Thuyết âm – dương là cụm từ quen thuộc ở các nước phương Đông, thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như triết học, y học hay bói toán. Có lẽ ít người biết rằng thuyết âm – dương còn được sử dụng trong ẩm thực. Vậy thuyết âm – dương trong ẩm thực được thể hiện như thế nào? Hãy cùng Tomimarkets khám phá điều đó qua bài viết dưới đây.
Khái quát về thuyết âm – dương trong ẩm thực
Ở những nước phương Đông sẽ chia ra thành ba khái niệm:
- Âm – lạnh – tính hàn
- Dương – nóng – tính nhiệt
- Trung tính – không nóng không mát – tính bình
Những nhóm này chỉ ra cách thức thực phẩm phản ứng với cơ thể của chúng ta. Ví dụ, thực phẩm nóng như các món ăn cay, thịt đỏ, khoai tây chiên và một số loại trái cây (sầu riêng, mít) tạo ra cảm giác ấm áp trong cơ thể. Ngược lại, các thực phẩm như dưa chuột, trà xanh, dưa hấu giúp làm mát cơ thể.
Trong văn hóa Trung Quốc hay Hàn Quốc, chúng ta thường nghe thấy có rất nhiều bệnh liên quan đến vấn đề cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh. Những bệnh này thường có phần liên quan đến thực phẩm và vấn đề ăn uống. Ví dụ, khi bị mụn trứng cá hay hôi miệng, đó là do ăn những thực phẩm có tính nhiệt. Ngược lại, nếu bị cảm lạnh, mệt mỏi, đó có thể là do chúng ta đã hấp thụ quá nhiều thực phẩm có tính hàn.
>>> Ăn và chơi ở Thái Lan: Khám phá ẩm thực chợ đêm Phuket
Nên ăn nhiều thực phẩm nóng hay thực phẩm lạnh?
Không có câu trả lời một chiều cho câu hỏi này. Y học cổ truyền sử dụng cân bằng các thực phẩm âm, dương và trung tính để đưa cơ thể vào trạng thái ổn định nhất. Và vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu các loại thực phẩm này:
Thực phẩm âm
Đối với những người có thân nhiệt cao quá mức và bị tích tụ độc tố, các chuyên gia Y học cổ truyền khuyến khích tiêu thụ các thực phẩm như:
- Trái cây: măng cụt, táo, dưa hấu, dâu, hồng, lê, chanh, cam, kiwi, chuối, bưởi
- Thịt, sữa, hải sản: trứng, cua, nghêu, sữa chua
- Đồ uống: mía, trà hoa cúc, năn ngọt, trà bạc hà, trà xanh
- Gia vị: nước tương, muối, dầu mè
- Rau: xà lách, nấm, mướp đắng, bông cải xanh, cà tím, cần tây, rau lá xanh, măng tây, rau bina, đinh lăng, súp lơ, dưa chuột.
- Các loại ngũ cốc, các loại đậu, hạt: lúa mì nguyên chất, kiều mạch, đậu phụ, đậu xanh, đậu nành, kê, cám lúa mì, lúa mạch.
>>> Quy tắc trên bàn ăn | Sự tinh tế trong ẩm thực châu Âu
Thực phâm – dương
Nếu cơ thể dễ dàng bị cảm lạnh, chúng ta được khuyến khích nên sử dụng nhiều những thực phẩm nóng này:
- Trái cây: sầu riêng, mít, mơ, mâm xôi, hạt dẻ, ổi, cherry
- Đồ uống: rượu vang, cà phê
- Gia vị: đường nâu, giấm, tỏi, thì là, tiêu, đinh hương, hạt thì là, quế, hương thảo, ớt, húng quế, gừng
- Các loại ngũ cốc, các loại đậu, hạt: gạo nếp, quả óc chó
- Rau: bí, hành tây, rau mù tạt, tỏi tây, bí ngô, bí
- Thịt, hải sản, sữa: thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, giăm bông, tôm, hải sâm, bơ, chocolate
Thực phẩm trung tính
Các loại thực phẩm trung tính là những thực phẩm không có đặc tính âm hoặc dương, do đó phù hợp với mọi loại trạng thái, bao gồm:
- Thịt, hải sản, sữa: hàu, cá, sữa bò, vịt, thịt lợn, sò điệp
- Gia vị: mật ong, cam thảo, đường đá, dầu đậu phộng, nghệ tây
- Các loại ngũ cốc, cây họ đậu, hạt: gạo trắng, đậu tương vàng, đậu thận, hạt hướng dương, đậu phộng
- Trái cây: câu kỷ tử, quả mọng, ô liu, chanh, quả sung, nho
- Rau: Cải thảo, khoai tây, nấm trắng, nấm đen, cà rốt, ngô
>>> Những đầu bếp gốc Việt khiến ẩm thực Âu – Mỹ ngả mũ
Làm thế nào để đảm bảo thuyết âm – dương trong ẩm thực?
Để tạo nên sự cân bằng về thuyết âm – dương trong ẩm thực, người Việt phân biệt 5 mức âm – dương của thức ăn theo ngũ hành. 5 mức âm – dương bao gồm: hàn (lạnh, âm nhiều, hành thuỷ); nhiệt (nóng, dương nhiều, hành hoả); ôn (ấm, dương ít, hành mộc); lương (mát, âm ít, hành kim); bình (trung tính, hành thổ) hay cũng có thể phân biệt như sau: chua thuộc mộc, đắng thuộc hoả, ngọt thuộc thổ, cay thuộc kim và mặn thuộc thuỷ.
Từ lý thuyết đó, chúng ta cần phối hợp các món ăn và các loại gia vị sao cho đảm bảo tính cân bằng. Ví dụ như, gừng và rau dăm có tính nhiệt, thuộc hành hỏa kết hợp với trứng vịt lộn có tính hàn, thuộc hành thủy.
Hi vọng rằng qua bài viết của Tomimarkets, mỗi người trong chúng ta đều có thể nắm bắt những nguyên tắc cơ bản nhất về các thực phẩm nóng-lạnh sử dụng cho các bữa ăn hằng ngày! Theo dõi fanpage Tomiamarkets – Chuyện bếp để cập nhật thêm những thông tin thú vị về ẩm thực Việt Nam và thế giới.
Đánh giá bài viết