Ao nổi váng xanh. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn
1. Ao nổi nhiều váng xanh
a) Nguyên nhân
Do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta spp) hay còn gọi là vi khuẩn lam. Khi tảo lam phát triển quá nhanh gây hiện tượng “tảo nở hoa”, tảo tàn và nổi lên tạo thành lớp váng trên mặt ao, thường gọi là váng tảo. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do: Bón quá nhiều phân chuồng; cho cá ăn dư thừa thức ăn tạo thành mùn bã hữu cơ, làm ô nhiễm đáy ao; không thay nước kịp thời; tẩy dọn đáy ao khi bước vào vụ nuôi chưa đảm bảo.
b) Hậu quả
Tảo lam phát triển mạnh, xuất hiện màng nhầy và kết thành từng mảng; ban đầu chỉ là một đám nhỏ, sau thời gian lan rộng phủ kín một phần diện tích bề mặt ao. Tảo kéo từng tảng theo chiều gió đến góc ao, sau đó tàn lụi rồi chìm xuống đáy ao và bị phân hủy. Quá trình phân hủy này sử dụng oxy và sinh ra các khí độc cho cá như NO2, NH3, H2S, xảy ra tình trạng ô nhiễm và thiếu oxy trong ao, gây ngạt cá, đặc biệt cá trắm cỏ (loài ưa môi trường nước sạch); cá giảm ăn sau đó bỏ ăn, thường xuyên nổi trên mặt nước, chậm phát triển, giảm sức đề kháng, từ đó dễ phát sinh bệnh, thậm chí cá bị chết. Ngoài ra, tảo còn tiết ra độc tố gây độc cho cá, đặc biệt là những loài cá ăn lọc như cá mè trắng, mè hoa.
c) Biện pháp khắc phục
Tảo lam có khả năng phục hồi quần thể tốt nên chúng khó bị tiêu diệt hơn các loài tảo khác. Người nuôi cần thực hiện đồng bộ biện pháp theo các bước sau:
Bước 1: Cắt nguồn dinh dưỡng đưa xuống ao, thay nước, tăng cường oxy
– Dừng ngay việc đưa phân xuống ao (như phân vịt, phân lợn, phân gà…) nếu đang sử dụng phân chuồng.
– Giảm 1/2 lượng thức ăn của cá. Cần theo dõi, tính toán lượng thức ăn để cá ăn đủ, không để dư thừa dưới đáy ao. Dừng cho cá ăn 1 ngày nếu cá có hiện tượng nổi đầu và không ăn. Nếu trong ao có nuôi cá trắm cỏ, hàng ngày phải vệ sinh vớt hết cỏ dư thừa lên khỏi ao để tránh thối nước.
– Thay nước từ 30 – 40% lượng nước trong ao, bằng cách rút nước đáy và bổ sung nước tầng mặt, thay 2 – 3 ngày liên tục tùy theo mức độ ô nhiễm của ao. Nước cấp vào phải đảm bảo từ nguồn nước sạch và được lọc qua túi lọc tại cống cấp, nhằm loại bỏ các mầm bệnh, cá tạp từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi.
– Dùng quạt khí để tăng cường oxy và đẩy khí độc ra khỏi ao. Hoặc dùng vòi nước bơm từ trên cao xuống ao cũng có thể tăng cường oxy cho ao.
– Hằng ngày vệ sinh ao, vớt hết váng tảo đổ xa bờ ao.
Bước 2: Tiêu diệt tảo
– Dùng một trong những thuốc khử trùng có thể diệt tảo: BKC, BKA, đồng sunphat (CuSO4.5H2O), TCCA, vôi, dùng 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày; liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Lưu ý, dùng vôi có thể diệt tảo trong thời gian cấp bách nhưng sẽ tạo ra mùi tanh, bẩn, nhất là là những ngày nắng nóng không nên sử dụng vôi để tiêu diệt tảo.
Bước 3: Làm sạch môi trường nước và đáy ao
– Sau khi khử trùng 1 – 2 ngày, dùng chế phẩm sinh học có các thành phần: Bacillus, Lactopacillus, Nitrobacter, Nitrosomonas, có chứa những vi khuẩn có thể làm giảm hàm lượng Nitrit (NO2- ), chuyển Nitrit thành nitrat (NO3- ) giảm độc cho cá. Sau 7 – 10 ngày tiếp tục dùng chế phẩm sinh học EM, Zeo Bacillus, Yucca Zeo (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì) để phân hủy các xác tảo, tránh hiện tượng tảo lại tái xuất hiện; đồng thời phân hủy các chất thải, mùn bã hữu cơ ở đáy ao, phân cá, thức ăn dư thừa trong nước, tạo vi sinh vật có lợi, ức chế vi sinh vật có hại. Nếu bùn ao dày, đen có thể dùng chế phẩm vi sinh Zeolite để hấp thụ các khí độc được tốt hơn.
Lưu ý: Nếu chỉ xử lý nước mà không cắt nguồn dinh dưỡng đưa xuống ao thì việc xử lý tảo sẽ không hiệu quả và tốn kém vì tảo có thể phát triển trở lại trong ao.
Bước 4: Phòng bệnh cho cá
– Sau khi cá trải qua đợt bị nhiễm độc, thiếu ôxy, sức đề kháng của cá giảm. Vì vậy cần dùng một số thảo dược như bột tỏi, Ekavarine để phòng bệnh cho cá; đồng thời tăng sức đề kháng và chống sốc cho cá bằng Vitamin C, B1.
– Định kỳ mỗi tháng 2 lần sử dụng vôi bột với liều lượng từ 2 – 4 kg/100 m3 nước, hòa đều vào chậu, tạt đều khắp ao để phòng bệnh cho cá.
– Quản lý môi trường nước: Cần phải duy trì độ trong cho nước ao trong suốt quá trình nuôi ở ngưỡng thích hợp từ 30 – 40 cm, nếu độ trong không đảm bảo phải kịp thời xử lý nước ao. Đối với ao nuôi cá thịt cần phải đảm bảo độ sâu từ 1,5 – 2m để ổn định môi trường nước, nếu dưới 1,5 m các yếu tố môi trường trong ao dễ biến động, có thể làm nước ao bị ô nhiễm trở lại.
Chú ý: Đối với ao cá đã bị nhiễm trùng do nước ô nhiễm, nếu chỉ tiêu diệt tảo và khử trùng nước thì chưa mang lại hiệu quả, mà cần phải kịp thời dùng kháng sinh chữa trị cho cá bị bệnh nhiễm khuẩn.
Nước ao có màu vàng. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn
2. Nước ao có màu vàng
a) Nguyên nhân
Đối với ao nuôi cá nước ngọt giai đoạn đầu nếu thấy xuất hiện váng màu vàng hoặc có màu bồ hóng, có thể do một trong các nguyên nhân sau:
– Nguồn nước vào ao từ nước giếng khoan bị nhiễm phèn: Trong nước giếng khoan có thành phần Fe2, khi kết hợp với oxy chuyển thành Fe3 và tạo kết tủa thành váng màu vàng.
– Ao mới đào ở khu vực đất bị nhiễm phèn, khi cải tạo ao thau rửa xì phèn chưa đảm bảo trước khi đưa vào sử dụng.
b) Hậu quả
Nước bị nhiễm phèn có pH thấp, làm cho lượng khí H2S tăng cao, gây ức chế quá trình trao đổi chất và chuyển hóa oxy của cá nuôi, giảm khả năng sinh trưởng của cá, có thể làm cá chết, thậm chí cá chết hàng loạt. Ngoài ra ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao.
c) Khắc phục
– Thay 30% lượng nước trong ao, thay từ 2 – 3 ngày tuỳ theo mức độ ô nhiễm của nước. Lấy nước sạch từ hệ thống mương thủy lợi vào ao (không cấp nước giếng khoan) để pha loãng nước và nâng độ pH đến ngưỡng thích hợp 6,5 – 8,5.
– Sử dụng vôi bột bón xuống ao, với liều lượng 3 kg vôi/100 m3 nước, hòa tan té đều khắp ao, té 1 – 2 lần. Đối với ao mới đào đang nuôi cá, cần rải thêm vôi trên bờ ao vào những ngày trời mưa do nước mưa có chứa axit và lượng xì phèn trên bờ trôi xuống ao làm giảm pH đột ngột.
– Trước khi cấp nước giếng khoan vào ao nuôi, phải kiểm tra xem nước có bị nhiễm phèn hay nhiễm sắt hay không. Tốt nhất không nên sử dụng hoàn toàn nước giếng khoan để nuôi cá, chỉ nên dùng để cấp bổ sung vào ao.
– Tăng cường quạt khí nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho cá.
Ngoài ra, những ao đang trong vụ nuôi, ao giàu dinh dưỡng mà chuyển màu nâu đỏ hoặc gạch cua là do sự phát triển mạnh của một số tảo như tảo nâu, tảo giáp. Đối với những ao này có thể áp dụng biện pháp khắc phục như trường hợp ao có tảo lam phát triển mạnh.
Màu nước ao thích hợp cho sự phát triển của cá là màu xanh nõn chuối (màu xanh nhạt). Nước màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục (chlorella spp), tảo lục ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, còn có tác dụng ổn định các yếu tố thủy lý hóa trong ao, hấp thu các chất hữu cơ thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao. Vì vậy, người nuôi nên thường xuyên quan sát sự biến đổi của nước ao nhằm duy trì màu nước xanh nhạt sẽ giúp cá sinh trưởng, phát triển tốt và vụ nuôi thành công.
Theo khuyennongvn.gov.vn
Thực tế trong quá trình nuôi cá, màu nước ao có thể biến đổi, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức nhận biết để đánh giá chất lượng nước một cách chính xác thì mới có thể kịp thời xử lý. Dưới đây xin chia sẻ với bà con cách nhận biết và khắc phục một số màu nước thường gặp gây bất lợi trong nuôi cá nước ngọt.Do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta spp) hay còn gọi là vi khuẩn lam. Khi tảo lam phát triển quá nhanh gây hiện tượng “tảo nở hoa”, tảo tàn và nổi lên tạo thành lớp váng trên mặt ao, thường gọi là váng tảo. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do: Bón quá nhiều phân chuồng; cho cá ăn dư thừa thức ăn tạo thành mùn bã hữu cơ, làm ô nhiễm đáy ao; không thay nước kịp thời; tẩy dọn đáy ao khi bước vào vụ nuôi chưa đảm bảo.Tảo lam phát triển mạnh, xuất hiện màng nhầy và kết thành từng mảng; ban đầu chỉ là một đám nhỏ, sau thời gian lan rộng phủ kín một phần diện tích bề mặt ao. Tảo kéo từng tảng theo chiều gió đến góc ao, sau đó tàn lụi rồi chìm xuống đáy ao và bị phân hủy. Quá trình phân hủy này sử dụng oxy và sinh ra các khí độc cho cá như NO2, NH3, H2S, xảy ra tình trạng ô nhiễm và thiếu oxy trong ao, gây ngạt cá, đặc biệt cá trắm cỏ (loài ưa môi trường nước sạch); cá giảm ăn sau đó bỏ ăn, thường xuyên nổi trên mặt nước, chậm phát triển, giảm sức đề kháng, từ đó dễ phát sinh bệnh, thậm chí cá bị chết. Ngoài ra, tảo còn tiết ra độc tố gây độc cho cá, đặc biệt là những loài cá ăn lọc như cá mè trắng, mè hoa.Tảo lam có khả năng phục hồi quần thể tốt nên chúng khó bị tiêu diệt hơn các loài tảo khác. Người nuôi cần thực hiện đồng bộ biện pháp theo các bước sau:Bước 1: Cắt nguồn dinh dưỡng đưa xuống ao, thay nước, tăng cường oxy- Dừng ngay việc đưa phân xuống ao (như phân vịt, phân lợn, phân gà…) nếu đang sử dụng phân chuồng.- Giảm 1/2 lượng thức ăn của cá. Cần theo dõi, tính toán lượng thức ăn để cá ăn đủ, không để dư thừa dưới đáy ao. Dừng cho cá ăn 1 ngày nếu cá có hiện tượng nổi đầu và không ăn. Nếu trong ao có nuôi cá trắm cỏ, hàng ngày phải vệ sinh vớt hết cỏ dư thừa lên khỏi ao để tránh thối nước.- Thay nước từ 30 – 40% lượng nước trong ao, bằng cách rút nước đáy và bổ sung nước tầng mặt, thay 2 – 3 ngày liên tục tùy theo mức độ ô nhiễm của ao. Nước cấp vào phải đảm bảo từ nguồn nước sạch và được lọc qua túi lọc tại cống cấp, nhằm loại bỏ các mầm bệnh, cá tạp từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi.- Dùng quạt khí để tăng cường oxy và đẩy khí độc ra khỏi ao. Hoặc dùng vòi nước bơm từ trên cao xuống ao cũng có thể tăng cường oxy cho ao.- Hằng ngày vệ sinh ao, vớt hết váng tảo đổ xa bờ ao.Bước 2: Tiêu diệt tảo- Dùng một trong những thuốc khử trùng có thể diệt tảo: BKC, BKA, đồng sunphat (CuSO4.5H2O), TCCA, vôi, dùng 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày; liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Lưu ý, dùng vôi có thể diệt tảo trong thời gian cấp bách nhưng sẽ tạo ra mùi tanh, bẩn, nhất là là những ngày nắng nóng không nên sử dụng vôi để tiêu diệt tảo.Bước 3: Làm sạch môi trường nước và đáy ao- Sau khi khử trùng 1 – 2 ngày, dùng chế phẩm sinh học có các thành phần: Bacillus, Lactopacillus, Nitrobacter, Nitrosomonas, có chứa những vi khuẩn có thể làm giảm hàm lượng Nitrit (NO2- ), chuyển Nitrit thành nitrat (NO3- ) giảm độc cho cá. Sau 7 – 10 ngày tiếp tục dùng chế phẩm sinh học EM, Zeo Bacillus, Yucca Zeo (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì) để phân hủy các xác tảo, tránh hiện tượng tảo lại tái xuất hiện; đồng thời phân hủy các chất thải, mùn bã hữu cơ ở đáy ao, phân cá, thức ăn dư thừa trong nước, tạo vi sinh vật có lợi, ức chế vi sinh vật có hại. Nếu bùn ao dày, đen có thể dùng chế phẩm vi sinh Zeolite để hấp thụ các khí độc được tốt hơn.Lưu ý: Nếu chỉ xử lý nước mà không cắt nguồn dinh dưỡng đưa xuống ao thì việc xử lý tảo sẽ không hiệu quả và tốn kém vì tảo có thể phát triển trở lại trong ao.Bước 4: Phòng bệnh cho cá- Sau khi cá trải qua đợt bị nhiễm độc, thiếu ôxy, sức đề kháng của cá giảm. Vì vậy cần dùng một số thảo dược như bột tỏi, Ekavarine để phòng bệnh cho cá; đồng thời tăng sức đề kháng và chống sốc cho cá bằng Vitamin C, B1.- Định kỳ mỗi tháng 2 lần sử dụng vôi bột với liều lượng từ 2 – 4 kg/100 m3 nước, hòa đều vào chậu, tạt đều khắp ao để phòng bệnh cho cá.- Quản lý môi trường nước: Cần phải duy trì độ trong cho nước ao trong suốt quá trình nuôi ở ngưỡng thích hợp từ 30 – 40 cm, nếu độ trong không đảm bảo phải kịp thời xử lý nước ao. Đối với ao nuôi cá thịt cần phải đảm bảo độ sâu từ 1,5 – 2m để ổn định môi trường nước, nếu dưới 1,5 m các yếu tố môi trường trong ao dễ biến động, có thể làm nước ao bị ô nhiễm trở lại.Chú ý: Đối với ao cá đã bị nhiễm trùng do nước ô nhiễm, nếu chỉ tiêu diệt tảo và khử trùng nước thì chưa mang lại hiệu quả, mà cần phải kịp thời dùng kháng sinh chữa trị cho cá bị bệnh nhiễm khuẩn.Đối với ao nuôi cá nước ngọt giai đoạn đầu nếu thấy xuất hiện váng màu vàng hoặc có màu bồ hóng, có thể do một trong các nguyên nhân sau:- Nguồn nước vào ao từ nước giếng khoan bị nhiễm phèn: Trong nước giếng khoan có thành phần Fe2, khi kết hợp với oxy chuyển thành Fe3 và tạo kết tủa thành váng màu vàng.- Ao mới đào ở khu vực đất bị nhiễm phèn, khi cải tạo ao thau rửa xì phèn chưa đảm bảo trước khi đưa vào sử dụng.Nước bị nhiễm phèn có pH thấp, làm cho lượng khí H2S tăng cao, gây ức chế quá trình trao đổi chất và chuyển hóa oxy của cá nuôi, giảm khả năng sinh trưởng của cá, có thể làm cá chết, thậm chí cá chết hàng loạt. Ngoài ra ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao.- Thay 30% lượng nước trong ao, thay từ 2 – 3 ngày tuỳ theo mức độ ô nhiễm của nước. Lấy nước sạch từ hệ thống mương thủy lợi vào ao (không cấp nước giếng khoan) để pha loãng nước và nâng độ pH đến ngưỡng thích hợp 6,5 – 8,5.- Sử dụng vôi bột bón xuống ao, với liều lượng 3 kg vôi/100 m3 nước, hòa tan té đều khắp ao, té 1 – 2 lần. Đối với ao mới đào đang nuôi cá, cần rải thêm vôi trên bờ ao vào những ngày trời mưa do nước mưa có chứa axit và lượng xì phèn trên bờ trôi xuống ao làm giảm pH đột ngột.- Trước khi cấp nước giếng khoan vào ao nuôi, phải kiểm tra xem nước có bị nhiễm phèn hay nhiễm sắt hay không. Tốt nhất không nên sử dụng hoàn toàn nước giếng khoan để nuôi cá, chỉ nên dùng để cấp bổ sung vào ao.- Tăng cường quạt khí nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho cá.Ngoài ra, những ao đang trong vụ nuôi, ao giàu dinh dưỡng mà chuyển màu nâu đỏ hoặc gạch cua là do sự phát triển mạnh của một số tảo như tảo nâu, tảo giáp. Đối với những ao này có thể áp dụng biện pháp khắc phục như trường hợp ao có tảo lam phát triển mạnh.Màu nước ao thích hợp cho sự phát triển của cá là màu xanh nõn chuối (màu xanh nhạt). Nước màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục (chlorella spp), tảo lục ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, còn có tác dụng ổn định các yếu tố thủy lý hóa trong ao, hấp thu các chất hữu cơ thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao. Vì vậy, người nuôi nên thường xuyên quan sát sự biến đổi của nước ao nhằm duy trì màu nước xanh nhạt sẽ giúp cá sinh trưởng, phát triển tốt và vụ nuôi thành công.