Nuôi cá cảnh không chỉ đơn giản là làm cách nào để cá khỏe mạnh, lên màu đẹp… Mà mặt khác, việc trang trí, chăm sóc cảnh quan bể cá sao cho hài hòa với loại cá mình nuôi cũng là việc quan trọng không kém. Đẹp hay xấu sẽ tùy thuộc và tính thẩm mỹ của mỗi người, tuy nhiên để có một bể cá đẹp hoàn toàn không đơn giản. Nhất là đối với người mới chơi cá cảnh tẹo nào. Do vậy bể cá hoàng gia sẽ giúp bạn đọc có thêm một chút kiến thức về cá cảnh qua bài viết: Hướng dẫn trang trí bể cá đẹp đơn giản dưới đây nhé.
Yếu tố thẩm mỹ trong quá trình nuôi cá
Tất nhiên cá cảnh sẽ phải là loại cá đẹp, chúng sinh ra được người ta chăm sóc cũng vì vẻ đẹp đó. Tuy nhiên để vẻ đẹp của chúng được lên tầm cao mới thì người chơi sẽ cần phải trang trí bể cá. Sẽ không đơn giản chỉ việc sắp xếp, bày trí cây cảnh, đá sỏi khiến bể đẹp hơn. Mà người nuôi cá cần hiểu nhiều hơn thế, bạn cần phải biết loại cây này, đá sỏi này có hợp với giống cá mình nuôi hay không? Hay sau khi trang trí thì cảnh quan môi trường có ăn nhập với những chú cá tung tăng bơi lội trong bể? Ngoài ra trang trí là một chuyện, việc duy trì vẻ đẹp của bể cũng quan trọng không kém. Bạn sẽ cần phải thay nước, vệ sinh, cắt tỉa lá cây thủy sinh theo định kỳ… Giúp bể luôn giữ được vẻ đẹp vốn có của nó.
4 bước trang trí bể cá đẹp
Việc lựa chọn đồ trang trí bể cá là yếu tố đầu tiên trước khi bạn tiến hành trang trí bể. Do vậy cần chú ý những vật dụng dưới đây để lựa chọn một cách hợp lý nhất:
Bước 1: Lựa chọn bể cá phù hợp
Để nuôi được cá thì trước tiên bạn cần phải có cho mình chiếc bể cá. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại bể khác nhau cho người chơi lựa chọn. Vậy để lựa chọn ra loại bể hợp với nhu cầu của mình sẽ cần chú ý tới những yếu tối dưới đây:
Lựa chọn bể cá kính dán hay bể cá kính đúc?
Bể kính dán: Là loại bể được tạo thành bởi các tấm kính và được liên kết với nhau bằng keo dán tại các điểm tiếp xúc. Ưu điểm của loại bể kính này là giá thành rẻ, có thể đặt làm lựa chọn nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên chất lượng sẽ không đồng đều do tùy thuộc vào tay nghề người làm bể. Do vậy tôi khuyên là nếu chọn loại bể kính này thì người chơi nên tìm tới những cửa hàng uy tín.
Bể kính đúc: Là loại bể được sản xuất tại nhà máy, với ưu điểm là các góc của bể được bo cong không có keo lại thường có nắp đậy đi kèm. Do vậy bể có tính đồng bộ và thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên nhược điểm của bể là giá thành cao cũng như kích thước và hình dáng được cố định bởi nhà sản xuất.
Bước 2: Lựa chọn cây thủy sinh
Cây thủy sinh có rất nhiều tác dụng trong bể cá, chúng giống như một bộ lọc sống trong bể. Giúp phân hủy, hấp thụ Co2 do quá trình nuôi cá tạo ra. Không những vậy cây thủy sinh còn là nhà của một số giống cá cảnh cũng như các vi sinh vật tốt cho bể. Mặc dù vậy không phải loài cá nào cũng hợp với cây thủy sinh sẽ chỉ có một số lượng nhất định các loại cá nên nuôi chung với cây. Do vậy bạn cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành lựa chọn cá.
Bước 3: Lựa chọn cá
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loài cá cảnh khác nhau cho người chơi lựa chọn. Từ những giống cá đắt tiền như: Cá rồng, cá sam cảnh hoặc cá la hán… Cho tới những giống cá phổ thông hơn như: Cá bảy màu, cá neon, cá betta… Lựa chọn loại cá nào là do sở thích của bạn. Nhưng trước khi bắt tay vào nuôi loại cá nào bạn nên tìm hiểu xem tập tính, cách chăm sóc của từng loài cá thế nào, chúng có ăn hoặc phá phách các loại cây thủy sinh, sinh vật trong bể không? Tiếp đó mới tiến hành thả cá vào bể.
Để có được không gian bể thủy sinh đẹp mắt và thống nhất như tranh vẽ. Cần tuân thủ một số cách nhìn sau:
-
Cây thân cao, tán cao sẽ được trang trí ở lớp sau cùng.
-
Cây thân lùn hoặc nhiều lá rủ sẽ được trang trí ở lớp giữa.
-
Phần mặt trước nên để tự nhiên cho rong – tảo và cỏ mọc.
Bước 4: Tạo không gian cố định
Không phải khi làm bể cá cảnh thủy sinh đẹp mắt là chỉ dùng đất với cây thủy sinh không. Mà chúng tôi còn sử dụng một số loại cây, đồ gốm… để tạo hình non nước… cho không gian của bể. Nhờ vậy mới phối được cảnh tự nhiên nhiều hình khối nhất.
Sau khi đặt các vật cứng trang trí bên trong bể thủy sinh rồi. Bạn nên đổ nhẹ nhàng và từ từ một phần nước vào bể. Sao cho khoảng cách lớp nước cao hơn phần đất nền khoảng 5cm. Nên dùng vòi nước nhỏ để cho nó chảy vào các đồ cứng mới trang trí. Nhờ vậy, các lớp đất, cát, sỏi… không bị trộn lẫn với nhau. Việc làm này rất có ý nghĩa và nhiều người quên nên nếu bạn đang muốn tự làm cần lưu ý. Nó giúp mọi phần đất được ngấm đủ nước và nở đủ cỡ. Sau này sẽ giữ vững được kết cấu tốt nhất.
Cách trang trí bể cá cảnh đẹp
Sau khi lựa chọn ra hướng trang trí cho bể qua các vật dụng tôi đã nêu ở trên. Bạn tiến hành trang trí cho bể qua các bước sau:
Làm sạch bể cá
Đối với những bể cá mới, việc làm sạch bể cá là vô cùng quan trọng. Do quá làm bể cá, sẽ có rất nhiều loại hóa chất khác nhau còn tồn đọng. Nên nếu bạn cứ thế mà thả cá vào thì hậu quả cá cảnh bị chết là không tránh khỏi. Việc làm cũng khá đơn giản là ngâm muối trong bể. Hoặc có thể xem kỹ hơn tại đây: Cách làm sạch bể cá mới
Tạo đáy nền cho bể
Nguyên tắc bài trí của bể cá thứ đầu tiên luôn luôn đặt vào là lớp nền, sỏi trang trí hồ cá. Do vậy sau khi bể được xử lý làm sạch ở bước trên, bạn tiến hành trải lớp phân nền dành cho cây thủy sinh xuống đáy bể, tiếp đó lần lượt đặt đá, sỏi vào bể theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Có một mẹo nhỏ ở đây là: Bạn tiến hành ngâm sỏi vào nước sôi để diệt sạch các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và tảo nhé.
Sử dụng vật dụng trang trí hồ cá
Đá, lũa và cây thủy sinh là 3 vật trang trí phổ biến nhất đối với bể cá. Nếu kết hợp hài hòa với nhau, chúng có thể tạo ra cảnh quan cực kỳ đẹp mắt và rất giống với môi trường ngòai tự nhiên. Lần lượt dưới đây là cách trang trí các vật dụng nói trên:
Đá thủy sinh: Bạn cần đặt đá thủy sinh vào bể cá trước tiên, đối với những viên đá to thì cần lót thêm một miếng xốp ở đáy bể, tránh làm xước hoặc nứt mặt kính. Ngoài ra bạn cũng nên ngâm đá vào nước sạch ít nhất trong 1 tuần để đá loại bỏ hoàn toàn những acid có hại và lọc bỏ các loại chất bẩn trong đá. Sẽ tùy vào vào tính sáng tạo của mình mà bạn có thể tạo nên hang hốc giúp các loại cá cảnh có nơi trú ẩn và cũng giúp cảnh quan trở nên đẹp hơn rất nhiều.
Lũa thủy sinh: Sau khi bố trí xong đá trong bể, bạn tiến hành cho lũa thủy sinh vào bể. Cách làm sạch cũng như bài trí lũa thủy sinh sao cho hợp lý bạn có thể tham khảo qua bài viết: Cách làm sạch gỗ lũa đúng kỹ thuật. Tuy nhiên tôi có một mẹo nhỏ giúp bạn là sử dụng các loại dây cước hoặc keo để cố định các cành lũa với nhau. Hãy tưởng tượng bạn đang làm một cái cây vậy, điều này sẽ khiến bể cá tự nhiên hơn bao giờ hết.
Cây thủy sinh: Tiếp đó sẽ là trồng các cây thủy sinh. Bạn nên phân loại loại cây thủy sinh nào trồng ở hậu cảnh, trung cảnh và tiền cảnh ra trước. Sau đó tiến hành trồng theo thứ tự từ dưới lên trên. Đối với một số cây thủy sinh mới, chưa bám rễ vào lớp nền thì bạn hoàn toàn có thể cố định chúng bằng dây cước rồi buộc vào đá hoặc gỗ lũa.
Cài đặt và vận hành các thiêt bị khác
Các thiết bị khác ở đây bao gồm: Hệ thống lọc, máy sục khí, thiết bị sưởi, hệ thống đèn, thiết bị cung cấp Co2… Tùy vào loài cá, loài cây thủy sinh mà bạn nuôi sẽ cần đến những thiết bị khác nhau. Tuy nhiên trang bị hệ thống lọc thì sẽ cần ở bất kỳ bể cá nào. Trong khi lắp đặt, bạn cần chú ý che khuất các thiết bị bằng cây thủy sinh để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bể cá.
Đèn trang trí bể cá
Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Và nên hạn chế sử dụng các loại đèn mà xanh, hồng đói với bể cá thủy sinh vì nó sẽ làm mất vẻ đẹp tự nhiên vốn có.
Duy trì vẻ đẹp của bể cá
Để bể cá luôn giữ được tráng thái đẹp nhất. Bạn cần chú ý tới 3 yếu tố sau đây:
Thay nước theo định kỳ cho bể: Dù hệ thống lọc có tốt đến đâu thì sau một thời gian sử dụng chắc chắn nước trong bể sẽ bị ô nhiễm. Do vậy theo tôi cần thay nước trong bể ít nhất 1 tuần 1 lần. và mỗi lần thay thì nên giữ lại từ 20-30% lượng nước cũ trong bể để tránh các vi sinh vật bị chết cũng như cá bị sốc môi trường. Ngoài ra nước sử dụng cũng cần phải để trong chậu qua 24h để khí clo bay hết.
Chăm sóc cá: Chăm sóc cá không đơn giản chỉ là cho cá ăn hàng ngày… Bạn cần theo dõi xem cá có linh hoạt không? Chúng có ăn bỏ ăn không? Bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều thứ ăn 1 lần. Cá sẽ ăn nhiều gây bội thực, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá. Bạn nên cho ăn ngày 2-3 lần cách nhau 6 tiếng là ổn.
Chăm sóc cây: Chăm sóc cây cho bể thì khá là đơn giản, nếu có điều kiện thì bạn nên trang bị bình Co2 gắn ngoài cho bể. Việc cung cấp đầy đủ Co2 sẽ giúp cây thủy sinh phát triển tốt nhất. Cũng nên chú ý cung cấp đủ ánh sáng cho cầy và cắt tỉa thường xuyên cành lá bị úa nhé.
Một số mẫu bể thủy sinh đẹp – giá rẻ
Nói đến nghệ thuật thì không thể dùng từ ngữ để tả hết được. Sau đây là một số mẫu bể cá cảnh thủy sinh đẹp mắt mà đến chúng tôi cũng say đắm.
Bể cá thủy sinh đơn giản với gỗ lũa và sỏi to
Bể nhỏ để bàn nhưng rất cầu kỳ về trang trí khung cảnh bên trong.
Nghĩ đến thủy sinh là màu xanh – không phải đâu nhé!
Có ai nhìn thấy con ếch ngồi dưới gốc cây không?
Một dạng bể thủy sinh kết hợp không gian cây xanh
Tranh vẽ hay bể thủy sinh vậy?