Lắng nghe cơn khóc lặng của trẻ

người thậm chí đã đưa con đến bệnh viện yêu cầu thực hiện xét nghiệm và đề nghị được điều trị. Thực hư của cơn khóc yên ắng này ra sao?

Mang con đến bệnh viện gặp bác sĩ với vẻ thảng thốt, một bà mẹ 32 tuổi nói con của chị thường xuyên khóc nhưng không ra tiếng, sau đó toàn thân tím tái. Một bà mẹ khác cũng mang con trai 12 tháng tuổi đến bệnh viện vì mỗi lần khóc là môi bé thâm đen, khóc không thành tiếng, sau đó ngất đi… Cơn khóc của hai trẻ nói trên thường đến khi chúng gặp tình huống không vui như đang bú thì hết sữa, mẹ đang bế bỗng bỏ đi làm việc.

Hai trường hợp trên không phải là cá biệt và cũng không phải hiếm thấy, đặc biệt là với các bác sĩ nhi khoa, những người đã không còn xa lạ với những cơn khóc lặng của trẻ. Nhưng nó đáng sợ với phụ huynh, đặc biệt là những vợ chồng trẻ lần đầu có con.Hiện tượng này chắc chắn sẽ làm họ phát hoảng. Một số người cho rằng con họ có nết hung dữ, hở tí là giận tím người. Người khác lại cho rằng cơ thể của bé quá yếu nên khóc không ra tiếng hoặc tím tái.

Thực ra hiện tượng trên gọi là cơn khóc lặng hoặc là cơn khóc nín thở. Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em (5%), gặp từ 6 tháng – 4 tuổi, tuy nhiên, gặp nhiều nhất là từ 6 tháng tới 18 tháng.

Cơn khóc lặng tím

Loại khóc này thường gặp hơn (chiếm 85%), trẻ thường trong lúc bực bội, nhõng nhẽo mà khóc. Biểu hiện thường theo quy trình, trẻ hít vào sâu rồi khóc, sau đó thở ra rồi ngưng thở luôn. Trẻ bắt đầu đổi màu tím, nhất là ở môi, ngất xỉu. Một số ít có thể có hiện tượng co giật tay chân với tần suất chậm. Trong vài giây trẻ sẽ tự thở lại, hồng hào và tỉnh lại.

Lắng nghe cơn khóc lặng của trẻ

Cho dù nhìn rất đáng sợ nhưng đây là tình trạng lành tính, không gây di chứng gì, tự hết sau 4 tuổi.

Tuyệt đối không hoảng sợ, lắc con hay đè ra nặn chanh, coi chừng trị trâu lành thành trâu què vì hít sặc gây viêm phổi, thậm chí có thể chết.

Cơn khóc lặng xanh

Loại này ít gặp hơn, thường gặp sau một tai nạn gây đau như té ngã, hay giật mình. Não truyền tín hiệu gây ra phản xạ vasovagal làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ngưng thở và… xỉu. Trong cơn này bệnh nhân thường mất tri giác, ngưng thở và tim đập rất chậm, có thể kèm theo hiện tượng co giật. Bệnh nhi sẽ hồi phục rất nhanh trong vòng vài phút, tuy nhiên, vì đặc điểm của cơn này có điểm tương đồng với một số bệnh về thần kinh hay tim mạch, nên thường hay được làm một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh trên.

Chú ý cả hai loại khóc lặng này đều là không tự chủ, có nghĩa là trẻ không cố tình và không kiểm soát được các cơn khóc lặng này.Điều này khác với khi trẻ cố tình ngưng thở trong thời gian ngắn để yêu sách điều gì đó, trẻ sẽ không bao giờ mất tri giác và thường sẽ tự thở trở lại khi được thỏa mãn yêu cầu hay không chịu nổi thì thở lại.

Bố mẹ phải làm sao?

Cơn khóc lặng tuy nhìn thì có vẻ đáng sợ nhưng lành tính, không có di chứng lâu dài.

Điều trị chủ yếu là đánh lạc hướng trẻ để trẻ không khóc nhiều hoặc tránh tạo ra các hoàn cảnh làm trẻ khóc, có thể dùng khăn lạnh để lên mặt trẻ để cắt cơn.Chú ý không chiều chuộng trẻ vì trẻ có cơn khóc lặng, sẽ dẫn đến việc trẻ sẽ có những cơn khóc dỗi (tantrums) và làm nặng hơn tình trạng này.

Khi trẻ có cơn khóc lặng, thường không cần làm xét nghiệm gì ngoài 2 loại chính:

– Tầm soát thiếu máu thiếu sắt: tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt khá cao trong những trẻ mắc cơn khóc lặng (69%), người ta cho thiếu máu thiếu sắt là một nguyên nhân gây cơn khóc lặng, tuy nhiên, chưa hiểu rõ tại sao. Giả thuyết là thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh.

Tỷ lệ cơn khóc lặng giảm rõ rệt khi được bù sắt 3 tháng (84.1%) so với nhóm không được bù sắt (21.4%).

EKG (điện tâm đồ), EEG (điện não đồ) trong các trường hợp nghi ngờ có bệnh tim hay động kinh, đặc biệt là loại cơn khóc lặng xanh xao.

Tóm lại, cơn khóc lặng dù nhìn đáng sợ nhưng lành tính, cần chú ý vấn đề thiếu máu thiếu sắt và điều trị nếu có.

 

Giải mã tiếng khóc của trẻ
Khóc là cách bé giao tiếp và cho chúng ta hay khi bé đói, đau, sợ hãi, cần ngủ và nhiều thứ khác. Vì vậy, mẹ cần học cách giải mã tiếng khóc của con, đặc biệt là giai đoạn đầu.
Bé khóc có thể do những lý do sau:
– Bé khóc vì đói và cần được ăn.
– Bé khóc vì cần phải thay tã.
– Bé khóc vì gắt ngủ.
– Bé khóc vì muốn được ôm và bế.
– Bé khóc vì đầy hơi và cần phải ợ hơi: nếu bé khóc trong hoặc ngay sau khi ăn, hãy nghĩ tới vấn đề ợ hơi. Bé bú mẹ (hoặc bú bình) có thể nuốt sữa và cả không khí vào bụng.Nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé khó chịu, bú ít vì không thoải mái và khó ngủ ngon.Vỗ lưng ợ hơi cho bé là một điều vô cùng quan trọng.
– Bé khóc vì thân nhiệt thay đổi, quá nóng hay quá lạnh: mặc quần áo quá dày hay quá mỏng, không phù hợp với thời tiết sẽ khiến bé khó chịu. Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là 28 – 30 độ C.
– Bé bị bệnh và trong người khó chịu: Nếu bạn cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, bé khóc một cách bất thường, khóc dai dẳng, hãy đưa bé đến khám bác sĩ ngay.
– Có những vật mà bạn thường ít khi để ý đến nhưng lại có thể làm cho bé bị đau, ví dụ như: sợi chỉ, sợi tóc từ quần áo, bao tay, bay chân vướng vào ngón tay, ngón chân bé có thể dẫn đến siết chặt tay chân bé gây đau, hoặc gây hoại tử.

CN. PHẠM THU HẰNG

 

Rate this post

Viết một bình luận