Không rõ tại sao vụ Hè-Thu, lúa bị sâu cắn gié lại xuất hiện, tuy mật số sâu còn thấp, nhưng sợ mai mốt chúng sẽ gây hại nhiều hơn. Để chủ động phòng trừ loài sâu này xin được nói rõ thêm về chúng và

Không rõ tại sao vụ Hè-Thu, lúa bị sâu cắn gié lại xuất hiện, tuy mật số sâu còn thấp, nhưng sợ mai mốt chúng sẽ gây hại nhiều hơn. Để chủ động phòng trừ loài sâu này xin được nói rõ thêm về chúng và cách phòng trừ sao cho có hiệu quả?

10/03/14 04:23PM

Sâu cắn gié, có chỗ bà con gọi là sâu cắn chẽn có tên khoa học là Mythima separata Walker, chúng còn có tên gọi khác là Leucania separata Walker, Pseudaletia separata Walker hay Cirphis unipimcta Havorth, thuộc họ ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Chúng được coi là một loài sâu đa thực vì qua nghiên cứu các nhà khoa học đã cho biết chúng có thể phá hại trên 80 loại cây thuộc 34 họ thực vật khác nhau, nhất là trên cây lúa và cây ngô.

Trưởng thành của chúng là một loại ngài, màu nâu tro hoặc nâu vàng nhạt, thân dài khoảng 16-20mm, sải cánh rộng 40-50mm, khoảng giữa cánh trước có hai đốm tròn màu vàng nhạt, có đường vân đen chạy xuyên từ đỉnh cánh tới phía mép sau của cánh. Mép ngoài của cánh có 7 điểm đen. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới gốc lúa, ở những lùm cỏ dại, trong kẽ nẻ đất… tối đến chúng bay ra hoạt động, ăn thêm, giao phối và đẻ trứng. Ngài thích mùi chua ngọt, có xu tính yếu đối với ánh sáng.

Sau khi giao phối ngài đẻ trứng thành từng hàng hoặc thành từng ổ trên lá lúa, lá cỏ, lá ngô đã khô khi đẻ xong ổ trứng được phù lên trên bằng một lớp keo nhựa. Trứng rất nhỏ, có hình bánh bao, đường kính khoảng 0,5-0,7mm. Khi mới đẻ trứng có màu vàng tươi, sau chuyển dần sang màu vàng đậm, khi sắp nở có màu tím.

Sau khi đẻ khoảng 6-7 ngày trứng nở ra sâu non. Khi mới nở sâu non sợ ánh nắng, thường ẩn lấp ở lá nòn hoặc mặt dưới của lá hay bẹ lá, xung quanh ổ trứng, khi bị khua động chúng nhả tơ dong mình, di chuyển phát tán. Sâu non có 6 tuổi, đẫy sức sâu dài khoảng 35-40mm. Đầu màu nâu vàng nhạt, có đường vân màu nâu đen hình cổ chai. Mặt trong của bụng có 5 đường vạch dọc (một vạch ở lưng và hai bên thân mồi bên có hai sọc nâu đỏ. Khi còn nhỏ sâu non chỉ cạp ăn biểu bì của lá, lớn thêm chúng ăn khuyết lá, hoa lúa, càng lớn chúng càng ăn mạnh có thể cắn trụi cả lá lúa, lá ngô chỉ để lại gân chính, hoặc cắn đứt các gié lúa, làm cho gié lúa bị đứt gây rơi xuống đất. Nếu mật độ cao, tuổi sâu đã lớn chúng sẽ cắn phá rất mạnh, cắn đứt hàng loạt gié lúa, nhiều khi chỉ sau một đêm sáng ra đã thấy gié lúa bị đứt rụng xuống trắng cả mặt ruộng. Gặp trường hợp này ảnh hưởng tới năng suất sẽ rất lớn.

Ở các tỉnh phía Bắc sâu thường gây hại nhiều vào tháng 9, tháng 10, đầu tháng 11 trên lúa mùa. Ở các tỉnh ven biển miền Trung sâu thường phá nhiều vào tháng 2-3 trên lúa Đông-Xuân. Ở các tỉnh Nam bộ sâu có thể xuất hiện và gây hại rải rác ở các vụ lúa trong năm, mức độ gây hại chưa nhiều.

Đẫy sức sâu di chuyển từ trên cây xuống đất để hóa nhộng. Ở những ruộng bị hạn hoặc trên các ruộng ngô sâu non thường nhả tơ kết với đất bột thành một cái kén bằng đất rồi nằm trong đó để hóa nhộng. Nhộng nằm ở trong đất dưới độ sâu 5-10 cm dưới gốc lúa hoặc ngô. Nếu ruộng có nước sâu sẽ di chuyển lên bờ để hóa nhộng.

Nhộng có màu nâu đỏ, dài khoảng 16-20mm. Từ đốt bụng thứ 5-7 có đường sống nổi ngang màu nâu đen trên có nhiều chấm lõm, cuối bụng có hai đôi gai ngắn và một đôi gai dài. Thời gian nhộng kéo dài khoảng 10-13 ngày (tùy theo điều kiện ngoại cảnh) sau đó vũ hóa thành con ngài, ngài lại bay đi bắt cặp giao phối tạo ra thế hệ sâu non mới.

Thực tế đồng ruộng cho thấy sâu căn gié thường phát sinh gây hại nhiều ở những ruộng trũng, khó tiêu thoát nước, ẩm thấp, lúa gieo sạ dầy, cỏ hại nhiều làm cho ruộng lúa rậm rạp. Ngoài ra ở những cánh đồng, những vùng bà con thường có tập quán gieo sạ lai rai, không tập trung đồng loạt làm cho thức ăn của sâu liên tục có mặt trên đồng ruộng thì thường cũng dễ bị sâu gây hại nhiều hơn những nơi khác.

  • Để hạn chế tác hại của sâu, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây

    :

  • Trước khi xuống giống nếu điều kiện cho phép nên cày bừa kỹ ruộng lúa để diệt sâu nhộng đang tồn tại trong đất.

  • Không nên gieo sạ quá dầy,

    để

    tạo cho ruộng lúa bít bùng, ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu sinh trưởng, phát triển và gây hại nhiều. Nên áp dụng biện pháp “ba giảm, ba tăng” mà ngành nông nghiệp đã khuyến cáo.

  • Làm sạch cỏ ruộng và cỏ xung quanh bờ để hạn chế nơi trú ngụ của sâu.

  • Nên gieo sạ đồng loạt, tập trung, gọn thời vụ để cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp của sâu trên đồng ruộng.

  • Nếu ruộng có nước mà mật số sâu cao nên dùng dầu gadôn nhỏ xuống nước rồi dùng cây gạt lên cây lúa cho sâu rớt xuống nước dính dầu mà chết.

  • Sau khi thu hoạch lúa nếu ruộng có nhiều sâu nên cho nước vào ruộng để diệt sâu nhộng đang nằm trong các kẽ đất

    .

  • Nếu mật số sâu cao có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu như:

    Newlitoc

    36EC/

    50EC;

    Vetsemex

    20EC/40EC;

    Golnitor 10EC/20EC/

    36WDC;

    Sumicidin, Basudin,

    Sherpa…

    để phun xịt.

    V

    ề liều lượng và cách sử dụng thuốc có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản

    xuất

    có in trên

    bao bì.

(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 1: Cây lúa  / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. – 183 tr.; 20,5cm + ảnh mầu.- Đăng ký cá biệt: VB20103119)

Rate this post

Viết một bình luận