyegaard và nhóm nghiên cứu sau đó phát hiện thêm cá mặt trăng Hoodwinker ở New Zealand, Nam Úc, hay Nam Phi và phía nam Chile. Điều này cho thấy chúng có thể sống những vùng lạnh hơn ở Nam Bán cầu.

Hình dạng khổng lồ của cá mặt trăng giúp chúng giữ ấm khi lặn sâu xuống đại dương. Kích thước cũng khiến nó dễ nổi lên bề mặt hơn để sưởi ấm.

Rate this post

Viết một bình luận