Nhiều người mới bắt đầu tập nuôi cá rồng thường thắc mắc cần chuẩn bị những gì, cần lưu tâm đến những vấn đề gì trước khi nuôi cá rồng để cá rồng luôn khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá rồng được những người nuôi cá rồng lâu năm mách bảo.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá rồng khỏe mạnh
Nên nuôi bao nhiêu cá rồng trong một bể nuôi
Do cá rồng là loài độc tôn lãnh địa, có tính hiếu thắng rất lớn nên khi nuôi cá rồng bạn không bao giờ được nuôi 2-3 cá rồng chung một bể nuôi. Khi nuôi chỉ có thể nuôi riêng một con trong 1 bể nuôi hoặc 5-10 con trong 1 hồ có diện tích thật lớn.
Bể nuôi cá rồng
Cá rồng cần có bể nuôi cá tốt để có thể sinh trưởng và phát triển trong quãng đời của chúng. Do cá rồng thích bơi nổi lên trên mặt nước nên với cá rồng có kích thước cơ thể khoảng 15cm thì nên chọn bể nuôi cá rồng có kích thước 120 x 45 x 45cm, nếu khoảng 30cm trở lên thì hồ dài 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất. Khi lựa chọn bể nuôi cá rồng hãy nhớ bê dài hồ phải gấp 3 lần bề dài của cá, bề rộng của bể nuôi bằng hoặc hơn 1,2 bề dài của cá rồng.
Vị trí đặt bể nuôi cá rồng
Địa điểm đặt bể nuôi cá rồng phải đảm bảo nơi yên tĩnh, vắng vẻ, ít người qua lại, tránh các thiết bị gây tiếng ồn như loa đài, vô tuyến, gần đường nơi nhiều xe cộ qua lại để tránh stress cho cá, áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá rồng.
Ánh sáng bể nuôi cá rồng
Bạn có biết ánh sáng mặt trời là yếu tố đặc biệt trong việc giúp cho cá lên màu. Nên đặt bể nuôi cá rồng ở những vị trí có có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều. Nhưng lưu ý nếu quá nhiều ánh nắng sẽ làm cho hồ tạo rong nhanh, và nhiệt độ thay đổi nhanh cho những hồ nhỏ.
Vào ban đêm, không nên tắt điện quá nhanh, tốt nhất là bật đèn phòng vài phút trước khi tắt đèn hồ, sau đó hãy tắt đèn phòng sau, nếu sự tối đến nhanh quá sẽ làm cho cá hoảng hốt đôi khi nhảy lung tung và gây thương tích cho cá rồng.
Trang bị nắp đậy cho bể nuôi cá rồng
Do cá rồng nổi tiếng về nhảy tùng phèo rất giỏi nên bể nuôi cá rồng cần có nắp đậy và luôn luôn đặt một vật nặng lên trên nắp đậy để tránh nắp bị hất tung ra.
Dụng cụ khác:
Người nuôi có thể trang bị thêm bộ lọc, máy phun khí, máy sưởi, nhiệt kế, đèn huỳnh quang,… Ngoài ra, tùy vào sở thích và điều kiện của người nuôi có thể lắp đặt thêm một số thiết bị trang trí không gian, hỗ trợ sự phát triển của cá tốt hơn.
Nhiệt độ bể nuôi cá rồng
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá rồng phát triển khi được đặt ở khoảng 28 – 32 độ. Nhưng nếu cá rồng đang mắc bệnh nặng nhiệt độ của bể nuôi nên được đặt ở khoảng 34 độ C.
Nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và nhiệt độ cao sẽ giúp loại trừ vi khuẩn. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho những tế bào mềm chung quanh đầu của cá rồng nhăn nhiều hơn
Độ pH trong bể nuôi cá rồng
Độ pH của bể nuôi nên được căn chỉnh hợp lý với cá rồng, độ pH nên giữ khoảng 6.5 đến 7.5. Cá rồng thích nước nhạt và hơi đục. Nếu độ pH trong bể nuôi thay đổi đột ngột sẽ khiến cá rồng bị bệnh và yếu đi rất nhanh. Do đó bạn nên kiểm tra độ pH thường xuyên và định kỳ để đảm bảo độ pH vẫn trong mức quy định.
Độ Nitrate và Amonia trong bể nuôi cá rồng
Nitrate và Amonia là những chất thải từ phân và nước tiểu của cá nếu không kiểm soát kỹ sẽ khiến cá rồng dễ bị mắc bệnh như: lật mang cá, bỏ ăn, mờ mắt, đuôi lở loét,….Do đó để kiểm soát Nitrate và Amonia trong bể nuôi cá rồng nên sử dụng bộ lọc nước thật tốt để cân bằng sinh thái bổ xung thêm ‘quy trình nitrogen’.
Bên cạnh đó máy bơm oxy cũng là khí cụ hữu ích giúp tăng oxygen trong nước và làm sạch vi khuẩn trong ống lọc.
Nước nuôi cá rồng, cách thay nước
Nước nuôi cá rồng phải lựa chọn nước sạch, không lẫn tạp chất, kim loại nặng hay có bất kỳ mùi lạ nào.
Người nuôi có thể thay nước cho bể cá 1 hoặc 2 lần/tuần tùy theo kích cỡ của cá. Một lần thay từ 30 – 50% lượng nước và chú ý kiểm tra nhiệt độ và độ pH khi thay nước. Khi thay nước cho bể cá nên để nước mới qua bể chứa nước lắng 24 giờ mới thay vào bể nuôi.
Do độ pH trong nước máy thường cao hơn 7.0 nên khi thay nước cho cá rồng nên pha thêm “nước đen” để làm dịu độ pH cũng như tạo môi truờng quen thuộc thiên nhiên của nước tự nhiên.
Người nuôi có thể mua “nước đen” tại các cửa hàng cá cảnh hoặc tự làm “nước đen” để nuôi cá rồng. Sử dụng 4-8 lá Ketapang rửa sạch ngâm trong hồ nhỏ riêng với ít muối hột, tiếp đến cho máy oxy chạy, khoảng 2-3 ngày, màu nâu trên lá phai mờ và nước sẽ chuyển thành màu nâu xậm như là phẩm nhuộm, như vậy có thể chiết vào chai và dùng từ từ. Người nuôi có thể pha nước đen này vào hồ cho đến khi nào thấy hồ có 1 màu nâu nhạt như trà thì dừng lại
Hướng dẫn cách thả cá rồng lúc mới mang về
Khi mới mua về không nên thả cá luôn vào trong bể nuôi mà hãy tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lắng nước tối thiểu là 48 giờ trước khi thả cá vào hồ.• Bỏ muối hột 1% so với dung tích nước và tăng máy Oxy chạy tối đa.
Bước 2: Nếu có nước đen thì hòa vào khoảng 20cc.• Chỉ số chất lượng nước trong hồ là: Ammonia = 0, Nitrites > 10 và pH = 6.5-7.5.
Bước 3: Tắt đèn hồ.
Bước 4: Để cân bằng nhiệt độ, bỏ bịch cá vào hồ (chưa tháo ra) từ 15-20 phút.
Bước 5: Mở bịch, có thể dùng dao để cắt thun buộc.• Lấy 1 ly nước hồ đổ vào bịch, mỗi 5 phút lại đổ 1 lần cho đến khi nào bịch đầy nước.• Đổ nửa phần nước trong bịch ra hồ.• Lặp lại mỗi 5 phút đổ 1 ly nước hồ vào bịch cho đến khi đầy bịch.• 5 phút sau nhúng cả bịch vào hồ và thả rồng ra hồ.
Bước 6: Theo dõi xem cá rồng có phản ứng như thế nào trong vòng vài tiếng đồng hồ đầu.
Lưu ý:
+ Không cho ăn trong ngày đầu hoặc 24 giờ sau đó.
+ Nghi lễ nên cử hành trong bóng tối/mờ không được để ra ánh sáng, để cá rồng trong bóng tối vài tiếng để giảm stress.
+ Không nên bơm oxy vào bịch nếu cá có vẻ khỏe mạnh, vì làm thế sẽ đẩy độ pH lên cao bất ngờ và làm cho cá bị shock.
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi cá rồng
Cá rồng có thể ăn các loại thức ăn nuôi cá rồng như: tôm nhỏ ở chợ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, thức ăn khô là những thức ăn tốt cho cá rồng.
Nếu muốn phát triển màu đỏ, nên cho ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên vỏ (vỏ có chứa chất carotenoid kích thích màu) là bữa ăn chính.
+ Cá rồng dưới 25cm chỉ cho ăn 1 ngày từ 2-3 lần. Mỗi lần cho ăn không nên cho cá rồng ăn quá no chỉ nên cho khoảng 70% là được
+ Cá rồng lớn hơn 25cm một ngày chỉ cần cho ăn một lần là đủ.
Sau khi cá rồng ăn xong nên dọn dẹp các thức ăn thừa để tránh tồn đọng thức ăn trong bể nuôi sẽ khiến nguồn nước bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cá rồng.
Khi dọn dẹp nên dùng vợt vớt những đồ ăn thừa và phân cá trong hồ ra càng sớm càng tốt ngay sau mỗi bữa cho ăn.
Lưu ý:
+ Đối với các loại dế, gián để tránh cá rồng bị ngộc độc bởi thuốc diệt côn trùng chỉ nên mua dế, gián o người nuôi
+ Những loài cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi. Bởi những loại cá này có thể có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá qua đường thức ăn.
+ Máy Sưởi, nên để ở 28-32 độ C, độ ấm của nước sẽ kích thích cá ăn ngon miệng hơn
+ Nên cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao để đảm bảo cho sự trưởng thành.
Suckhoecuocsong.vn/TH