Đằng sau ‘cây cầu tự tử’ ám ảnh giới trẻ Hàn Quốc: Một thế hệ khủng hoảng nợ nần không lối thoát, đáng sợ hơn cả ‘Squid Game’ » GoKorea

‘Nếu ai đó hỏi có sẵn sàng đổi tính mạng xóa nợ nần và trở thành tỷ phú không, tôi lập tức trả lời rằng có’.

Theo báo cáo kinh tế Hàn Quốc gần đây nhất, tổng nợ quốc dân lên đến trên 1,5 nghìn tỷ USD, ngang bằng với GDP cả nước (1,63 nghìn tỷ USD).

Hình ảnh từ GO-KOREA: b3812a8790c5799b20d4

Gen Y Hàn Quốc tuyên bố, đời thực cũng bế tắc như trong “Squid Game”

Nợ hộ gia đình cao nhất toàn cầu

Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người khá cao. Năm 2020, bất chấp ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, thu nhập bình quân đầu người vẫn đạt $31.000 (tương đương 702 triệu đồng).

Tuy nhiên, người Hàn Quốc cũng nợ khủng khiếp. Theo số liệu từ năm 2018, trung bình mỗi hộ đã nợ $44.000 (tương đương 996 triệu đồng). Sau năm này, nợ hộ gia đình Hàn Quốc cũng liên tục tăng. Năm 2021, tổng nợ quốc dân lên đến trên $1500 tỷ (tương đương 34 triệu tỷ đồng).

Với số nợ hộ gia đình cao khủng khiếp, Hàn Quốc xếp hạng nhất trong các nền kinh tế lớn. Tỷ lệ nợ hộ gia đình lên đến 104,2%, vượt qua Hong Kong (Trung Quốc) là 92% và bỏ xa Vương quốc Anh (89,4%), Mỹ (79,8%), Thái Lan (77,5%)…

Hình ảnh từ GO-KOREA: aead30ab8ae963b73af8

Tỷ lệ nợ hộ gia đình của Hàn Quốc là 104,2%, cao nhất thế giới

Tháng 9/2021, điện ảnh Hàn Quốc giới thiệu bộ phim bom tấn “Trò Chơi Con Mực” (Squid Game), với nội dung về 456 cư dân tuyệt vọng vì nợ nần, đánh cược tính mạng vào trò chơi chết người để thoát ra. Rất nhanh chóng, “Squid Game” thu hút khán giả toàn cầu. Không ai ngờ, trong mắt giới trẻ Hàn Quốc, cuộc đời họ cũng “thảm” chẳng khác gì các nhân vật trong Squid Game.

“Bây giờ, nếu có ai đó nói với tôi, liệu có dám đánh cược tính mạng để xóa nợ và trở thành tỷ phú không, tôi lập tức trả lời là dám,” – Kim Keunha (27 tuổi) tuyên bố.

Cầu Mapo: Điểm nóng giới trẻ tự tử vì vỡ nợ

Keunha xuất thân từ Andong, Gyeongsang. Năm 19 tuổi, anh rời quê hương lên Seoul lập nghiệp. Mục tiêu của Keunha là trở thành nghệ nhân xăm mình.

Mưu sinh ở thủ đô không dễ dàng cho Keunha. Mỗi lúc chán nản, buồn bã hay nhớ nhà, anh lại dạo cầu Mapo, cây cầu bắc ngang sông Hàn, nối liền quận Mapo và Yeongdeungpo. Suốt 8 năm, Keunha không đếm nổi số lần thẫn thờ bước trên cây cầu này. Tuy nhiên, càng lúc, mục đích khi đi lên trên nó của anh lại càng khác.

Hình ảnh từ GO-KOREA: f5076901d3433a1d6352

Cầu Mapo, điểm nóng tự tử của Gen Y Hàn Quốc

Chỉ từ năm 2014 – 2018, tổng số người tự sát bằng cách nhảy cầu Mapo đã vượt qua 800. Phần lớn họ là các thanh thiếu niên tuyệt vọng vì mắc quá nhiều nợ nần. Người Hàn Quốc phải gọi cầu Mapo là “cầu tử thần”, thắt chặt hoạt động ngăn chặn và cứu người tự tử.

“Thời thiếu niên, cầu Mapo với tôi là sự mê hoặc của ánh điện lấp lánh từ thủ đô,” – Keunha chia sẻ. “Còn bây giờ, nó là hiện thân của lời nhắc nhở về ước mơ chưa thành”. Sau 8 năm vật lộn ở Seoul, cái Keunha kiếm được chỉ là khoản nợ $40.000 (tương đương 906 triệu đồng).

“Tôi tự nhủ, mình hãy còn may mắn vì khoản nợ vẫn dưới $50.000 (tương đương 1,1 tỷ đồng),” – Keunha chua chát.

Vòng lặp “tiêu trước trả sau” không điểm dừng

Ngay khi tới Seoul, Keunha bắt tay vào sự nghiệp xăm mình. Vì quá ít khách và thu nhập còm cõi, anh phải làm thêm nhiều công việc bán thời gian. Trong 5 năm qua, Keunha xoay vòng từ làm phục vụ hộp đêm đến bồi bàn, nhân viên bán hàng…

Hàn Quốc thịnh cho vay và thanh toán trước bằng thẻ tín dụng. Năm 2019, Keunha có tổng cộng 4 thẻ và 2 công việc làm thêm cùng 1 công việc chính. Mỗi tháng, anh cần nạp từ $280 – 350 (tương đương 6 – 9 triệu) cho mỗi thẻ.

Hình ảnh từ GO-KOREA: dd79407ffa3d13634a2c

hiếu tiền, nhiều thanh niên Hàn Quốc phải sống trong “hộp diêm” chỉ 3 – 5m2

Đại dịch Covid-19 cướp mất của Keunha công việc ở nhà hàng và hộp đêm, dừng luôn sự nghiệp xăm mình. Suốt 8 tháng năm 2020, Keunha không thu nhập và phụ thuộc toàn bộ vào vay tín dụng. Thoáng chốc, tất cả các thẻ đã nợ dồn cục.

Ước tính, trung bình, mỗi người Hàn Quốc có khoảng 4 thẻ tín dụng. Họ sử dụng 70% tiền trong thẻ cho chi tiêu cá nhân và “miệng ăn núi lở”.

“Khi chưa có tiền lương, tôi buộc phải thanh toán mọi thứ bằng thẻ tín dụng,” – Keunha giải thích. “Lắm lúc, tôi thậm chí phải quẹt thẻ trả tiền ăn và đi lại luôn”.

Hình ảnh từ GO-KOREA: d1264320f962103c4973

Giới trẻ Hàn Quốc bắt buộc phải vay trước để sống

Vay tín dụng tại Hàn Quốc dễ như ăn bánh. Chỉ cần 5 phút, mọi người đã đăng ký vay thông qua ứng dụng xong và có tiền.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc thất nghiệp luôn ở mức cao, trên dưới 10%. Tháng 7/2021, tờ Korea Herald đưa tin mới buồn nản: 41,4% người thuộc độ tuổi 20 và 24,7% người thuộc độ tuổi 30 không có việc làm. Họ cũng giống như Keunha, phải vay tín dụng, trang trải cuộc sống trước rồi mới kiếm tiền trả sau.

“Tôi thấy mình vẫn còn may chán, vì mới nợ có $12.000 (khoảng 271 triệu đồng),” – Noh Eun Woo (25 tuổi) nói. “Tôi biết nhiều người đang nợ từ 80.000 – 100.000 đô (tương đương 1,8 – 2,3 tỷ đồng). Bạn thân tôi còn xài tận 5 thẻ tín dụng”.

Các ngân hàng Hàn Quốc cho vay lãi suất thấp, nhưng thẳng tay “cấm cửa” người vay không thanh toán đúng hạn. Nhiều Millennials buộc phải tìm tới những tổ chức tài chính tư, thậm chí cả kẻ cho vay nặng lãi.

“Giới trẻ cứ nghĩ, cần tiêu thì vay tín dụng thanh toán trước, sau đó từ từ trả trong 2, 3 năm là xong,” – nhà tư vấn tài chính Sam Kyungmoon Son phản ánh. “Họ tự tin vay mua nhà, mua xe, sắm sửa hàng hiệu…”.

Tiêu trước là chuyện dễ dàng, nhưng kiếm đủ tiền để trả sau trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc thì ngược lại. Thay vì 2, 3 năm là sạch nợ như mong đợi, Millennials Hàn Quốc chỉ thấy bản thân phải vay thêm. Vòng lặp “tiêu trước trả sau” tuần hoàn, khiến nợ và lãi tín dụng ngày càng chồng chất.

“Cuộc sống cũng như trò con mực, lắm kẻ thua và chỉ rất ít người thắng,” – Hwang Tae Ho (28 tuổi), nhạc sĩ trẻ chỉ “giàu cái nghèo” cay đắng. Nếu có cơ hội đổi đời, Tae Ho cũng sẵn sàng bất chấp, vì “Ai dám chắc, tôi không thuộc số ít những người may”.

Nguồn: Business Insider

Rate this post

Viết một bình luận