Trồng dâu nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao.
I. CHUẨN BỊ NUÔI TẰM
1.1.Thời vụ nuôi tằm
Các tỉnh phía bắc một năm có 3 vụ nuôi tằm chính đó là:
– Vụ tằm Xuân: Từ 1/3 đến 30/4 hàng năm (từ giữa tháng giêng đến tháng 3 âm lịch). Đối với tằm giống và vùng để dâu lưu đông có thể băng sớm hơn từ sau tết nguyên đán (khoảng 20/2 dương lịch). Vụ Xuân thường nuôi khoảng 2 lứa.
– Vụ tằm hè: Băng từ cuối tháng tư dương lịch (sau tiết cốc vũ cuối tháng 3 âm lịch). Vụ tằm hè nuôi 3 lứa.
– Vụ tằm thu: băng từ 5 – 10/9 và kết thúc tháng 11 hàng năm (khoảng 10/8 âm lịch – sau tiết bạch lộ). Vụ thu nuôi 2 lứa.
Tổng cộng một năm nuôi từ 7 – 8 lứa tằm.
1.2. Cơ cấu giống tằm
Tuỳ từng địa phương và trình độ kỹ thuật nuôi tằm mà các vùng có cơ cấu giống tằm khác nhau. Nguyên tắc chung là tằm lưỡng hệ kén trắng có năng suất chất lượng thường được nuôi vào thời vụ mát mẻ, dễ nuôi vụ Xuân-Thu. Tằm vàng (Đa hệ x Lưỡng hệ; Đa hệ nguyên) được nuôi vào thời vụ nóng ẩm (vụ hè) và vùng dâu trình độ chăn tằm còn yếu.
Địa phương nào kỹ thuật nuôi tốt, hoàn hảo có thể nuôi tằm kén trắng quanh năm với các giống Trung Quốc nhập nội và sản xuất trong nước.
Cụ thể là: Giống kén trắng Việt Nam như: TN1827, GQ2218, Lưỡng Quảng số 2 của Trung Quốc (đầu 7 và đầu 9), giống kén eo nuôi tốt ở thời kỳ nóng ấm, giống kén bầu nuôi tốt ở thời tiết tương đối ôn hoà.
Giống kén vàng chủ yếu hiện nay là: VTxTQ hoặc VKxTQ.
1.3. Giới thiệu một số giống tằm đang nuôi phổ biến trong sản xuất hiện nay
1). Giống tằm tứ nguyên TN1827 là giống kén trắng của Việt Nam được lai tạo chọn lọc thành công ở Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW, vòng đời phát dục khoảng 22 đến 24 ngày, tằm to con da màu xanh, ăn dâu khoẻ và sạch dâu. Tuổi 5 thường 6 – 6,5 ngày thì chín. Kén bầu hơi eo. Năng suất đạt từ 14 -15 kg kén/vòng trứng. Thích hợp nuôi ở vụ Xuân-Thu vùng đồng bằng sông Hồng.
2). Giống GQ2218 được chọn lọc thành công ở Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW. Năng suất của 1 vòng trứng là 13 đến 14 kg. Nuôi tốt ở vụ Xuân-đầu Hè-cuối hè và Thu, chiều dài tơ từ 800-900m, kén dễ ươm.
3). Giống LQ2 Trung Quốc:
– Cặp đầu 7 (732 x 9532) kén thắt eo hơi nhỏ vỏ trứng sau khi nở có màu trắng, nuôi tốt ở thời kỳ nóng ẩm, năng suất đạt từ 13-14 kg kén/vòng trứng giống. Tơ dễ ươm, chất lượng tơ tốt, tỷ lệ tiêu hao kén/tơ thấp. Tỷ lệ nhộng chết cao (có thể >50%).
– Cặp đầu 9 (9532 x 732) Vỏ trứng sau khi nở có màu vàng, nuôi tốt trong điều kiện khí hậu ôn hoà. Năng suất kén đạt từ 14-15kg/vòng trứng. Kén to và tròn hơn đầu 7. Chất lượng tơ tốt. Tỷ lệ nhộng chết cũng cao.
– Giống kén vàng VK x TQ (VT x TQ) là giống tằm đa hệ lai nuôi tốt vào thời kỳ nóng ẩm của vụ hè (tháng 6, 7, 8 ở Bắc Bộ). Tằm to con, ăn khoẻ, tuổi 5 ăn dâu 5-6 ngày thì chín. Năng suất đạt từ 12-13 kg kén/vòng trứng. Tuy nhiên giá chỉ bằng 2/3 giá kén trắng.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống con tằm
Tằm dâu là loại côn trùng đơn thực thức ăn là lá dâu được con người thuần dưỡng lâu đời nên rất mẫn cảm với các điều kiện sống quanh nó, như thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, gió, môi trường sống…Vì vậy để nuôi tằm tốt cần tạo điều kiện thích hợp cho sinh trưởng phát triển của tằm, hạn chế ảnh hưởng xấu và tích cực phòng bệnh cho tằm.
– Ảnh hưởng của thức ăn (lá dâu)
Lá dâu là thức ăn duy nhất của con tằm do vậy không có nguồn thức ăn khác bổ sung. Lá dâu cho tằm cần nhiều dinh dưỡng, lá xanh đậm, nhiều nhựa, hái lá đúng tuổi, bảo quản tốt và đủ số lượng. Dâu già, nhiều nước, nhiều đạm, non so với tuổi…. đều ảnh hưởng xấu đến tằm như phát dục không đều, dễ nhiễm bệnh, kén mòng… dẫn đến thất thu cao.
– Ảnh hưởng của nhiệt độ
Tằm là loại côn trùng máu lạnh, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của tằm là 25 – 30OC. Sự tăng nhiệt độ trên giới hạn cho phép và sự giảm nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng phát dục và vì vậy năng suất chất lượng giảm – Đảm bảo nhiệt độ thích hợp tương đối cho tằm là biện pháp quan trọng để có lứa tằm năng suất cao.
Giống tằm khác nhau thì sự thích ứng với nhiệt độ khác nhau. Tằm kén vàng có sức chống chịu với điều kiện nhiệt độ cao tốt hơn tằm kén trắng. Nhiệt độ thích hợp cho tằm con là 26-28OC. Tằm lớn là 24 – 26OC dưới 15OC và trên 35OCkhông phù hợp với sinh lý của tằm, tằm dễ phát sinh bệnh, năng suất kén giảm.
Nếu nhiệt độ thấp cần đốt lò tăng nhiệt – Nhiệt độ cao thì dùng quạt thông không khí, tưới ẩm vào nhà, bố trí nhà nuôi tằm cần cao ráo thông thoáng tránh hướng tây, hướng đông.
– Ảnh hưởng của ẩm độ
Nếu nhiệt độ có tác dụng cơ bản trong việc sinh trưởng phát triển của tằm thì ẩm độ có tác dụng chủ yếu trong việc phát sinh bệnh. ẩm độ quá cao là môi trường thuận lợi cho phát sinh bệnh hại tằm – ẩm độ quá thấp sẽ làm lá dâu mau héo tằm ăn đói, cơ thể thoát hơi nước nhiều dẫn đến cơ thể suy nhược.
Ẩm độ thích hợp cho tằm con từ 80 – 85%, tằm lớn 70-75%. Tằm kén vàng khả năng chống chịu ẩm độ cao, ẩm độ thấp tốt hơn tằm kén trắng. Nếu ẩm độ quá cao thì phải rắc vôi bột, trấu rang vào phòng tằm để giảm ẩm, bữa ăn của tằm phải thưa hơn, buồng nuôi thông thoáng, thay phân nhiều lần. Nếu ẩm độ quá thấp thì số bữa cho ăn phải nhiều hơn, có thể đun nước để tăng ẩm, tằm con nuôi phủ giấy nilon.
– Ảnh hưởng của ánh sáng và gió
Tằm không ưa ánh sáng mạnh, do vậy buồng nuôi cần hơi tối, tránh gió lùa. Đặc biệt đối với gió đông thổi mạnh lúc giao mùa xuân – hè rất có hại đối với tằm – Nguyên do nhiệt độ, ẩm độ tăng cao đột ngột làm cơ thể suy nhược – Nếu tằm đang ăn thì ứa nước bọt teo đít rồi chết. Nếu tằm chín thì đứng né rồi chết đen – Vì vậy trong nghề nuôi tằm cần đặc biệt tránh gió đông.
1.5. Dự tính lượng dâu ăn và số tằm cần nuôi
– Số lượng dâu để nuôi tằm cho 01 kg kén bình quân là 17-18kg. Người nuôi tốt cần 15-16kg, người nuôi kém cần 19-20kg.
– Năng suất dâu khoảng 1200 – 1300kg/sào BB/1năm (khoảng 32-35 tấn lá/1ha) mỗi năm nuôi 7 lứa tằm. Một lứa tằm nuôi 1 vòng trứng cho năng suất bình quân 10-12kg kén (bình quân trắng + vàng trong năm). Một sào dâu 1 năm nuôi 6-7 vòng trứng giống.
– Gia đình nhân lực khoảng 3 lao động chăm sóc 4-5 sào dâu là vừa, gia đình có đông lao động (5 người) nhận 6-7 sào dâu là hợp lý.
1.6. Vệ sinh sát trùng buồng nuôi và dụng cụ trước mỗi lứa tằm
Ở Việt Nam do nuôi tằm liên tục quanh năm nên mầm bệnh tồn tại nhiều ở nhà tằm, nong tằm, phòng để né… nếu lưu cữu mầm bệnh quá nhiều, lứa này tiếp lứa khác dễ gây thành dịch lớn.
Để nuôi tằm tốt sau mỗi lứa tằm cần thực hiện vệ sinh triệt để với khẩu hiệu “2 tiêu, 2 rửa” tức là toàn bộ dụng cụ nuôi tằm như: thớt thái dâu, vải phủ dâu, bao đựng dâu, nong, đũi, né, guốc dép… cho tất vào phòng tằm phun dung dịch Phoocmol 4% ủ kín 24 giờ sau phơi khô và tiêu lại lần 2 như trên rồi mới nuôi tằm.
Thuốc tiêu độc có thể dùng Phoocmol 4%+5% nước vôi trong, hoặc Clorua vôi 5%.
II. KỸ THUẬT NUÔI TẰM
Nuôi tằm là khâu quan trọng nhất trong nghề trồng dâu nuôi tằm. Nó cho ra sản phẩm hàng hoá trực tiếp cho người nông dân và là nguyên liệu đầu vào của nghề ươm tơ, dệt lụa.
2.1. Kỹ thuật ấp trứng tằm
Trứng tằm sau khi đẻ, sau khi xuất kho lạnh thường từ 9 – 11 ngày là nở. Nếu khâu ấp trứng không tốt thì trứng nở nhiều ngày, thể chất yếu tằm khó nuôi.
Nhiệt độ ấp trứng lý tưởng 25 – 26oC. Mùa Xuân – Thu thời tiết lạnh cần bảo quản ở phòng ấm (tủ ấp trứng), mùa hè để nơi mát mẻ để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho trứng phát dục. Cao quá 30oC sẽ phát sinh nhiều trứng chết, thấp dưới 18oC tằm sẽ nở lai rai nhiều ngày.
Ẩm độ thích hợp 80 – 85%. Quá khô trứng sẽ nở kém, vụ hè trứng tằm đa hệ nếu ẩm độ quá khô (dưới 50%) nhiệt độ cao trứng chết phôi nhiều, chỉ nở khoảng 10%.
Ánh sáng giai đoạn đầu cần 10 – 14 giờ sáng/ngày, ngày trứng gim cần tối hoàn toàn để trứng nở đều, khi trứng ghim cần dùng vải đen, giấy báo gói kín lại. Ngày hôm sau mở kích thích ánh sáng trứng sẽ nở đều, tập trung.
Những gia đình nông dân không có điều kiện ấp trứng nên nhận trứng sắp ghim – các cơ sở giống sẽ đảm bảo khâu ấp trứng giống cho nông dân.
2.2. Kỹ thuật băng tằm
Hiện nay trong nghề nuôi tằm thường lưu thông hai loại trứng. Trứng bìa và trứng hộp (trứng rời). Vì vậy cách băng tằm cũng có khác nhau:
– Trứng bìa là trứng tằm được đẻ trực tiếp lên tờ giấy, trứng dính chặt và tạo nên bìa trứng lớn. Trứng tằm Trung Quốc 1 bìa là 12 vòng, có 4 ô, mỗi ô 3 vòng. Người ta có thể cắt nhỏ thành 1, 2, 3 vòng do yêu cầu của người nuôi. Đối với trứng dính ngày tằm nở thái dâu nhỏ rắc trực tiếp lên bìa trứng sau 30 – 60 phút tằm bò hết lên dâu dùng lông gà quét sang nong và cho ăn bữa đầu tiên.
– Trứng rời được đựng trong những hộp nhỏ bọc vải thưa mỗi hộp 3 vòng (tương đương 18 gam trứng) hoặc túi giấy, trước ngày trứng nở rải trứng đều ra giấy. Hôm sau khi trứng nở đều dùng các lá dâu khía cạnh đặt lên mặt trứng, khoảng 1 giờ sau tằm bò hết lên lá dâu nhấc ra nong và cho ăn bữa đầu tiên.
– Thời gian băng tằm: Khi tằm nở hết thì băng, nếu để muộn quá tằm sẽ đói, sớm quá một số trứng chưa kịp nở. Mùa hè thường từ 7 – 8 giờ, mùa đông muộn hơn từ 9 -10 giờ. Trứng nở tập trung 1 ngày là trứng khoẻ.
2.3. Kỹ thuật nuôi tằm con
+ Nuôi tằm con (tuổi 1 – 2 – 3) có ý nghĩa rất lớn đến kết quả nuôi tằm lớn (tuổi 4-5).
+ Tằm con do khả năng chống chịu và sinh lý khác tằm lớn nên cần được chăm sóc chu đáo.
+ Kích thước lá dâu thái phụ thuộc tuổi tằm ăn.
+ Số bữa cho tằm ăn.
Tằm con thường nuôi trong các miếng ni lông (mô tằm được đậy một lớp ni lông mỏng) để giữ ẩm, đảm bảo dâu tươi lâu. Vì vậy, một ngày đêm cho ăn 4 bữa (6 giờ cho ăn một lần). Nếu nuôi không đậy ni lông, cho ăn 6 – 7 bữa.
Thay phân san tằm.
– Tuổi 1 thay một lần trước khi tằm ướm ngủ.
– Tuổi 2 thay 2 làn vào đầu và cuối tuổi.
– Tuổi 3 thay 3 lần vào đầu, giữa và cuối tuổi.
Mỗi lần thay phân, kết hợp san tằm để tằm ở rộng, thoáng.
+ Xử lý khi tằm ngủ rất quan trọng, nó đảm bảo tằm ăn, ngủ đều ở các tuổi, dễ nuôi, chín tập trung, ít bệnh tật.
+ Khi chuẩn bị ngủ, tằm bóng vàng, đầu ngửng cao, ít vận động và ăn dâu ít dần rồi ngừng hẳn, lúc này tằm đã ngủ để lột xác chuyển sang tuổi sau.
+ Khi tằm ngủ cần yên tĩnh, ánh sáng yếu, tránh gió lùa, dâu cho tằm ăn cần thái nhỏ. Khi >90% tằm đã ngủ thì ngừng cho ăn, sau 20 – 24 giờ (tuỳ mùa) tằm dậy. Khi 95% tằm dậy thì cho tằm ăn. Sau khi cho tằm ăn từ 2-3 bữa dâu tiến hành thay phân, san tằm.
+ Hiện nay kỹ thuật nuôi tằm con tập trung đã được thực hiện ở một số địa phương. Với phương thức này tằm con được chăm sóc chu đáo, khoẻ mà lại tiết kiệm được lao động và chi phí vật tư như thuốc tằm, than sưởi…), người nuôi tằm lớn có vòng quay nhanh có thể nuôi được 12 – 14 lứa trong 1 năm.
2.4. Kỹ thuật nuôi tằm lớn
– Tằm lớn tuổi 4-5, ăn khoẻ (tằm tuổi 4 ăn 15%, tuổi 5 ăn 80% lượng dâu của cả lứa). Thời kỳ này, sức đề kháng của tằm yếu, dễ bị bệnh.
– Tằm cần độ thông thoáng cao, tránh gió lùa và ánh sáng gay gắt. Tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột.
+ Tuổi 4 yêu cầu nhiệt độ 24 – 25oC, ẩm độ 70 – 75%.
+ Tuổi 5 yêu cầu nhiệt độ 230C, ẩm độ 70%.
+ Vượt quá giới hạn đó, cần rắc vôi phòng ẩm và thông gió để giảm nhiệt.
* Số bữa cho tằm ăn
Tằm tuổi 4 cần lá dâu bánh tẻ, màu xanh đậm. Tằm tuổi 5 cần lá dâu thành thục hơn, nhiều chất xơ hơn nhưng tránh cho ăn lá dâu già, vàng, bẩn, lá bị bệnh. Mỗi ngày cho ăn 4 – 5 bữa. ở tuổi 4 thái đôi lá dâu, tằm tuổi 5 có thể ăn cả lá hoặc cả cành. Lá dâu cần được bảo quản hợp lý.
* Thay phân san tằm
Từ tuổi 4 trở đi mỗi ngày thay phân một lần vào buổi sáng, kết hợp thay phân với san tằm.
* Xử lý khi tằm ngủ
– Tằm lớn chỉ ngủ 1 lần (ngủ cuối tuổi 4, dậy đầu tuổi 5). Thời gian ngủ dài hơn tằm con khoảng 5 giờ. Khi tằm ngủ cần yên tĩnh, khô ráo. Khi tằm dậy, rắc thuốc phòng bệnh.
– Tằm tuổi 4 – 5 thường hay bị bệnh vôi (vụ xuân), bệnh bủng, bệnh trong (vụ hè) và nhặng hại tằm. Để phòng trị bệnh tằm nên sử dụng một số thuốc như KS4 do Trung tâm NC Dâu tằm tơ TW sản xuất hoặc Lục mê tố, Hồng mê tố của Trung Quốc phun vào lá dâu cho tằm ăn.
* Tằm chín lên né
Ở tuổi 5, sau 6 – 8 ngày ăn dâu thì tằm chín. Giống đa hệ chín vào 6 – 7 giờ sáng, lưỡng hệ chín vào buổi trưa.
Có thể dùng thuốc để kích thích tằm chín đều. Pha 01 ống thuốc phun đều cho 5 kg lá dâu cho 8 – 10 nong tằm (vụ hè) và 6 – 8 nong (vụ xuân, thu) cho ăn vào 18h và 22h giờ đêm hôm trước để sáng hôm sau tằm chín đều.
Bắt tằm chín kịp thời và cho lên né. Khi lên né, tằm cần nhiệt độ 30 – 320C, ẩm độ 60% để tằm nhả tơ đều. Tốt nhất tổ chức trở lửa (đốt lò tăng nhiệt) 2 đêm đầu tiên khi tằm vào tổ để tăng tỷ lệ lên tơ.
* Thu hoạch kén
Tằm chín 4 – 5 ngày thì hoá nhộng, lúc này gỡ kén là vừa, kén gỡ xong được giàn đều lên nong, phân loại kén tốt, xấu.
III. PHƯƠNG PHÁP NUÔI TẰM 2 GIAI ĐOẠN
3.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
a- Phạm vi áp dụng
Phương pháp này quy định các yêu cầu kỹ thuật về nuôi tằm hai giai đoạn. Giai đoạn tằm con (tuổi 1 đến hết tuổi 3) nuôi tập trung trên nong. Giai đoạn tằm lớn (tuổi 4 đến hết tuổi 5) nuôi trên nền nhà.
b- Đối tượng áp dụng:
Phương pháp này được áp dụng đối, cơ quan, tổ chức, những hộ có diện tích nhà nuôi tằm riêng.
3.2. Vật tư và trang thiết bị cho công việc nuôi tằm
3.2.1. Nuôi tằm con tập trung
– Có nhà nuôi tằm con riêng với đầy đủ trang thiết bị (nong, đũi, vôi bột khô, bình phun loại 1,5 – 2,0 lít, chổi lông gà, dao, thớt thái dâu, sọt hái dâu, nilon để bảo quản lá dâu…) nhà có hệ thống chống thiên địch hại tằm con như cóc, kiến, thạch thùng, chuột…
– Có diện tích dâu >5 sào Bắc bộ
– Quy mô từ 20-30 vòng trứng/hộ nuôi tằm con
3.2.2. Nuôi tằm lớn dưới đất
– Diện tích nhà nuôi tằm đảm bảo thông thoáng. Một vòng trứng (đạt năng suất 12-14 kg kén) cần diện tích nền nhà từ 14-15m2.
– Các dụng cụ cho việc nuôi tằm như sọt hái dâu, nilon, bình phun 1,5 – 2,0 lít, thuốc phòng trị bệnh tằm, thuốc sát trùng nhà cửa và sát trùng mình tằm Phooc mol, Clorua vôi…
3.2.3. Số lượng lá dâu
– Một vòng trứng ở giai đoạn tằm con cần 8-9kg lá dâu.
– Một vòng trứng nuôi ở giai đoạn tằm lớn cần 220-230kg lá dâu.
3.2.4. Vệ sinh sát trùng môi trường trước và sau khi nuôi tằm
Nhà cửa và các dụng cụ nuôi tằm phải được giặt sạch, phơi khô và xử lý sát trùng triệt để bằng dung dịch phocmol 4% + nước vôi 5% hoặc Clorua vôi 5% trước khi nuôi từ 3-5 ngày và sau khi kết thúc mỗi lứa nuôi.
3.3. Nuôi tằm
3.3.1. Giai đoạn tằm con (tuổi 1-hết tuổi 3)
a – Lá dâu dùng cho tằm con:
– Để đáp ứng cho nhu cầu của nuôi tằm con tập trung bằng lá dâu có chất lượng phù hợp với sinh lý của tằm nhỏ, cần phải thiết kế vườn dâu dành riêng nuôi tằm nhỏ.
– Trước khi trồng nhất thiết phải bón lót bằng phân hữu cơ phối hợp với phân vô cơ hợp lý. Sau mỗi lứa hái phải bón thúc bằng phân hóa học tổng hợp (đạm, lân kali), sau 2 – 3 lứa hái, cần bón thúc bằng phân hữu cơ hoai kết hợp với phân kali và phân lân.
– Thường xuyên xới xáo làm cỏ để tránh cỏ dại tranh chấp dinh dưỡng của cây dâu, làm cho vườn dâu thông thoáng.
– Giống dâu: Ở Miền Bắc nên dùng giống VH13..
b- Điều hòa nhiệt độ, ánh sáng trong phòng ấp trứng, phòng nuôi:
– Đối với phòng ấp trứng:
+ Trong quá trình ấp trứng nên đảm bảo: – Trứng được ấp trong phòng thông thoáng, ánh sáng tán sạ đủ 16-18 giờ/ngày. Nhiệt độ ấp trứng đảm bảo 26-280C, ẩm độ 80-90%.
– Trứng khi chuyển màu xanh (ghim đậm) gói lại và hãm tối 1 ngày, 2 đêm trước khi băng.
+ Thông thường trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ bình thường (tương đối đạt yêu cầu) thì khoảng sau 9 ngày ấp thì trứng sẽ nở, nếu trời lạnh thì ấp khoảng 10-11 ngày sau thì trứng mới nở.
– Điều kiện nở đều:
Khi trứng nở bói vài con tằm, ta không nên băng mà dùng vải đen phủ hợp trứng lại để che ánh sáng. Hãm tối như vậy đến 9 giờ sáng hôm sau mới nở ra đưa trứng ra chỗ có nhiều ánh sáng (gần cửa sổ, đèn…) và ấm thì trứng sẽ nở róc, và ta chỉ cần băng tằm có một lần.
c- Băng tằm:
– Mùa xuân băng từ 9-10 giờ sáng.
– Mùa hè, thu băng 7-8 giờ sáng. Thời gian băng thích hợp nhất là từ 1-2 giờ sau khi trứng nở tập trung.
– Băng trứng rời: Đổ trứng ở hộp ra giấy, đặt khay hoặc nong tằm, tằm nở đều rắc dâu cho tằm ăn. Trước khi cho tằm ăn bưa 2 chuyển dâu và tằm sang nong nuôi tằm để bỏ vỏ trứng.
– Băng trứng bìa: Tằm nở đều rắc dâu, tằm bò lên lá dâu, dùng lông gà quét tằm sang nong khác cho ăn bữa thứ 2.
– Lá dâu dùng để băng tằm có màu xanh nhạt, mềm mại.
d- Cho tằm ăn
– Thái vuông hoặc thái sợi
– Ngày cho tằm ăn 3- 4 bữa lá dâu/ngày đêm vào các thời điểm: 5 – 6giờ; 11giờ, 18 giờ và 22 giờ.
– Kích thước thái dâu tăng dần từ 0,5-4cm.
e- Thay phân, san tằm
– Tuổi 1: Thay phân 1 lần
– Tuổi 2: thay phân 2 lần vào đầu tuổi sau khi tằm dậy ăn 1 bữa dâu. Thay phân kết hợp với san tằm và trước khi ngủ.
– Tuổi 3: Thay phân mỗi ngày 1 lần. ( Thay bằng lưới. Thuy phân kết hợp với san tằm, mở rộng diện tích cho thích hợp)
– Tuổi 4: Thay phân san tằm 1 lần vào đầu tuổi kết hợp với việc chuyển tằm từ nong xuống nuôi dưới nền nhà.
f- Mật độ nuôi (cho nong có đường kính 1,2m)
– Tuổi 1: 2 vòng/1 nong
– Tuổi 2: 1 vòng /1 nong
– Tuổi 3: 1 vòng/2 nong
3.3.2. Giai đoạn tằm tuổi lớn (tuổi 4 – hết tuổi 5)
3.2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ và phòng nuôi.
– Diện tích nền nhà 14-15m2/một vòng trứng. Nền nhà được làm bằng xi măng hoặc gạch. Nền và xung quanh nền được trét vôi hoặc xi măng thật kín để tránh kiến. Các cửa có cửa lưới để tránh nhặng. Chuẩn bị từ 1kg clorua vôi hoặc 5 kg vôi bột/vòng tằm.
– Cho tằm ăn 3 bữa lá dâu/ngày đêm vào thời điểm: 5-6 giờ sáng, 11 giờ trưa và 18-19 giờ đêm
3.2.2.2. Đưa tằm xuống nền nhà:
– Tằm dậy ăn dâu tuổi 4 được 2 bữa tiến hành chuyển tằm xuống nuôi dưới nền nhà.
– Trước khi trải tằm ra cần rắc một lớp vôi bột lên nền nhà. Sau đó tằm được để thành luống rộng 1m, rãnh đi lại giữa 2 luống rộng từ 0,5-1m.
2.2.2.3. Cho tằm ăn:
Cho tằm ăn một ngày 3 bữa, dâu được rải đều trên mô tằm với lượng dâu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tằm.
2.2.2.4. Thay phân, giãn tằm:
Nuôi tuổi 4 không thay phân, dậy tuổi 5 cho tằm ăn bữa dâu sau đó tiến hành thay phân kết hợp với san tằm. Phương pháp thay: đặt lưới lên trên mô tằm, cho tằm ăn khoảng 2 bữa thì nhấc lưới tằm ra chỗ trống, dọn phân chỗ vừa thay và thay chỗ tiếp theo phương pháp cuốn chiếu. Nếu nuôi tằm bằng dâu cành thì hoàn toàn kông phải thay phân trong quá trình nuôi. Giãn tằm bằng cách mỗi bữa cho ăn trải lá dâu rộng hơn luống tằm từ 3 – 5 cm, tằm sẽ tự động bò ra ăn và giãn mật độ. Quá trình cho ăn thấy chỗ nào dầy tằm có thể dùng tay bốc san ra chỗ trống.
2.2.2.5. Xử lý thuốc:
Nuôi tằm dưới nền nhà chủ yếu dùng clorua vôi hoặc vôi bột để rắc cho tằm. Rắc đều vôi lên mình tằm vào trước bữa ăn buổi tối từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4 của tuổi 5. Lượng rắc khoảng 1 kg cho 7 – 10 m2 tằm. Mục đích để phòng bệnh cho tằm, đồng thời hạn chế quá trình lên men của phân làm cho nóng mô tằm. Từ ngày thứ 5 trở đi không cần rắc thuốc nữa.
2.2.2.6. Điều khiển môi trường nuôi:
Do nuôi tằm trên nền nhà nên toàn bộ khoảng trống phía trên rất thoáng. Chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và độ cao 1,5m ở khoảng từ 0,5 đến 10C (tùy điều kiện phòng nuôi). Luôn mở các cửa của phòng nuôi (chỉ đóng cửa lưới) để không khí lưu thông với bên ngoài (nếu trời nóng, ẩm độ cao, ít gió cần dùng quạt để quạt nhẹ phía trên cách mặt mô tằm từ 0,5 đến 1m).
2.2.2.7. Cho tằm ăn thuốc tằm chín:
+ Có thể dùng thuốc kích thích để tằm chín đều, tập trung. Khi thấy có khoảng 5% tằm chín tiến hành phun thuốc kích thích tằm chín vào lá dâu, cho tằm ăn 2 bữa dâu thuốc vào 17 giờ và 21 giờ ngày hôm trước để ngày hôm sau tằm chín đều, tập trung.
Liều lượng thuốc cho tằm ăn: cho 1 ống thuốc 2cc pha với 1.5- 2 lít nước, phun và đảo đều trên lá dâu cho lượng tằm ăn khoảng 15 – 20 kg lá dâu. Sau khi cho ăn, nếu tằm ăn hết lá dâu vẫn tiếp tục phải cho tằm ăn tiếp, khoảng 20 đến 24 tiếng sau thì tằm chín hết.
2.2.2.8. Tằm chín, lên né:
+ Tằm chín đều vun tằm lại thành từng luống chiều rộng luống tằm bằng chiều dài của né tằm (thông thường né tằm chiều dài khoảng 1,2 m). Đặt né lên luống tằm để tằm tự động bò lên né. Sau đó dựng né nghiêng 20-250 để tằm bài thải nước tiểu đến khi tằm đã cố định vị trí bắt đầu nhả tơ thì đặt né nghiêng 70-750.
+ Trở lửa 2 đêm để đảm bảo nhiệt độ khi lên né 30-320C, ẩm độ 60%.
+ Với kén dùng cho ươm tơ thì sau khi chín 3-4 ngày có thể thu kén.
2.2.2.9. Vệ sinh sau khi nuôi tằm:
Sau khi bắt chín xong, phân tằm được thu gom mang đi ủ. Nền nhà, dụng cụ khác được xử lý bằng dung dịch clorua vôi nồng độ 5‰.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA NUÔI TẰM
TRÊN ĐŨI VÀ NUÔI TRÊN NỀN NHÀ
Các tỉnh phía bắc một năm có 3 vụ nuôi tằm chính đó là:- Vụ tằm Xuân: Từ 1/3 đến 30/4 hàng năm (từ giữa tháng giêng đến tháng 3 âm lịch). Đối với tằm giống và vùng để dâu lưu đông có thể băng sớm hơn từ sau tết nguyên đán (khoảng 20/2 dương lịch). Vụ Xuân thường nuôi khoảng 2 lứa.- Vụ tằm hè: Băng từ cuối tháng tư dương lịch (sau tiết cốc vũ cuối tháng 3 âm lịch). Vụ tằm hè nuôi 3 lứa.- Vụ tằm thu: băng từ 5 – 10/9 và kết thúc tháng 11 hàng năm (khoảng 10/8 âm lịch – sau tiết bạch lộ). Vụ thu nuôi 2 lứa.Tổng cộng một năm nuôi từ 7 – 8 lứa tằm.Tuỳ từng địa phương và trình độ kỹ thuật nuôi tằm mà các vùng có cơ cấu giống tằm khác nhau. Nguyên tắc chung là tằm lưỡng hệ kén trắng có năng suất chất lượng thường được nuôi vào thời vụ mát mẻ, dễ nuôi vụ Xuân-Thu. Tằm vàng (Đa hệ x Lưỡng hệ; Đa hệ nguyên) được nuôi vào thời vụ nóng ẩm (vụ hè) và vùng dâu trình độ chăn tằm còn yếu.Địa phương nào kỹ thuật nuôi tốt, hoàn hảo có thể nuôi tằm kén trắng quanh năm với các giống Trung Quốc nhập nội và sản xuất trong nước.Cụ thể là: Giống kén trắng Việt Nam như: TN1827, GQ2218, Lưỡng Quảng số 2 của Trung Quốc (đầu 7 và đầu 9), giống kén eo nuôi tốt ở thời kỳ nóng ấm, giống kén bầu nuôi tốt ở thời tiết tương đối ôn hoà.Giống kén vàng chủ yếu hiện nay là: VTxTQ hoặc VKxTQ.1). Giống tằm tứ nguyên TN1827 là giống kén trắng của Việt Nam được lai tạo chọn lọc thành công ở Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW, vòng đời phát dục khoảng 22 đến 24 ngày, tằm to con da màu xanh, ăn dâu khoẻ và sạch dâu. Tuổi 5 thường 6 – 6,5 ngày thì chín. Kén bầu hơi eo. Năng suất đạt từ 14 -15 kg kén/vòng trứng. Thích hợp nuôi ở vụ Xuân-Thu vùng đồng bằng sông Hồng.2). Giống GQ2218 được chọn lọc thành công ở Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW. Năng suất của 1 vòng trứng là 13 đến 14 kg. Nuôi tốt ở vụ Xuân-đầu Hè-cuối hè và Thu, chiều dài tơ từ 800-900m, kén dễ ươm.3). Giống LQ2 Trung Quốc:- Cặp đầu 7 (732 x 9532) kén thắt eo hơi nhỏ vỏ trứng sau khi nở có màu trắng, nuôi tốt ở thời kỳ nóng ẩm, năng suất đạt từ 13-14 kg kén/vòng trứng giống. Tơ dễ ươm, chất lượng tơ tốt, tỷ lệ tiêu hao kén/tơ thấp. Tỷ lệ nhộng chết cao (có thể >50%).- Cặp đầu 9 (9532 x 732) Vỏ trứng sau khi nở có màu vàng, nuôi tốt trong điều kiện khí hậu ôn hoà. Năng suất kén đạt từ 14-15kg/vòng trứng. Kén to và tròn hơn đầu 7. Chất lượng tơ tốt. Tỷ lệ nhộng chết cũng cao.- Giống kén vàng VK x TQ (VT x TQ) là giống tằm đa hệ lai nuôi tốt vào thời kỳ nóng ẩm của vụ hè (tháng 6, 7, 8 ở Bắc Bộ). Tằm to con, ăn khoẻ, tuổi 5 ăn dâu 5-6 ngày thì chín. Năng suất đạt từ 12-13 kg kén/vòng trứng. Tuy nhiên giá chỉ bằng 2/3 giá kén trắng.Tằm dâu là loại côn trùng đơn thực thức ăn là lá dâu được con người thuần dưỡng lâu đời nên rất mẫn cảm với các điều kiện sống quanh nó, như thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, gió, môi trường sống…Vì vậy để nuôi tằm tốt cần tạo điều kiện thích hợp cho sinh trưởng phát triển của tằm, hạn chế ảnh hưởng xấu và tích cực phòng bệnh cho tằm.Lá dâu là thức ăn duy nhất của con tằm do vậy không có nguồn thức ăn khác bổ sung. Lá dâu cho tằm cần nhiều dinh dưỡng, lá xanh đậm, nhiều nhựa, hái lá đúng tuổi, bảo quản tốt và đủ số lượng. Dâu già, nhiều nước, nhiều đạm, non so với tuổi…. đều ảnh hưởng xấu đến tằm như phát dục không đều, dễ nhiễm bệnh, kén mòng… dẫn đến thất thu cao.Tằm là loại côn trùng máu lạnh, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của tằm là 25 – 30. Sự tăng nhiệt độ trên giới hạn cho phép và sự giảm nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng phát dục và vì vậy năng suất chất lượng giảm – Đảm bảo nhiệt độ thích hợp tương đối cho tằm là biện pháp quan trọng để có lứa tằm năng suất cao.Giống tằm khác nhau thì sự thích ứng với nhiệt độ khác nhau. Tằm kén vàng có sức chống chịu với điều kiện nhiệt độ cao tốt hơn tằm kén trắng. Nhiệt độ thích hợp cho tằm con là 26-28. Tằm lớn là 24 – 26dưới 15và trên 35không phù hợp với sinh lý của tằm, tằm dễ phát sinh bệnh, năng suất kén giảm.Nếu nhiệt độ thấp cần đốt lò tăng nhiệt – Nhiệt độ cao thì dùng quạt thông không khí, tưới ẩm vào nhà, bố trí nhà nuôi tằm cần cao ráo thông thoáng tránh hướng tây, hướng đông.Nếu nhiệt độ có tác dụng cơ bản trong việc sinh trưởng phát triển của tằm thì ẩm độ có tác dụng chủ yếu trong việc phát sinh bệnh. ẩm độ quá cao là môi trường thuận lợi cho phát sinh bệnh hại tằm – ẩm độ quá thấp sẽ làm lá dâu mau héo tằm ăn đói, cơ thể thoát hơi nước nhiều dẫn đến cơ thể suy nhược.Ẩm độ thích hợp cho tằm con từ 80 – 85%, tằm lớn 70-75%. Tằm kén vàng khả năng chống chịu ẩm độ cao, ẩm độ thấp tốt hơn tằm kén trắng. Nếu ẩm độ quá cao thì phải rắc vôi bột, trấu rang vào phòng tằm để giảm ẩm, bữa ăn của tằm phải thưa hơn, buồng nuôi thông thoáng, thay phân nhiều lần. Nếu ẩm độ quá thấp thì số bữa cho ăn phải nhiều hơn, có thể đun nước để tăng ẩm, tằm con nuôi phủ giấy nilon.Tằm không ưa ánh sáng mạnh, do vậy buồng nuôi cần hơi tối, tránh gió lùa. Đặc biệt đối với gió đông thổi mạnh lúc giao mùa xuân – hè rất có hại đối với tằm – Nguyên do nhiệt độ, ẩm độ tăng cao đột ngột làm cơ thể suy nhược – Nếu tằm đang ăn thì ứa nước bọt teo đít rồi chết. Nếu tằm chín thì đứng né rồi chết đen – Vì vậy trong nghề nuôi tằm cần đặc biệt tránh gió đông.- Số lượng dâu để nuôi tằm cho 01 kg kén bình quân là 17-18kg. Người nuôi tốt cần 15-16kg, người nuôi kém cần 19-20kg.- Năng suất dâu khoảng 1200 – 1300kg/sào BB/1năm (khoảng 32-35 tấn lá/1ha) mỗi năm nuôi 7 lứa tằm. Một lứa tằm nuôi 1 vòng trứng cho năng suất bình quân 10-12kg kén (bình quân trắng + vàng trong năm). Một sào dâu 1 năm nuôi 6-7 vòng trứng giống.- Gia đình nhân lực khoảng 3 lao động chăm sóc 4-5 sào dâu là vừa, gia đình có đông lao động (5 người) nhận 6-7 sào dâu là hợp lý.Ở Việt Nam do nuôi tằm liên tục quanh năm nên mầm bệnh tồn tại nhiều ở nhà tằm, nong tằm, phòng để né… nếu lưu cữu mầm bệnh quá nhiều, lứa này tiếp lứa khác dễ gây thành dịch lớn.Để nuôi tằm tốt sau mỗi lứa tằm cần thực hiện vệ sinh triệt để với khẩu hiệu “2 tiêu, 2 rửa” tức là toàn bộ dụng cụ nuôi tằm như: thớt thái dâu, vải phủ dâu, bao đựng dâu, nong, đũi, né, guốc dép… cho tất vào phòng tằm phun dung dịch Phoocmol 4% ủ kín 24 giờ sau phơi khô và tiêu lại lần 2 như trên rồi mới nuôi tằm.Thuốc tiêu độc có thể dùng Phoocmol 4%+5% nước vôi trong, hoặc Clorua vôi 5%.Nuôi tằm là khâu quan trọng nhất trong nghề trồng dâu nuôi tằm. Nó cho ra sản phẩm hàng hoá trực tiếp cho người nông dân và là nguyên liệu đầu vào của nghề ươm tơ, dệt lụa.Trứng tằm sau khi đẻ, sau khi xuất kho lạnh thường từ 9 – 11 ngày là nở. Nếu khâu ấp trứng không tốt thì trứng nở nhiều ngày, thể chất yếu tằm khó nuôi.Nhiệt độ ấp trứng lý tưởng 25 – 26. Mùa Xuân – Thu thời tiết lạnh cần bảo quản ở phòng ấm (tủ ấp trứng), mùa hè để nơi mát mẻ để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho trứng phát dục. Cao quá 30sẽ phát sinh nhiều trứng chết, thấp dưới 18tằm sẽ nở lai rai nhiều ngày.Ẩm độ thích hợp 80 – 85%. Quá khô trứng sẽ nở kém, vụ hè trứng tằm đa hệ nếu ẩm độ quá khô (dưới 50%) nhiệt độ cao trứng chết phôi nhiều, chỉ nở khoảng 10%.Ánh sáng giai đoạn đầu cần 10 – 14 giờ sáng/ngày, ngày trứng gim cần tối hoàn toàn để trứng nở đều, khi trứng ghim cần dùng vải đen, giấy báo gói kín lại. Ngày hôm sau mở kích thích ánh sáng trứng sẽ nở đều, tập trung.Những gia đình nông dân không có điều kiện ấp trứng nên nhận trứng sắp ghim – các cơ sở giống sẽ đảm bảo khâu ấp trứng giống cho nông dân.Hiện nay trong nghề nuôi tằm thường lưu thông hai loại trứng. Trứng bìa và trứng hộp (trứng rời). Vì vậy cách băng tằm cũng có khác nhau:- Trứng bìa là trứng tằm được đẻ trực tiếp lên tờ giấy, trứng dính chặt và tạo nên bìa trứng lớn. Trứng tằm Trung Quốc 1 bìa là 12 vòng, có 4 ô, mỗi ô 3 vòng. Người ta có thể cắt nhỏ thành 1, 2, 3 vòng do yêu cầu của người nuôi. Đối với trứng dính ngày tằm nở thái dâu nhỏ rắc trực tiếp lên bìa trứng sau 30 – 60 phút tằm bò hết lên dâu dùng lông gà quét sang nong và cho ăn bữa đầu tiên.- Trứng rời được đựng trong những hộp nhỏ bọc vải thưa mỗi hộp 3 vòng (tương đương 18 gam trứng) hoặc túi giấy, trước ngày trứng nở rải trứng đều ra giấy. Hôm sau khi trứng nở đều dùng các lá dâu khía cạnh đặt lên mặt trứng, khoảng 1 giờ sau tằm bò hết lên lá dâu nhấc ra nong và cho ăn bữa đầu tiên.- Thời gian băng tằm: Khi tằm nở hết thì băng, nếu để muộn quá tằm sẽ đói, sớm quá một số trứng chưa kịp nở. Mùa hè thường từ 7 – 8 giờ, mùa đông muộn hơn từ 9 -10 giờ. Trứng nở tập trung 1 ngày là trứng khoẻ.+ Nuôi tằm con (tuổi 1 – 2 – 3) có ý nghĩa rất lớn đến kết quả nuôi tằm lớn (tuổi 4-5).+ Tằm con do khả năng chống chịu và sinh lý khác tằm lớn nên cần được chăm sóc chu đáo.+ Kích thước lá dâu thái phụ thuộc tuổi tằm ăn.+ Số bữa cho tằm ăn.Tằm con thường nuôi trong các miếng ni lông (mô tằm được đậy một lớp ni lông mỏng) để giữ ẩm, đảm bảo dâu tươi lâu. Vì vậy, một ngày đêm cho ăn 4 bữa (6 giờ cho ăn một lần). Nếu nuôi không đậy ni lông, cho ăn 6 – 7 bữa.- Tuổi 1 thay một lần trước khi tằm ướm ngủ.- Tuổi 2 thay 2 làn vào đầu và cuối tuổi.- Tuổi 3 thay 3 lần vào đầu, giữa và cuối tuổi.Mỗi lần thay phân, kết hợp san tằm để tằm ở rộng, thoáng.+ Xử lý khi tằm ngủ rất quan trọng, nó đảm bảo tằm ăn, ngủ đều ở các tuổi, dễ nuôi, chín tập trung, ít bệnh tật.+ Khi chuẩn bị ngủ, tằm bóng vàng, đầu ngửng cao, ít vận động và ăn dâu ít dần rồi ngừng hẳn, lúc này tằm đã ngủ để lột xác chuyển sang tuổi sau.+ Khi tằm ngủ cần yên tĩnh, ánh sáng yếu, tránh gió lùa, dâu cho tằm ăn cần thái nhỏ. Khi >90% tằm đã ngủ thì ngừng cho ăn, sau 20 – 24 giờ (tuỳ mùa) tằm dậy. Khi 95% tằm dậy thì cho tằm ăn. Sau khi cho tằm ăn từ 2-3 bữa dâu tiến hành thay phân, san tằm.+ Hiện nay kỹ thuật nuôi tằm con tập trung đã được thực hiện ở một số địa phương. Với phương thức này tằm con được chăm sóc chu đáo, khoẻ mà lại tiết kiệm được lao động và chi phí vật tư như thuốc tằm, than sưởi…), người nuôi tằm lớn có vòng quay nhanh có thể nuôi được 12 – 14 lứa trong 1 năm.- Tằm lớn tuổi 4-5, ăn khoẻ (tằm tuổi 4 ăn 15%, tuổi 5 ăn 80% lượng dâu của cả lứa). Thời kỳ này, sức đề kháng của tằm yếu, dễ bị bệnh.- Tằm cần độ thông thoáng cao, tránh gió lùa và ánh sáng gay gắt. Tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột.+ Tuổi 4 yêu cầu nhiệt độ 24 – 25, ẩm độ 70 – 75%.+ Tuổi 5 yêu cầu nhiệt độ 23C, ẩm độ 70%.+ Vượt quá giới hạn đó, cần rắc vôi phòng ẩm và thông gió để giảm nhiệt.Tằm tuổi 4 cần lá dâu bánh tẻ, màu xanh đậm. Tằm tuổi 5 cần lá dâu thành thục hơn, nhiều chất xơ hơn nhưng tránh cho ăn lá dâu già, vàng, bẩn, lá bị bệnh. Mỗi ngày cho ăn 4 – 5 bữa. ở tuổi 4 thái đôi lá dâu, tằm tuổi 5 có thể ăn cả lá hoặc cả cành. Lá dâu cần được bảo quản hợp lý.Từ tuổi 4 trở đi mỗi ngày thay phân một lần vào buổi sáng, kết hợp thay phân với san tằm.- Tằm lớn chỉ ngủ 1 lần (ngủ cuối tuổi 4, dậy đầu tuổi 5). Thời gian ngủ dài hơn tằm con khoảng 5 giờ. Khi tằm ngủ cần yên tĩnh, khô ráo. Khi tằm dậy, rắc thuốc phòng bệnh.Tằm tuổi 4 – 5 thường hay bị bệnh vôi (vụ xuân), bệnh bủng, bệnh trong (vụ hè) và nhặng hại tằm. Để phòng trị bệnh tằm nên sử dụng một số thuốc như KS4 do Trung tâm NC Dâu tằm tơ TW sản xuất hoặc Lục mê tố, Hồng mê tố của Trung Quốc phun vào lá dâu cho tằm ăn.Ở tuổi 5, sau 6 – 8 ngày ăn dâu thì tằm chín. Giống đa hệ chín vào 6 – 7 giờ sáng, lưỡng hệ chín vào buổi trưa.Có thể dùng thuốc để kích thích tằm chín đều. Pha 01 ống thuốc phun đều cho 5 kg lá dâu cho 8 – 10 nong tằm (vụ hè) và 6 – 8 nong (vụ xuân, thu) cho ăn vào 18h và 22h giờ đêm hôm trước để sáng hôm sau tằm chín đều.Bắt tằm chín kịp thời và cho lên né. Khi lên né, tằm cần nhiệt độ 30 – 32C, ẩm độ 60% để tằm nhả tơ đều. Tốt nhất tổ chức trở lửa (đốt lò tăng nhiệt) 2 đêm đầu tiên khi tằm vào tổ để tăng tỷ lệ lên tơ.Tằm chín 4 – 5 ngày thì hoá nhộng, lúc này gỡ kén là vừa, kén gỡ xong được giàn đều lên nong, phân loại kén tốt, xấu.Phương pháp này quy định các yêu cầu kỹ thuật về nuôi tằm hai giai đoạn. Giai đoạn tằm con (tuổi 1 đến hết tuổi 3) nuôi tập trung trên nong. Giai đoạn tằm lớn (tuổi 4 đến hết tuổi 5) nuôi trên nền nhà.Phương pháp này được áp dụng đối, cơ quan, tổ chức, những hộ có diện tích nhà nuôi tằm riêng.- Có nhà nuôi tằm con riêng với đầy đủ trang thiết bị (nong, đũi, vôi bột khô, bình phun loại 1,5 – 2,0 lít, chổi lông gà, dao, thớt thái dâu, sọt hái dâu, nilon để bảo quản lá dâu…) nhà có hệ thống chống thiên địch hại tằm con như cóc, kiến, thạch thùng, chuột…- Có diện tích dâu >5 sào Bắc bộ- Quy mô từ 20-30 vòng trứng/hộ nuôi tằm con- Diện tích nhà nuôi tằm đảm bảo thông thoáng. Một vòng trứng (đạt năng suất 12-14 kg kén) cần diện tích nền nhà từ 14-15m- Các dụng cụ cho việc nuôi tằm như sọt hái dâu, nilon, bình phun 1,5 – 2,0 lít, thuốc phòng trị bệnh tằm, thuốc sát trùng nhà cửa và sát trùng mình tằm Phooc mol, Clorua vôi…- Một vòng trứng ở giai đoạn tằm con cần 8-9kg lá dâu.- Một vòng trứng nuôi ở giai đoạn tằm lớn cần 220-230kg lá dâu.Nhà cửa và các dụng cụ nuôi tằm phải được giặt sạch, phơi khô và xử lý sát trùng triệt để bằng dung dịch phocmol 4% + nước vôi 5% hoặc Clorua vôi 5% trước khi nuôi từ 3-5 ngày và sau khi kết thúc mỗi lứa nuôi.- Để đáp ứng cho nhu cầu của nuôi tằm con tập trung bằng lá dâu có chất lượng phù hợp với sinh lý của tằm nhỏ, cần phải thiết kế vườn dâu dành riêng nuôi tằm nhỏ.- Trước khi trồng nhất thiết phải bón lót bằng phân hữu cơ phối hợp với phân vô cơ hợp lý. Sau mỗi lứa hái phải bón thúc bằng phân hóa học tổng hợp (đạm, lân kali), sau 2 – 3 lứa hái, cần bón thúc bằng phân hữu cơ hoai kết hợp với phân kali và phân lân.- Thường xuyên xới xáo làm cỏ để tránh cỏ dại tranh chấp dinh dưỡng của cây dâu, làm cho vườn dâu thông thoáng.- Giống dâu: Ở Miền Bắc nên dùng giống VH13..- Đối với phòng ấp trứng:+ Trong quá trình ấp trứng nên đảm bảo: – Trứng được ấp trong phòng thông thoáng, ánh sáng tán sạ đủ 16-18 giờ/ngày. Nhiệt độ ấp trứng đảm bảo 26-28C, ẩm độ 80-90%.- Trứng khi chuyển màu xanh (ghim đậm) gói lại và hãm tối 1 ngày, 2 đêm trước khi băng.+ Thông thường trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ bình thường (tương đối đạt yêu cầu) thì khoảng sau 9 ngày ấp thì trứng sẽ nở, nếu trời lạnh thì ấp khoảng 10-11 ngày sau thì trứng mới nở.- Điều kiện nở đều:Khi trứng nở bói vài con tằm, ta không nên băng mà dùng vải đen phủ hợp trứng lại để che ánh sáng. Hãm tối như vậy đến 9 giờ sáng hôm sau mới nở ra đưa trứng ra chỗ có nhiều ánh sáng (gần cửa sổ, đèn…) và ấm thì trứng sẽ nở róc, và ta chỉ cần băng tằm có một lần.- Mùa xuân băng từ 9-10 giờ sáng.- Mùa hè, thu băng 7-8 giờ sáng. Thời gian băng thích hợp nhất là từ 1-2 giờ sau khi trứng nở tập trung.- Băng trứng rời: Đổ trứng ở hộp ra giấy, đặt khay hoặc nong tằm, tằm nở đều rắc dâu cho tằm ăn. Trước khi cho tằm ăn bưa 2 chuyển dâu và tằm sang nong nuôi tằm để bỏ vỏ trứng.- Băng trứng bìa: Tằm nở đều rắc dâu, tằm bò lên lá dâu, dùng lông gà quét tằm sang nong khác cho ăn bữa thứ 2.- Lá dâu dùng để băng tằm có màu xanh nhạt, mềm mại.- Thái vuông hoặc thái sợi- Ngày cho tằm ăn 3- 4 bữa lá dâu/ngày đêm vào các thời điểm: 5 – 6giờ; 11giờ, 18 giờ và 22 giờ.- Kích thước thái dâu tăng dần từ 0,5-4cm.- Tuổi 1: Thay phân 1 lần- Tuổi 2: thay phân 2 lần vào đầu tuổi sau khi tằm dậy ăn 1 bữa dâu. Thay phân kết hợp với san tằm và trước khi ngủ.- Tuổi 3: Thay phân mỗi ngày 1 lần. ( Thay bằng lưới. Thuy phân kết hợp với san tằm, mở rộng diện tích cho thích hợp)- Tuổi 4: Thay phân san tằm 1 lần vào đầu tuổi kết hợp với việc chuyển tằm từ nong xuống nuôi dưới nền nhà.- Tuổi 1: 2 vòng/1 nong- Tuổi 2: 1 vòng /1 nong- Tuổi 3: 1 vòng/2 nong- Diện tích nền nhà 14-15m2/một vòng trứng. Nền nhà được làm bằng xi măng hoặc gạch. Nền và xung quanh nền được trét vôi hoặc xi măng thật kín để tránh kiến. Các cửa có cửa lưới để tránh nhặng. Chuẩn bị từ 1kg clorua vôi hoặc 5 kg vôi bột/vòng tằm.- Cho tằm ăn 3 bữa lá dâu/ngày đêm vào thời điểm: 5-6 giờ sáng, 11 giờ trưa và 18-19 giờ đêm- Tằm dậy ăn dâu tuổi 4 được 2 bữa tiến hành chuyển tằm xuống nuôi dưới nền nhà.- Trước khi trải tằm ra cần rắc một lớp vôi bột lên nền nhà. Sau đó tằm được để thành luống rộng 1m, rãnh đi lại giữa 2 luống rộng từ 0,5-1m.Cho tằm ăn một ngày 3 bữa, dâu được rải đều trên mô tằm với lượng dâu phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tằm.Nuôi tuổi 4 không thay phân, dậy tuổi 5 cho tằm ăn bữa dâu sau đó tiến hành thay phân kết hợp với san tằm. Phương pháp thay: đặt lưới lên trên mô tằm, cho tằm ăn khoảng 2 bữa thì nhấc lưới tằm ra chỗ trống, dọn phân chỗ vừa thay và thay chỗ tiếp theo phương pháp cuốn chiếu. Nếu nuôi tằm bằng dâu cành thì hoàn toàn kông phải thay phân trong quá trình nuôi. Giãn tằm bằng cách mỗi bữa cho ăn trải lá dâu rộng hơn luống tằm từ 3 – 5 cm, tằm sẽ tự động bò ra ăn và giãn mật độ. Quá trình cho ăn thấy chỗ nào dầy tằm có thể dùng tay bốc san ra chỗ trống.Nuôi tằm dưới nền nhà chủ yếu dùng clorua vôi hoặc vôi bột để rắc cho tằm. Rắc đều vôi lên mình tằm vào trước bữa ăn buổi tối từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4 của tuổi 5. Lượng rắc khoảng 1 kg cho 7 – 10 mtằm. Mục đích để phòng bệnh cho tằm, đồng thời hạn chế quá trình lên men của phân làm cho nóng mô tằm. Từ ngày thứ 5 trở đi không cần rắc thuốc nữa.Do nuôi tằm trên nền nhà nên toàn bộ khoảng trống phía trên rất thoáng. Chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và độ cao 1,5m ở khoảng từ 0,5 đến 1C (tùy điều kiện phòng nuôi). Luôn mở các cửa của phòng nuôi (chỉ đóng cửa lưới) để không khí lưu thông với bên ngoài (nếu trời nóng, ẩm độ cao, ít gió cần dùng quạt để quạt nhẹ phía trên cách mặt mô tằm từ 0,5 đến 1m).+ Có thể dùng thuốc kích thích để tằm chín đều, tập trung. Khi thấy có khoảng 5% tằm chín tiến hành phun thuốc kích thích tằm chín vào lá dâu, cho tằm ăn 2 bữa dâu thuốc vào 17 giờ và 21 giờ ngày hôm trước để ngày hôm sau tằm chín đều, tập trung.Liều lượng thuốc cho tằm ăn: cho 1 ống thuốc 2cc pha với 1.5- 2 lít nước, phun và đảo đều trên lá dâu cho lượng tằm ăn khoảng 15 – 20 kg lá dâu. Sau khi cho ăn, nếu tằm ăn hết lá dâu vẫn tiếp tục phải cho tằm ăn tiếp, khoảng 20 đến 24 tiếng sau thì tằm chín hết.+ Tằm chín đều vun tằm lại thành từng luống chiều rộng luống tằm bằng chiều dài của né tằm (thông thường né tằm chiều dài khoảng 1,2 m). Đặt né lên luống tằm để tằm tự động bò lên né. Sau đó dựng né nghiêng 20-25để tằm bài thải nước tiểu đến khi tằm đã cố định vị trí bắt đầu nhả tơ thì đặt né nghiêng 70-75+ Trở lửa 2 đêm để đảm bảo nhiệt độ khi lên né 30-32C, ẩm độ 60%.+ Với kén dùng cho ươm tơ thì sau khi chín 3-4 ngày có thể thu kén.Sau khi bắt chín xong, phân tằm được thu gom mang đi ủ. Nền nhà, dụng cụ khác được xử lý bằng dung dịch clorua vôi nồng độ 5‰.