D-Com 3G Viettel: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị

(Cadn.com.vn) – Theo Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin – Truyền thông (ICT) Việt Nam đến năm 2020, để phát triển ứng dụng ICT, phải xây dựng và phát triển công dân điện tử; đảm bảo trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng ICT và khai thác Internet; từng bước đưa ICT vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị; người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, để việc đưa ICT về với người nông dân còn cả một chặng đường dài.

Thực trạng khoảng cách

ICT là một thành phần quan trọng trong việc loại trừ nghèo đói trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam có hơn 75% dân số ở vùng nông thôn, trong đó 85% trực tiếp và gián tiếp trong sản xuất nông nghiệp, phát triển CNTT là điều tối cần thiết. ICT sẽ giúp người nghèo nói chung và nông dân nghèo nói riêng rút ngắn “khoảng cách số”, tạo khả năng tiếp cận và chia sẻ “kiến thức, thông tin” về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và các vấn đề khác của phát triển nông thôn như giáo dục, đào tạo, dịch vụ và thương mại điện tử…

Trong một thập niên trở lại đây, Việt Nam luôn là một điểm sáng về sự phát triển CNTT trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, số người tiếp cận với Internet ở Việt Nam không cao do trình độ sử dụng thấp. Hệ thống Internet đã triển khai xuống tận các thôn, bản,… bên cạnh các bưu điện văn hóa xã. Song, số lượng nông dân đến với loại ICT này rất khiêm tốn. Đa số mới chỉ phục vụ cho cán bộ đọc báo mạng, học sinh, sinh viên chơi game và “chat”… Chính vì thế, muốn xóa bỏ khoảng cách số để đưa CNTT  đến cho những người dân nghèo Việt Nam đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và toàn xã hội.

Giải pháp

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận CNTT của người nông dân, trong đó có 3 nhân tố cơ bản: Xây dựng hạ tầng, giá thiết bị đầu cuối và giá cước dịch vụ. Để vượt qua những rào cản này đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ. Việc các hãng di động trong nước đang ráo riết triển khai các kế hoạch kinh doanh mạng 3G đang là một tín hiệu đáng mừng.

Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom, doanh nghiệp có mạng lưới 3G rộng nhất tại Việt Nam cho biết: “Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 4 triệu thuê bao Internet, trong đó chủ yếu là thuê bao ADSL, tập trung ở những khu vực thành thị lớn. Như vậy, vẫn còn khoảng 19 triệu hộ gia đình chưa thể tiếp cận với dịch vụ này. Đó là một cơ hội lớn cho sự phát triển 3G. Theo quan điểm của Viettel, 80% dung lượng của 3G sẽ được phục vụ cho những người dùng máy tính xách tay (laptop) và máy tính để bàn (PC) với ứng dụng truy nhập internet băng rộng không dây. Với hạ tầng 3G rộng lớn đang có, bên cạnh việc mang lại cơ hội sử dụng internet cho người dân Việt Nam nói chung, Viettel sẽ nhanh chóng thúc đẩy tiến độ của dự án Internet trường học, đặc biệt là đối với các điểm trường không có điều kiện để triển khai đường truyền ADSL”.

3G phát triển đồng nghĩa với việc internet sẽ đến với mọi nhà, bất kể thành thị hay làng bản xa xôi. Tốc độ đường truyền tối thiểu là 1 – 2Mpbs cho phép internet 3G có thể trở thành một công cụ hữu ích cho người nông dân trong việc tìm hiểu thông tin, học tập và giải trí. Một yếu tố hấp dẫn khác của internet 3G là giá cả khá rẻ so với ADSL. Ví dụ với gói Dcom 3G của Viettel, khách hàng có thể truy cập internet với mức phí bỏ ra hàng tháng chỉ 30 nghìn đồng. Mức giá này hoàn toàn thích hợp cho các khu vực nông thôn , vùng sâu vùng xa có mức thu nhập thấp với các nhu cầu truy cập internet cơ bản để tìm hiểu giá cả, thông tin thị trường, đọc báo,… Người dùng internet 3G cũng dễ dàng quản lý lưu lượng và mức giá sử dụng với các gói cước trả trước hoặc trả sau. Không dây dẫn, không cần cài đặt, internet băng thông rộng trở thành câu chuyện dễ dàng với các dịch vụ 3G như Dcom của Viettel.

Như vậy, những động thái tích cực từ các nhà cung cấp cho thấy, việc mang CNTT đến cho những người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đang được hiện thực hóa. Nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp như Viettel và toàn xã hội, việc mọi người dân đều có thể truy cập Internet và xóa bỏ khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn sẽ không còn là giấc mơ.

P.V

Rate this post

Viết một bình luận