Bệnh lồi mắt ở cá cảnh – Triệu chứng và cách chữa trị

Trong quá trình nuôi cá cảnh, nếu bạn phát hiện cá bị lồi mắt, xung quanh có vết lở loét thì nguy cơ cao chúng đã bị mắc bệnh lồi mắt ở cá cảnh (Popeye Disease). Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh là mắt cá bị sưng và lồi dần ra ngoài, cá mất phương hướng khi bơi, giảm thị lực hoặc mất mắt nếu không được điều trị.

Aquarila xin chia sẻ kinh nghiệm về nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh trong bài viết dưới đây

Lồi mắt ở cá cảnh là bệnh gì?

Bệnh lồi mắt cá cảnh, còn được gọi là exophthalmia, là tình trạng mắt của cá bị sưng và hoặc lồi ra một cách bất thường khỏi hốc mắt. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một mắt hoặc cả hai mắt của cá cảnh.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lồi mắt ở cá cảnh là do môi trường sống bị ô nhiễm, vi khuẩn Streptococcus xâm nhập. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện khi nước bể cá cảnh quá bẩn; bể nuôi không được trang bị hệ thống lọc hoặc hệ thống lọc không đủ công suất.

Bệnh lồi mắt ở cá La Hán

Các dấu hiệu và triệu chứng

  • Cá có dấu hiệu mất phương hướng bơi, hoặc bơi lờ đờ.
  • Mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt, mắt đục.
  • Gốc vây cá bị xuất huyết, có các đốm mủ dưới da cá.
  • Xuất hiện các vết lở loét ở quanh mắt.
  • Cá bỏ ăn

Nguyên nhân gây bệnh lồi mắt ở cá cảnh

  • Nguồn gốc có thể từ vi khuẩn Streptococcus (nếu bệnh lồi mắt xuất hiện kèm theo mẩn đỏ dưới vảy, thì chắc chắn nguồn bệnh là do vi khuẩn.), virus, ký sinh trùng hoặc do ảnh hưởng của bệnh lao cá.
  • Mua cá mới bị nhiễm bệnh và thả ngay vào bể. Bệnh thường lan truyền chủ yếu thông quá các chất bài tiết như nhớt , dịch , phân…vào chính môi trường nước.
  • Chất lượng nước bể quá kém, dù vẫn trong nhưng có thể có các chất độc như amoniac, nitrit và nồng độ nitrat cao.

Cách phòng bệnh

  • Thường xuyên thay nước và bảo trì bể cá, bể thủy sinh một cách định kỳ.
  • Khi mua cá cảnh mới, cần cho vào bể phụ với nồng độ muối từ 2 – 3%, cách ly trong thời gian khoảng 1 tuần để tiêu diệt mầm bệnh nếu có.
  • Chú ý mật độ nuôi cá đảm bảo, không nên nuôi mật độ cá dày trong diện tích hẹp khiến cá thiếu oxy, nguồn nước dễ bị ô nhiễm.

Cách điều trị

Tetracycline

  • Đầu tiên, bạn phải cách ly cá bị bệnh sang một bể phụ là tốt nhất (vẫn sử dụng nước của bể chính). Sau đó giảm lượng ăn của chúng rồi ngừng cho ăn trong quá trình chữa bệnh.
  • Điều trị cá bệnh bằng kháng sinh phổ rộng như Tetracycline (hay thuốc Tetra Nhật) với liều lượng phù hợp. Pha thêm 10 giọt xanh Methylen, muối nồng độ 1%, tăng cường sục oxy cho bể phụ.
  • Sau 48h thay 50% lượng nước và tiếp tục dùng thuốc cho đến khi mắt cá hết bị sưng và trở lại tình trạng bình thường.
  • Nếu bạn không có bể phụ, có thể ngâm cá vào một chậu nhỏ với hàm lượng thuốc phù hợp trong từ 10 – 15 phút. Thực hiện mỗi ngày đến khi cá khỏi bệnh.
  • Trong giai đoạn chữa cá bệnh, bạn cần lưu ý thay nước bể cá chính khẩn cấp để tránh dịch bệnh tiếp tục bùng phát.

Trên đây là thông tin và cách điều trị bệnh lồi mắt ở cá cảnh, hi vọng qua bài viết này bạn có thể chuẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bể cá cảnh của mình. Tham khảo thêm về các bệnh cá cảnh khác và thuốc chữa bệnh cá cảnh.

Rate this post

Viết một bình luận