Cá cảnh bị bệnh cảm lạnh do đâu, chữa trị thế nào?
Bài viết dưới đây,Saigon Fish sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin có liên quan tới việc cá cảnh bị bệnh cảm lạnh. Đồng thời hướng dẫn điều trị một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Nguyên nhân cá cảnh bị bệnh cảm lạnh
Cá cảnh bị cảm lạnh đa số đều vì nhiệt độ nước thay đổi đột ngột. Điều này khiến cho cá đột nhiên không thể chịu được sự chênh lệnh nhiệt độ dẫn đến phát bệnh. Cụ thể sự chênh lệch nhiệt độ xuất hiện khi:
-
Tăng giảm nhiệt độ quá nhanh khi thay nước.
-
Vào mùa đông lạnh hoặc đầu xuân, đáy nước nuôi nông, phần nhiều vì nước trên mặt bể đông lại sau đó khiến cơ thể cá tổn thương do giá lạnh.
-
Nhiệt độ nước thay đổi quá nhiều khi vận chuyển đường dài.
-
Thường xuyên thay nước vào mùa đông, mùa xuân đều có thể dẫn tới nhiệt độ nước nuôi thay đổi đột ngột. Việc này khiến cho đầu mút dây thần kinh của cá chịu kích thích, gây ra rối loạn chức năng.
Khi cá cảnh bị bệnh thường có các triệu chứng như chán ăn, tinh thần uể oải không hưng phấn. Cá mắc bệnh ban đầu chủ yếu biểu hiện các vây teo lại, không có sức khuấy động trong nước. Khi bệnh tình nghiêm trọng, cá sẽ trôi nổi trên mặt nước hoặc là thích bơi một mình xuống đáy nơi hóc bể để ấn náu, lừ đừ. Nếu có tác động thì sẽ bơi một chút, sau đó tiếp tục dừng lại. cá bị bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng chán ăn, quăng mồi cũng không ăn. Tuy nhiên, bên ngoài cơ thể cá đều không có triệu chứng rõ rệt.
Phương pháp điều trị cho cá cảnh bị bệnh cảm lạnh
Nếu phát hiện cá cảnh bị bệnh, bạn có thể xử lý như sau:
-
Cách ly cá bệnh ra để điều trị, dùng nước cũ trong hồ, bể khi cách ly.
-
Rắc chất diệt khuẩn Biquaternary Ammonium iodine.
-
Dùng một lượng Natri Bicacbonat (Soda) thích hợp hòa thành dung dịch tắm cho cá. Thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể cá, tăng cường sức sống.
-
Cho thêm muối biển theo tỉ lệ, tiến hành khử trùng diệt khuẩn, tăng cường thúc đẩy khả năng trao đổi chất của có thể.
-
Cá cảnh mắc bệnh đừng thường xuyên vớt ra khỏi nước.
-
Đảm bảo chất nước, phải ngừng cho ăn, bơm thêm oxy, tăng nhiệt độ. Tốt nhất mỗi ngày đừng tăng quá 3°C.
Phương pháp phòng ngừa bệnh cho cá
-
Khi thay nước phải từ từ cho nước mới vào. Cá mới thả vào hồ nhất định phải có đủ thời gian thích nghi với nhiệt độ. Sau đó thì biên độ nhiệt không quá ±3°C. Chú ý thay đổi thời tiết, đề phòng nhiệt độ nước tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột.
-
Bất cứ mùa nào khi thay nước đều cần chú ý cân bằng giữa nước mới và nước cũ. Nếu thay nước vào mùa đông nên chọn làm vào buổi trưa. Nếu không cá cảnh bị bệnh là điều khó tránh khỏi.
-
Đừng nên thay nước mà không có hiểu biết về nước. Thay bao nhiêu nước đều phải làm theo điều kiện trước tiên là không được thay đổi độ chênh lệnh nhiệt độ.
-
Sau khi mới mua cá cảnh về khi di chuyển không nên vội vàng. Đặc biệt là cá chép Koi, vì cá chép Koi bị bệnh do biến đổi chất nước, thay đổi nhiệt độ thường rất nghiêm trọng và khó chữa. Ngoài ra còn cá Rồng, cá vàng…
-
Khi có gió lớn không nên tiến hành thay nước.
-
Bể ngoài trời sau khi lập đông thì tăng mực nước, thêm vật che chắn.
Nếu bạn làm tốt những điều trên, chắc chắn có thể giúp cho những chú cá cảnh luôn khỏe mạnh. Ngăn chặn và giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh một cách ró rệt. Nếu bạn cần tư vấn thêm có thể gửi tin nhắn về page để được hỗ trợ.