Cá Mún: Đặc điểm sống, sinh sản và cách nuôi cá mún

Cá Mún có tên khoa học Xiphophorus maculatus là một loài cá cảnh dễ nuôi và có khả năng sinh sản tốt. Hãy cùng tìm hiểu về cá mún qua bài viết này của AHISU.

Giới thiệu

Cá Mún nằm trong họ Poeciliidae, thuộc bộ Cyprinodontiformes (có tên tiếng Anh là Platy fish) được người chơi thuỷ sinh nuôi rất nhiều để làm cảnh. Với đặc tính thân thiện và dễ tìm kiếm, cá mún xuất hiền nhiều ở khu vực Trung Mỹ và Mexico.

Với thân hình ngắn kích thước khoảng từ 4-8cm, cá mún rất dễ sinh sống trong môi trường bể cá nhỏ. Cá mún dễ sinh sản, dễ chăm sóc và có nhiều màu sắc để lựa chọn cho bể thuỷ sinh của bạn.

Hình ảnh cá mún trong bể thuỷ sinh

Đặc điểm của cá mún

Cá Mún có rất nhiều biến thể màu sắc bao gồm: Vàng, đỏ, đen, nâu,… Ở nhiệt độ thấp hơn so với các loài trong họ Poeciliidae cá mún lên màu rất đẹp.

Cá mún sống được ở trong mọi môi trường nước và rất thích hợp nuôi chung với các loài cá cảnh khác để tạo thành một bể đẹp cho những người chơi thuỷ sinh.

Nếu sống trong môi trường hồ thuỷ sinh tuổi thọ cá mún khoảng 3-4 năm tuổi, thường thấp hơn so với những loại cá cảnh khác.

Thức ăn

Cá Mún được coi là loại ăn tạp nên chế độ ăn của chúng có phần dễ dàng cho người chơi thuỷ sinh. Các loại thức ăn nên chọn cho cá mún bao gồm:

  • Thức ăn tươi: artemia, trùn chỉ (giun), sâu đông lạnh, artemia khô, trứng tôm, trứng tép, bobo (hồng trần)….
  • Thức ăn khô tổng hợp: Thức ăn cá cảnh khô tổng hợp là những dòng cám chuyên dụng cho cá cảnh như: Thức ăn tropical, thức ăn tetra, thức ăn JBL, thức ăn Biozym…
  • Các dòng thực vật: Các dòng thực vật như rêu tảo cũng là một trong những dòng thức ăn được cá mún yêu thích.

Chú ý không nên cho cá ăn quá nhiều, ăn thức ăn không bảo đảm đã bị hỏng sẽ dẫn đến mức độ dư thừa thức ăn trong bể làm ảnh hưởng đến mội trường sống của cá và các cây thuỷ sinh khác.

Trong trường hợp nếu có thức ăn thừa và để lại cặn dưới đáy bể bạn cần phải hút phần cặn đó hoặc thay nước để không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của cá.

Hình ảnh cá mún trong bể thuỷ sinh

Cách nuôi

Cách chăm nuôi cá mún thực chất rất đơn giản, các thông số dưới đây rất quan trọng với loài cá mún này. Bạn có thể tham khảo:

Tên khoa học
Xiphophorus maculatus

Dòng
Chordata
Họ
Poeciliidae
Chi
Xiphophorus
Kích thước
Từ 4 đến 8cm

Nhiệt độ trung bình
Từ

Độ khó
Trung bình từ 20 đến 26°C

Độ pH tối ưu
Từ 7 đến 8,5

Độ cứng nước (dH)
Từ 15 đến 30

Thức ăn
Ăn tạp, rêu hại,..

Tuổi thọ trung bình
Từ 3 đến 4 năm

Đặc biệt bạn nên để trong bể cá các loại cây thủy sinh để cho cá có thêm nguồn thức ăn và có nơi để ẩn nấp, đặc biệt vào mùa sinh sản. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng mà cho quá nhiều cây, làm thu hẹp không gian hoạt động của chúng.

Sinh sản

Để theo dõi chính xác hơn về tập tính cũng như hoạt động sống, sinh sản của loài cá này chúng ta nên biết cách phân biệt con cái và con đực.

Phân biệt cá mún đực và cái

Cá cái và cá đực có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng hình dáng và kích thước lại khác nhau. Kích thước của con đực nhỏ hơn con cái, để nhận biết đâu là con cái bạn nhìn cái bụng phình to của nó là sẽ biết.

Chính vì thuộc loại có đời sống ngắn mà dòng cá mún này sinh sản rất nhanh. Chúng thuộc loài đẻ con và chỉ trong khoảng 4 tháng là có thể sinh sản, tốc độ sinh sản của chúng nhanh đến mức chóng mặt. Chúng có thể giao phối với bất kỳ những con cá khác cùng giống nòi với mình mà không hề phân biệt màu sắc.

Cá mún đẻ bao nhiêu con

Cá mún có hình thức sinh sản là đẻ con , tùy kích cỡ cá mẹ, mỗi lần đẻ có thể từ 20-50 con, thường giao động ở mức 30 con.

Hình ảnh cá mún được chụp đơn lẻ

Hỏi đáp

Cá mún có ăn tép không?

Đối với cá mún, chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn nào nhỏ hơn miệng của chúng. Trong trường hợp bạn muốn thả tép vào bể thuỷ sinh của mình mà có cả cá mún thì tôi khuyên bạn là không nên thả, vì chúng có thể ăn tép bất kỳ lúc nào.

Cá mún có ăn rêu hại không?

Cá mún là một loài cá ăn rêu rất tốt, đặc biệt là rêu hại. Chúng sẽ giúp cho bể cá nhà bạn thêm phần phong phú, sạch sẽ và hấp dẫn hơn.

Cá mún có ăn con không?

Khi cá mẹ đẻ con, chúng ta nên tách riêng đàn cá mới sinh vào một bể khác để cá con có thời gian thích nghi với môi trường và không bị các loài cá khác ăn thịt. Tốt nhất khi thấy cá sắp đẻ thì tách ra bể riêng, sau khi đẻ thì bắt cá mẹ ra.

Cá mún giá bao nhiêu?

Với giá thành rẻ, trung bình chỉ từ 3-4 ngàn/con bạn có thể sở hữu được loại cá mún mà bạn ưu thích để trang trí thêm cho bể thuỷ sinh nhà bạn.

Mua cá mún ở đâu

Hiện nay, cá mún được bán rất rộng rãi trên thị trường của chúng ta. Mức độ cá mún trải khắp các tỉnh thành, bạn có thể tìm mua chúng rất đơn giản.

Tham khảo

Lời kết

Cá mún là một trong những dòng cá khỏe, đẹp và có nhiều công dụng hữu ích đặc biệt là ăn rêu tóc cho hồ thủy sinh. Một dòng cá cảnh rất đáng để chúng ta sưu tầm cũng như nuôi dưỡng.

4.7/5 – (11 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận