Người dân tiêm vắc xin AstraZeneca tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Các ca ghi nhận trong nước gồm tại TP.HCM (3.341 ca), Bình Dương (2.522), Long An (599), Đồng Nai (588), Khánh Hòa (262), Đồng Tháp (158), Tiền Giang (152), Vĩnh Long (131), Đà Nẵng (96), An Giang (87), Cần Thơ (86), Sóc Trăng (75), Trà Vinh (71), Phú Yên (62), Thừa Thiên Huế (60), Tây Ninh (52), Hà Nội (50), Bình Thuận (33), Kiên Giang (32), Ninh Thuận (27), Gia Lai (25), Nghệ An (24), Hà Tĩnh (17), Đắk Lắk (11), Quảng Nam (11), Bắc Ninh (11), Lâm Đồng (8 ), Thanh Hóa (6), Nam Định (6), Hậu Giang (6), Bình Phước (6), Lạng Sơn (4), Cà Mau (4), Quảng Ngãi (4), Ninh Bình (3), Bình Định (3), Lào Cai (2), Quảng Bình (2), Sơn La (2), Bạc Liêu (2), Hà Nam (1), Hải Dương (1), Thái Nguyên (1), trong đó có 2.422 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 930 ca. Tại TP.HCM giảm 1.175 ca, Bình Dương tăng 164 ca, Long An tăng 85 ca, Đồng Nai tăng 42 ca, Khánh Hòa tăng 96 ca.
4.473 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 16-8. Tổng số ca được điều trị khỏi: 106.977 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 590 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 22 ca.
Hôm nay, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 368 ca tử vong tại TP.HCM (315), Bình Dương (29), Long An (8) Tiền Giang (4), Hà Nội (2), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hưng Yên (1), Khánh Hòa (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Thừa Thiên Huế (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 16-8 là 6.141 ca, chiếm tỉ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Đồ họa: THÀNH THÁI
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 283.696 ca nhiễm, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 171/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.886 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 279.681 ca, trong đó có 104.203 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 6/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Phòng.
Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (152.827), Bình Dương (46.501), Long An (14.998), Đồng Nai (14.204), Bắc Giang (5.795).
Trong 24 giờ qua, đã thực hiện 147.657 xét nghiệm COVID-19 cho 610.463 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27-4-2021 đến nay đã thực hiện 8.299.083 mẫu cho 23.798.054 lượt người.
Trong ngày 15-8 có 508.244 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 14.666.708 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.287.434 liều, tiêm mũi 2 là 1.379.274 liều.
Hôm nay, TP.HCM bắt đầu thí điểm chương trình điều trị tại nhà F0
TP.HCM vừa quyết định thành lập Trung tâm điều phối, đầu tư cơ sở vật chất cho các giường bệnh tại hệ thống cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP.
Trung tâm điều phối giường bệnh có nhiệm vụ tổng hợp, theo dõi, điều phối giường bệnh, bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất cho các giường bệnh tại các cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, Trung tâm điều phối sẽ bố trí oxy cho các giường bệnh tại các cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp giữa các tầng điều trị.
Về kế hoạch tiêm vắc xin, UBND TP đặt mục tiêu phấn đấu đến ngày 15-9, hơn 70% người dân (trên 18 tuổi) được tiêm mũi 1, 15% người dân được tiêm mũi 2.
Đồng thời, hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho 15% số lượng công nhân còn lại ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và chuẩn bị cho đợt tiêm mũi 2, tiến đến tiêm toàn bộ cho công nhân của các doanh nghiệp trên địa bàn. Hoàn thành tiêm mũi 1 cho các đối tượng người cao tuổi, có bệnh nền.
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước được Bộ Y tế triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0, sau đó sẽ triển khai ở cộng đồng. Các trường hợp F0 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng, được cung cấp thuốc cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe.
TP.HCM: Thành lập Trung tâm điều phối giường bệnh COVID-19