Little bullshits that kill your design team everyday

Little bullshits that kill your design team everyday

Photo by ROOM on Unsplash

Có những thứ diễn ra hàng ngày khiến bạn vui vẻ ở công ty, nhưng phần lớn khi đi họp, khi trao đổi công việc, khi ngồi vào bàn làm việc là những căng thẳng. Có những căng thẳng tốt vì nó khiến bạn nhập tâm và kích thích suy nghĩ. Nhưng có những thứ chẳng tốt tí nào, đặc biệt những căng thẳng ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, gây phiền não biến bạn trở thành người mà bạn ghét nhất.

It’s nothing good for any person, even in a team, big or small.

1. Đưa ra nhận xét phiến diện và thiếu sức thuyết phục ( mà không nhận ra điều đó )

Khi đưa ra công việc của mình để nhận feedback, tôi không ít lần bạn nhận được những nhận xét kiểu :” chị thấy nó xấu (hết)”, em thấy cái nút này nó đẹp, em nghĩ là … blah blah”, … trong đội thiết kế hay làm sản phẩm. Dù công ty đã đưa ra những chỉ dẫn về việc hợp tác nội bộ cần thể hiện nhận xét mang tính xây dựng, nhưng thật khó với mọi người để diễn tả góc nhìn của mình mà không thêm một chút cảm xúc, một chút ý tưởng cá nhân. Điều đó không phải xấu, nhưng cách này có một số rủi ro:

  • Nhận xét sản phẩm của người khác nhưng quên mất nó giải quyết vấn đề gì, background/bối cảnh sử dụng của sản phẩm, đối tượng trực tiếp sử dụng và được hướng tới là ai, họ như thế nào.
  • Người nhận xét mặc định những điều trên theo hiểu biết cá nhân mà không check lại với người làm
  • Để cảm xúc và quan điểm cá nhân chi phối cách đưa ra nhận xét : “theo tôi nó hơi xấu, nó đẹp,…” nhưng không thể nói nhận xét này về chi tiết nào, nó ảnh hưởng như thế nào đến đối tượng, nó xuất phát từ vấn đề nào chưa được giải quyết
  • Mặc định người đang nhận feedback sẽ thay đổi theo nhận xét của mình.
  • Nhận xét cá nhân không có sức thuyết phục nhưng vẫn cố bắt người kia nghe theo mình. Nếu bạn thấy việc đưa ra phản hồi quá lâu (~ 10′ cho 1 vấn đề ) thì có lẽ cả hai người đang không thật sự lắng nghe nhau với cái đầu lạnh.
  • Bản thân người nhận phản hồi cũng có rủi ro bị tác động bời cảm xúc của đối phương, đâm ra tự bật chế độ bảo vệ, chiến đấu hết sức để bảo vệ quan điểm của mình ( với cảm xúc bị tổn thương ). Cái kết là thay vì một cuộc trao đổi ngắn gọn để nhận phản hồi cho SẢN PHẨM, nó trở thành một cuộc đối đầu giữa HAI NGƯỜI. Điều này khiến mối quan hệ giữa designer với nhau hay với những người xung quanh căng thẳng.

Có một số cách để tránh những rủi ro trên khi đưa ra lời phản hồi:

  • Tôn trọng đối phương. Coi họ như một cá thể độc lập với lý do của chính mình. bản thân người đưa ra phản hồi cũng sẽ không cảm thấy áp lực. Sẽ thoải mái hơn để nói chuyện giữa hai người bạn thay vì một người đứng trên, một người đứng dưới; ít nhất không ai phải ngẩng lên hay cúi xuống để giao tiếp, tiết kiệm kha khá năng lượng cho việc tập trung vào đối tượng được bình phẩm. (bạn hiểu ý tôi mà)
  • Kiềm chế bản thân bắt đầu đưa ra phản hồi trước khi người làm trình bày cho bạn các thông tin cơ bản: Cái này làm cho ai, người dùng nó khi nào, để làm gì, tại sao chọn cách này. Việc “nó để làm gì và tại sao chọn cách giải quyết này” khá quan trọng vì đôi khi phần lớn việc đặt đề bài sai, cách giải quyết cũng chưa hoàn toàn chặt chẽ vì người làm ra nó thiếu thông tin ( do làm việc độc lập, do không có vision từ phía ban giám đốc, không tiếp cận được nguồn tin đáng tin cậy, dựa theo cảm tính ,…. )Bắt đầu đưa phản hồi bằng : “ Ồ, bạn đang cho tôi xem cái gì đây? “ … và kết thúc bằng “ tôi đã cảm thấy … nhưng người dùng thật có thể khác, bạn thử hỏi thêm xem “
  • Đặt sản phẩm và người dùng là trung tâm. Không ai thích người khác chê con mình, sản phẩm của mình vì nó là CỦA MÌNH. Điều đó chi phối cảm xúc của con người, và cảm xúc thì chi phối hành động. Hay thử nghĩ theo cách này, mình đang giúp SẢN PHẨM tốt hơn vì lợi ích của SẢN PHẨM, của NGƯỜI DÙNG.
  • Tránh nhận xét vấn đề A rồi lôi cả vấn đề B,C,D,E,F,…XYZ123 vào. Hãy sống cho thời khắc này thôi, vấn đề này, thời điểm này. Nếu nó liên quan đến nhiều vấn đề hơn thì bạn nên dành nó cho cuộc nói chuyện khác được chuẩn bị đầy đủ hơn. NOT NOW

Bạn nên thử, đặc biệt là với các cấp quản lý

Rate this post

Viết một bình luận